SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 9
Baixar para ler offline
NHỮNG NGHI THỨC CỦA CHỨNG CHÁN ĂN TÂM CĂN
The Rituals of Anorexia Nervosa
Nguyên tác: Mara Selvini Palazzoli
Trích từ tác phẩm The Work of Mara Selvini Palazzoli
Bản tiếng Anh của Arnold J. Pomerans
©1988 Jason Aronson, Inc.
http://www.ralphmag.org/palazzoli.html
BS NGUYỄN MINH TIẾN dịch
Tp.HCM, tháng 11-2011
Bài viết này được thực hiện bởi Mara Selvini Palazolli, một trong số những tác giả nổi danh
thuộc trường phái Milan - một trường phái tâm lý trị liệu hệ thống tại Ý. Chúng tôi giới thiệu
bài viết này cho những người học có quan tâm đến tâm lý trị liệu theo quan điểm hệ thống
(systems perspective), một quan điểm có vai trò ngày càng phát triển trong các trào lưu tâm
lý trị liệu hiện nay trên thế giới. Trong những dịp khác, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu thêm
những bài viết có liên quan đến quan điểm này để phục vụ người học tại Việt Nam.
Theo lý thuyết hệ thống, gia đình được trị liệu trong một tổng thể không đơn giản chỉ là
tổng số những tính chất đặc trưng của các thành viên của gia đình đó. Điều làm nên tính
chất đặc trưng của một gia đình chính là những mô hình tương tác đặc hiệu mà gia đình đó
đang phản ảnh.
Mỗi gia đình được xem như một hệ thống tương tác và những mô hình tương tác ấy có
khuynh hướng thường xuyên lập đi lập lại mà đôi khi có thể diễn ra đến mức dư thừa. Quan
sát sự biểu hiện dư thừa ấy cho phép suy nghiệm ra những quy luật (thường là dưới hình
thức bí mật và ẩn ngầm) đang chi phối sự vận hành chức năng của một gia đình trong một
khoảng thời gian nhất định nào đó để duy trì tính ổn định của gia đình đó.
Nếu chúng ta định nghĩa gia đình là một hệ thống tự vận hành (self-governing system) dựa
trên những quy luật được thiết lập thông qua một loạt các phép thử và sai, khi đó các thành
viên trong gia đình trở thành những phần tử của một đường tròn mà không một phần tử
nào có thể đơn phương kiểm soát những phần tử còn lại. Nói cách khác, nếu hành vi của
một thành viên nào đó trong gia đình tạo nên những ảnh hưởng thái quá trên hành vi của
những thành viên khác, thì sẽ là một sai lầm về nhận thức luận khi cho rằng hành vi của
người đó là nguyên nhân gây ra hành vi của những người khác; thay vì thế chúng ta phải
nói rằng hành vi của người đó là hậu quả của những mô hình tương tác trong quá khứ.
Nghiên cứu về kiểu tương tác gia đình như thế, do vậy, là sự nghiên cứu về các đáp ứng
hành vi đã được cố kết và những phản ứng dội lại của chúng.
Chúng ta đã nói về một sai lầm về nhận thức luận (epistemological error) – điều này bắt
nguồn từ việc mô hình hành vi bị tách rời một cách võ đoán ra khỏi bối cảnh thực tế của
những mô hình xảy ra trước đó mà từ những mô hình ấy đã sinh ra một chuỗi các tương tác
vô tận.
Khi nói đến từ “nhận thức luận”, tôi không hề có ngụ ý nói về một thứ chuyên ngành huyền
bí được lưu truyền bởi các triết gia. Mỗi người trong chúng ta, với phần bản thể độc đáo mà
mình có trong thế gian để chia sẻ với người khác, chắc chắn sẽ chọn một vị thế phù hợp
nhất với cách thức hiện hữu của mình, do vậy sẽ chấp nhận một kiểu nhận thức luận nào đó.
Một lần nữa, khi tôi nói về một sai lầm nhận thức luận hoặc một niềm tin không hay nào đó
nghĩa là tôi đang nói một cách công khai về một sai lầm thường thấy trong văn hóa hiện đại
(và vì thế cũng thường thấy trong ngành tâm thần học) của Phương Tây: đó là ý tưởng cho
rằng có một cái “ngã” có khả năng vượt lên trên hệ thống các mối quan hệ mà ngã là một
phần trong đó và từ đó có thể đơn phương kiểm soát được hệ thống đó.
Do vậy, những mô hình hành vi chẳng hạn như việc một người được xem là nạn nhân trở
nên bị mất đi quyền hạn thì cũng không hẳn là có ý nói “các kích thích nhiều hơn là các đáp
ứng”. Nói cách khác, cả hai phía trong mối tương giao ấy đều bị sai lầm – kẻ có quyền hạn tự
tin vào sự toàn năng của mình cũng sai lầm không kém hơn nạn nhân rõ ràng đang yếu thế
hơn.
Nếu cả hai phía đều sai lầm vậy thì đâu mới là quyền lực thực sự? Quyền lực thực sự nằm
trong quy luật của trò chơi xảy ra trong bối cảnh thực tế của các đáp ứng hành vi của tất cả
các vai diễn chính trong trò chơi ấy mà không ai trong số họ có khả năng thay đổi “luật
chơi” từ bên trong.
Bằng cách xem bệnh nhân là “nạn nhân giả hiệu” (pseudo-victim), chúng ta đang tránh đi
vào lối mòn của tâm thần học kiểu luân lý (moralistic psychiatry). Dường như rằng R. D.
Laing và trường phái của ông, do đã thừa nhận sự phân biệt của Sartre giữa “thói lệ”
(praxis) và “tiến trình” (process), cũng đã thực sự bị rơi vào chiếc bẫy đạo đức này. Trái
ngược lại, chúng tôi làm trị liệu gia đình như một hệ thống trong đó không có cá nhân nào
có thể đơn phương nắm quyền kiểm soát các thành viên còn lại, khi đó thói lệ và tiến trình
trở thành đồng nghĩa với nhau. “Kẻ gây hại” (persecutor) và “nạn nhân” (victim) đều thực
hiện nhiều động thái trong cùng một cuộc chơi mà những quy luật của nó không ai có thể
thay đổi được từ bên trong; tất cả những thay đổi đều phụ thuộc vào những can thiệp có
tính chiến lược từ bên ngoài.
Trong trường hợp một gia đình có một bệnh nhân bị chứng chán ăn, chúng tôi phát hiện ra
một sai lầm nhận thức hiện diện trong cả gia đình rằng bệnh nhân, do bởi triệu chứng được
biểu hiện nơi người đó, đang nắm giữ quyền lực đối với những người còn lại trong gia đình
và khiến họ trở nên vô dụng. Chỉ cần một cái nhìn nhanh trong phiên trị liệu đầu tiên, chúng
tôi nhận ra nét mặt đau khổ của cha mẹ người bệnh, còn người bệnh thì ngồi tách xa ra khỏi
những người khác, thẳng như một pho tượng, xanh xao và xa cách, vẻ mặt của cô bệnh nhân
hoàn toàn bàng quan đối với những nỗi lo buồn của người khác. Hành vi của cô là một
thông điệp rất rõ ràng, đặc biệt là dành cho nhà trị liệu:
Nếu các người nghĩ rằng các người có thể bắt tôi ăn, các người sẽ phải suy nghĩ lại. Hãy nhìn
tôi đi: tôi chẳng có gì ngoài da bọc xương và tôi có thể chết rất dễ dàng. Và nếu cái chết có
cái giá để trả cho quyền lực của tôi thì tôi sẽ sẵn lòng chi trả.
Điều này cho thấy rằng bệnh nhân hoàn toàn đánh giá sai tình huống của chính mình. Khởi
đầu, cô đã “làm mồi” cho thuyết lưỡng phân tai hại theo kiểu Descartes: Cô tin rằng tâm trí
của cô vượt lên trên thân thể của mình và nó ban cho cô những quyền năng vô hạn đối với
hành vi của chính cô cũng như của những người khác. Kết quả là đã có một sự “vật thể hóa”
(reification) của bản ngã và một niềm tin sai lầm rằng bệnh nhân đang tham gia vào cuộc
chiến vinh quang trên cả hai mặt trận có tên gọi là (1) cơ thể của cô và (2) hệ thống gia
đình.
Sai lầm này giờ đây không thể được gọi tên như một bệnh lý tâm thần, nếu như bệnh nhân
chấp nhận nó một cách có ý thức và nếu cô thực sự mở lòng tuyên bố rằng cô sẽ không ăn
cho đến khi cô có được điều mình muốn. Điều này có thể sẽ tạo nên một sự lựa chọn hữu lý
về phần cô, chứ không phải bằng một chứng bệnh tâm trí. Thay vì vậy, người bệnh mắc
chứng chán ăn đã châm chọc mạnh vào quy luật của gia đình rằng không một ai có thể tự
nhân danh để sử dụng quyền hạn của mình. Đó cũng chính xác là lý do vì sao cô đã lấy được
quyền lực của mình từ một thứ rất trừu tượng: căn bệnh của mình. Chính căn bệnh mới
nắm giữ quyền lực, làm hao gầy cơ thể cô và khiến những người khác đau buồn. Giống như
mọi triệu chứng bệnh về tâm trí, triệu chứng chán ăn cũng là một nghịch lý bị giao động
giữa hai ảo cực: tính tự nhiên (spontaneity) và sự cưỡng ép (coercion).
Việc này làm phát sinh vấn đề sau đây: Liệu triệu chứng cho thấy rằng người bệnh không
muốn ăn (tính tự nhiên) hoặc khác hơn nó cho thấy rằng cô không thể ăn (sự cưỡng ép)?
Nếu sử dụng quan điểm nhận thức luận mà ta vừa phác họa, ta phải trả lời câu hỏi trên một
cách khẳng định chắc chắn. Tuy nhiên, bản thân người bệnh chán ăn lại khăng khăng rằng
chỉ điều thứ hai là đúng, rằng thực sự cô không thể ăn được.
Để giải quyết những trường hợp bệnh như thế, nhà trị liệu do vậy cần lưu tâm đặc biệt đến
những điều sau:
1. Có sự nhận thức sai lầm đang được chia sẻ bởi tất cả những thành viên trong gia đình
rằng bệnh nhân đang đơn phương kiểm soát toàn bộ hệ thống
2. Niềm tin của người bệnh rằng bản ngã (tâm trí) của cô có thể vượt lên trên cơ thể cô và
hệ thống gia đình của cô; và rằng cô có thể thành công trên cả hai cuộc chiến với cơ thể cô
và với gia đình cô.
3. Thực tế là một cuộc chiến như thế không bao giờ được tiến hành ở người bệnh, nhưng nó
lại nhân danh bởi một thứ trừu tượng tức là căn bệnh mà người bệnh không có khả năng
nhận lãnh trách nhiệm; và
4. Thực tế là thứ trừu tượng kia (căn bệnh) được xem là “con quỷ xấu xa” bởi vì nó khiến
cho tất cả những người liên quan phải đau khổ.
Nhà trị liệu phải tùy cơ định liệu các chiến lược của mình và đặc biệt ông phải nhắm đến
việc điều chỉnh những niềm tin sai lầm đang tiềm ẩn bên dưới tất cả những hiện tượng này.
Nhưng nhà trị liệu làm điều đó như thế nào? Bằng những bàn luận hàn lâm, bằng cách
thông tin về sự thấu hiểu của mình, hay là bằng những lời bình phẩm? Nếu nhà trị liệu chọn
một trong số những tiến trình làm việc này, ông ta hẳn sẽ bị cự tuyệt (nguyên văn: “be sent
away with a flea in his ear”). Điều trước tiên mà nhà trị liệu cần làm là đưa tất cả các thành
viên trong gia đình trở về trên cùng một bình diện, nghĩa là sắp xếp họ vào các vị trí tương
xứng nhau bên trong hệ thống. Trong khi quan sát các mô hình giao tiếp nổi trội ấy và tránh
những cố gắng tham gia vào những quá trình quy lỗi qua lại giữa các thành viên, nhà trị liệu
sẽ tạo nên một khởi điểm cho việc chứng minh một cách công khai về tất cả những mô hình
hành vi tương tác mà ông đã quan sát. Chúng tôi gọi kiểu can thiệp này là “sự hàm ý có tính
tích cực” (positive connotation), và nhà trị liệu phải mở rộng sự hàm ý này thậm chí sang cả
các mô hình hành vi mà theo lý thuyết phân tâm truyền thống cho là nguy hại hoặc có tính
hủy hoại. Mặc dù có thể khó chịu khi quan sát thấy những việc như sự bảo bọc quá đáng, sự
xâm phạm và nỗi sợ của cha mẹ đối với tính tự chủ của con, nhà trị liệu vẫn luôn luôn phải
mô tả chúng như là sự thể hiện của tình yêu thương, hoặc như sự thể hiện một mong ước có
thể hiểu được nhằm duy trì sự nguyên vẹn của một gia đình trước những áp lực hoặc đe
dọa bị tan rã mất.
Với cách thức tương tự, nhà trị liệu cũng phải đưa ra những hàm ý tích cực về triệu chứng
của người bệnh. Trong việc này, nhà trị liệu sẽ sử dụng những chất liệu mà ông đã thu thập
được để chứng minh rằng bệnh nhân vẫn tiếp tục “hy sinh bản thân”, mặc dù việc này xảy ra
không chủ ý, cho một mục đích hoàn toàn vô vụ lợi: cho đại nghĩa duy trì sự toàn vẹn của
gia đình.
Bước đầu tiên, cũng là bước cơ bản, trong khi thực hành việc đưa ra những ý nghĩa tích cực
thì chứa đầy những thông điệp ẩn ngầm như sau:
1. Nhà trị liệu phải bảo đảm và chắc chắn ở vào vị thế nổi trội trong thang bậc quyền lực khi
làm việc với gia đình, như một uy quyền được chấp thuận (approving authority), có thể giải
thích được động cơ của sự chấp thuận ấy và không nghi ngờ gì về tính hợp lý của nó.
2. Nhà trị liệu phải cho thấy cả gia đình đang cùng đi vào một cuộc hành trình tìm kiếm
chung, đó là bảo tồn sự toàn vẹn và ổn định cho gia đình mình. Tuy nhiên, việc đưa ra hàm ý
tích cực lại phải bắt đầu bằng sự trình bày một điều vô lý đang tiềm ẩn ở đây: Làm thế nào
mà một điều rất đỗi bình thường và tuyệt vời như sự toàn vẹn của gia đình lại phải trả bằng
một cái giá quá đắt như chứng chán ăn?
3. Nhà trị liệu nhẹ nhàng định lại vị thế của bệnh nhân từ chỗ quen thuộc đang có sang một
vị thế có tính bổ sung hơn trong “cuộc chơi” của gia đình, và trong khi làm thế, nhà trị liệu
sẽ tuần tự thay đổi vai trò của tất cả các thành viên bên trong gia đình: ông chỉ ra cho mọi
người thấy rằng bệnh nhân là người quá nhạy cảm và rộng lượng đến mức cô không thể
không hy sinh bản thân mình cho gia đình, trên cả mức độ mà người khác có thể hy sinh
bản thân họ cho cùng một mục đích như vậy.
4. Nhà trị liệu tiếp tục nhấn mạnh vào tính chất thúc ép của triệu chứng (“bệnh nhân không
thể không hy sinh bản thân mình”), nhưng vẫn phải cẩn thận nếu xem nhẹ những tác động
có hại của việc xem triệu chứng như là điều có lợi cho toàn bộ hệ thống. Cùng lúc đó, nhà trị
liệu cũng phải định nghĩa những mô hình hành vi của các thành viên khác như là những
“triệu chứng” (họ cũng “không thể không là chính họ” nếu gia đình vẫn ở cùng với nhau) và
cho những “triệu chứng” ấy những hàm nghĩa tích cực.
Cách thức nêu trên giờ đây sẽ mở ra bước kế tiếp có tính quyết định trong trị liệu: đó là sự
nghịch lý mang tính trị liệu (therapeutic paradox). Triệu chứng khi được xác định là điều
thiết yếu cho sự ổn định của gia đình sẽ được nhà trị liệu khuyến cáo là hãy tiếp tục (gọi là
sự “kê đơn nghịch lý một triệu chứng”): trong đó bệnh nhân được khuyên hãy tiếp tục hạn
chế ăn uống, ít nhất là trong thời gian hiện tại. Những người thân của cô cũng được hướng
dẫn để duy trì các mô hình hành vi quen thuộc của họ.
Việc này dẫn đến kết quả là một tình huống trong đó ít nhiều thể hiện sự nghịch lý mà điều
trước tiên được thấy rõ là: gia đình đã đến xin ý kiến nhà trị liệu và tất cả những gì nhà trị
liệu làm sau đó không chỉ là sự thừa nhận về triệu chứng mà còn “kê đơn” hãy tiếp tục triệu
chứng đó!
Tuy nhiên, nhà trị liệu thông qua cách kê đơn triệu chứng lại có ngụ ý chối bỏ nó. Nhà trị
liệu kê đơn triệu chứng như thể đó là một hành động tự nhiên mà người bệnh lại không thể
thực hiện một cách tự nhiên, điều đó chính xác là vì cô ấy “đã được kê đơn rồi”. Với cách ấy
người bệnh bị đưa vào một góc kẹt mà cô ấy chỉ có thể thoát ra bằng cách nổi loạn chống lại
nhà trị liệu, nghĩa là bằng cách vứt bỏ triệu chứng của mình đi. Trong trường hợp đó, cô ấy
sẽ trở lại phiên trị liệu kế tiếp với bộ dạng trông khá hơn, chỉ để thấy rằng nhà trị liệu đã
thất bại trong việc khiển trách cô (vì đã không tuân theo sự kê đơn) – và đây lại là một sự
nghịch lý khác.
Một loạt các chuyển động diễn ra với ba người trong phiên trị liệu đầu tiên một cách thành
công đến nỗi sau đó họ sớm rời bỏ triệu chứng của mình. Tuy nhiên, nói chung chúng tôi ưa
thích chọn cách can thiệp từ từ nhiều hơn. Các can thiệp có tính chiến thuật và chủ động
được thiết kế để gợi mở cho những đáp ứng có ý nghĩa từ phía gia đình, nhưng khi trị liệu
tiến triển, và với sự thông hiểu được những nhận thức luận sai lầm nào đang chi phối tình
trạng loạn chức năng của gia đình ấy, chúng tôi tiếp tục hoạch định nên những chiến thuật
can thiệp khác.
Điều quan trọng nhất và hiệu quả nhất của các can thiệp này là nó phải tuân thủ một cách
chặt chẽ mô hình điều khiển học (cybernetic model). Việc này cần đến sự “kê đơn” những
nghi thức gia đình (family rituals). Tôi xin đơn cử hai ví dụ cụ thể:
Gia đình thứ nhất mà chúng tôi áp dụng chiến lược can thiệp này không phải là gia đình có
bệnh nhân bị chán ăn, mà là một gia đình có đứa con trai sáu tuổi rưỡi có biểu hiện hành vi
gây hấn đến mức giáp ranh với tình trạng loạn tâm. Tôi nêu trường hợp này ở đây do bởi đó
là một ví dụ khá rõ ràng.
Đứa trẻ, với điện não đồ thể hiện tình trạng sang thương não tối thiểu (minimal brain
damage), được chuyển đến để làm liệu pháp gia đình sau khi nhà trị liệu phân tâm trẻ em từ
chối không điều trị tiếp cho trẻ. Đứa trẻ dường như hoàn toàn không thể tiếp cận được
bằng phương pháp phân tâm, và hơn nữa trẻ cũng biểu hiện sự thù địch đến mức không
chịu nỗi. Sau bốn phiên trị liệu với cha mẹ, mà hai trong số đó có sự hiện diện của đứa trẻ,
nhà trị liệu nhận thấy rằng, ngoài việc phải tiếp xúc với những xung đột sâu đậm giữa bố mẹ
với nhau, đứa trẻ còn bị đẩy vào một tình trạng nhập nhằng nước đôi (double bind
situation) mà nó không thể nào tự thoát ra được. Được các bác sĩ thần kinh xem là “có
bệnh” rồi được sử dụng các loại thuốc an thần liều cao, đứa trẻ đã được chữa trị như một
bệnh nhân tâm thần tại nhà và vì thế “được phép” có những ứng xử theo một cách thức mà
không cha mẹ nào có thể chấp nhận ở những đứa trẻ bình thường, chẳng hạn như đá vào
mặt mẹ một cách ác ý khi bà cúi xuống cột dây giày cho trẻ, bất ngờ ném dao ăn hoặc đĩa
súp vào quần áo của mẹ. Ngược lại, mỗi khi trẻ ứng xử như một trẻ bình thường cùng tuổi
thì nó lại phải lắng nghe những lời thuyết giáo hoặc chê trách về những lỗi lầm mà nó đã
phạm trước đó. Nhà trị liệu nhanh chóng nhận ra rằng việc trước tiên phải làm là loại bỏ
tình trạng nhập nhằng nước đôi ấy, bằng cách phá vỡ sự kết tội của cha mẹ rằng con họ “có
bệnh tâm trí”. Nhưng họ cũng nhận ra rằng họ không thể nhận được kết quả này thông qua
giải thích bằng lời, những giải thích mà đến lúc nào đó cũng có thể bị mất hiệu lực. Thay vào
đó, nhà trị liệu “kê đơn” một nghi thức gia đình như sau: Vào buổi chiều cùng ngày hôm đó,
sau bữa ăn, cả gia đình gồm bố, mẹ, đứa trẻ, đứa em gái nhỏ và bà ngoại, lần lượt bước vào
phòng tắm, người bố mang ra tất cả thuốc men mà trẻ đang dùng rồi trịnh trọng tuyên bố
những lời sau đây với đứa con trai:
Hôm nay chúng ta đã được nghe bác sĩ bảo rằng chúng ta phải ném tất cả số thuốc này đi
bởi vì con là người hoàn toàn khỏe mạnh. Con chỉ là một đứa trẻ nghịch ngợm mà thôi và
đơn giản là cả nhà sẽ không chấp nhất gì về những việc làm vô nghĩa của con nữa.
Sau đó, người bố, với nghi thức trang trọng, trút bỏ những lọ thuốc, hết lọ này đến lọ khác,
vào trong bồn rửa, miệng cứ lập đi lập lại câu “Con hoàn toàn khỏe mạnh”. Nghi thức này đã
chứng tỏ được hiệu quả của nó (mặc dù người mẹ lo sợ đứa trẻ có thể sẽ giết bà được nếu
như không có những viên thuốc an thần kia) đến mức hành vi gây hấn của đứa trẻ sau đó
mất đi và cũng hình thành biện pháp hòa giải cho những xung đột âm thầm lâu nay giữa hai
bố mẹ (vào phiên trị liệu thứ 10).
Ví dụ thứ hai về nghi thức được nêu ra ở đây một lần nữa là với một gia đình có người bệnh
chán ăn nghiêm trọng. Bệnh nhân, tạm gọi tên là Nora, trong quá trình làm trị liệu gia đình,
đã thực hiện hành vi tự sát đến mức phải vào viện để can thiệp hồi sức. Mưu toan tự sát cho
thấy rằng những nhà trị liệu cho người nữ bệnh nhân đã phạm một sai lầm nghiêm trọng:
Họ đã quá chú tâm đến gia đình hạt nhân của cô đến mức bỏ qua một quy luật bí mật chi
phối gia tộc này, một gia tộc rất gắn bó và có quyền lực, rằng trong đại gia đình của Nora sẽ
không được nói đến điều gì ngoại trừ những điều tốt đẹp về những thành viên trong gia tộc.
Chỉ sau khi mưu toan tự sát bất thành của Nora, trong một phiên tâm kịch trị liệu, người chị
của Nora mới tình cờ thốt ra lời bình về những khó khăn trong mối quan hệ giữa Nora với
một trong số những người chị họ của mình. Rõ ràng là người chị họ, được mẹ hậu thuẫn
cùng với nỗi ganh ghét về vẻ ngoại hình xinh đẹp hiển nhiên của Nora, đã cư xử với Nora
bằng tâm trạng vừa với sự cảm mến vừa với sự hiểm độc. Cả hai phía bố mẹ ngay tức thì
muốn hàn gắn lại những tổn thương này bằng lập đi lập lại việc nói về những tính chất tốt
đẹp như thiên thần của cô chị họ, “một người chị thực sự của Nora của chúng tôi”. Điều này
khiến cho Nora, trước đó chẳng hề nói gì với chúng tôi về cô chị họ, đã nói về bản thân cô
trong suốt phần còn lại của phiên trị liệu. Cô rõ ràng đã trở nên không tin tưởng những cảm
nhận của chính mình: nếu cô chị họ mà có ác ý và xấu xa như thế thì cũng là bởi vì chính cô,
Nora, đã là người đầy ác ý, xấu xa và hay ganh tỵ.
Trong cuộc họp sau phiên trị liệu, những nhà trị liệu đã quyết định giữ kín những hiểu biết
mới của họ về những gì liên quan đến các bàn luận phù phiếm ấy. Thay vào đó, họ đã quyết
định “kê đơn” một nghi thức như sau:
Vào thời điểm hai tuần trước phiên trị liệu kế tiếp, gia đình sẽ tuần tự cách ngày làm một
lần việc khóa cửa nhà ngay sau bữa ăn trưa và ngồi với nhau xung quanh bàn trong một giờ.
Một chiếc đồng hồ được đặt ở giữa bàn, và mọi người, theo thứ tự tính theo tuổi, sẽ dành ra
15 phút để trút tâm sự về những cảm xúc và quan điểm của riêng mình, đặc biệt là nói về
những thành viên khác trong gia tộc. Trong lúc một người nào đó nói, những người khác
không được ngắt lời, cứ để mặc những mâu thuẫn lại. Ngoài ra, những gì được nói tại bàn sẽ
không được lập lại bên ngoài giờ đã định dành cho nghi thức ấy.
Cũng trong trường hợp này, nghi thức cũng đã chứng tỏ hiệu quả của nó đến nỗi quá trình
trị liệu có thể kết thúc sau tổng số 15 phiên trị liệu.
***
Giờ đây chúng tôi có thể giải thích một cách chính xác những gì được ngụ ý trong nghi thức
gia đình.
Từ quan điểm chính thức, nghi thức là một hoạt động, hoặc một loạt các hoạt động, kèm
theo những thể thức phát ngôn thành lời và có sự tham gia của toàn thể gia đình. Mọi nghi
thức đều phải bao gồm nhiều bước theo quy định để được thực hiện ở đúng chỗ và đúng
lúc.
Việc nghi thức hóa có thể mang hơi hướm của phép thuật hoặc tín ngưỡng tôn giáo, nhưng
không hẳn là một sự bất tiện. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng ý tưởng về sự kê đơn
một nghi thức bắt nguồn từ sự đề xuất của khoa phong tục học (ethology), đặc biệt là bởi
những nghi thức quy phục giữa những cá thể đồng chủng (intraspecific submission rituals)
mà mục đích duy nhất của chúng là nhằm truyền đi những thông điệp có tính xoa dịu, hàn
gắn. Mục đích chính yếu ở đây là nhằm chữa trị cho người bệnh với sự giúp đỡ của một
nhóm người tham gia vào một công việc chung đó là cùng nhau thực hiện một nghi thức.
Chúng tôi nhận thấy rằng việc tiến hành nghi thức bằng động tác thể chất thì sẽ hữu hiệu
trong việc tạo nên những thay đổi tích cực nhiều hơn bất cứ hình thức trao đổi bằng lời nào.
Trở lại một trong số những ví dụ đã nêu của chúng tôi ở trên, nếu chúng tôi chỉ đơn thuần
nói với cha mẹ rằng đứa con nhỏ của họ thực sự không có bệnh và họ đừng nên điều trị cho
con như một người khiếm khuyết như thế, thì có lẽ chúng tôi đã không bao giờ đạt được
hiệu quả chữa trị nhanh chóng như thế. Nhưng bằng cách hợp nhất gia đình lại trong một
nghi thức được “kê đơn” một cách cẩn thận, đẩy đến cực điểm tính hủy hoại của những loại
thuốc mà trẻ sử dụng, để nhắc đi nhắc lại tiếng khóc kể “Con hoàn toàn lành mạnh”, chúng
tôi có thể tạo nên một động cơ tập thể mạnh mẽ và vì thế hình thành một hệ thống quy
chuẩn mới. Với ý nghĩa đó, nghi thức được cho là có tác dụng thuyết phục toàn thể nhóm
phấn đấu hướng về một mục đích chung.
Liên quan đến việc này, tôi cũng phải nhấn mạnh đến việc sử dụng rộng rãi các nghi thức
trong nhiều xã hội hiện đại ngày nay. Những nghi thức này không bao gồm những phát
ngôn hoặc khẩu hiệu mà người ta có thể bỏ ngoài tai một cách chọn lọc, nhưng chúng cố
gắng tạo nên các ý tưởng về sự hợp tác trong xã hội cũng như trong gia đình thông qua các
hoạt động vui chơi, khiêu vũ và các sinh hoạt cộng đồng khác, thậm chí một cách nghịch lý
là thông qua rất nhiều loại hình tranh tài thể thao khác nhau.
Việc “phát minh” ra một nghi thức gia đình luôn luôn đòi hỏi một cố gắng sáng tạo to lớn từ
phía nhà trị liệu, và thường là, nếu có thể nói rằng, một “sự lóe sáng của thiên tài” (flashes of
genius), bởi nếu chỉ vì một nghi thức đã được chứng minh rằng nó có hiệu quả trong trường
hợp một gia đình này thì điều đó vẫn không đủ để chứng minh rằng nó sẽ có hiệu quả tương
tự đối với một gia đình khác. Sở dĩ như thế là do mỗi gia đình có những quy luật riêng biệt
và những “trò chơi” riêng biệt. Đặc biệt nghi thức không phải là một kiểu “giao tiếp mêta”
(metacommunication) của những quy luật này, hãy cứ để mặc nó cho những trò chơi như
thế; đúng hơn nghi thức chính là một kiểu “trò chơi đối lập” (countergame) mà một khi
được chơi nó có tác dụng phá hủy kiểu chơi ban đầu. Nói cách khác, nó dẫn đến việc thay
thế những “lễ nghi” không lành mạnh và sai lầm về nhận thức luận (ví dụ triệu chứng chán
ăn) bằng những lễ nghi lành mạnh hơn, hợp lý hơn về nhận thức luận.
Tôi tuyệt đối tin rằng những “triệu chứng” tâm thần được phát sinh từ những hệ thống có
sự điều hòa thăng bằng nội tại theo kiểu cứng nhắc (rigid homeostatic systems) và chúng là
cuộc “chiến tranh lạnh” được tiến hành bởi một tiểu hệ thống nào đó (chẳng hạn bởi những
liên minh kết bè phái giữa một phụ huynh và một đứa con) mà biểu hiện càng mạnh mẽ thì
sự bí mật bên trong càng nhiều. Chúng tôi biết rằng những hệ thống bệnh lý như thế được
vận hành bởi những quy luật bí mật thường là bị ẩn giấu (Nguyên văn: “shun the light of the
day”: Tránh xa ánh sáng ban ngày) và chúng gắn kết gia đình lại với nhau bằng những mối
liên kết bệnh lý.
Nói cách khác, những triệu chứng tâm thần có khuynh hướng phát triển trong những hệ
thống gia đình đang bị đe dọa tan vỡ; trong những hệ thống như thế các triệu chứng góp
phần thực hiện vai trò như những “nghi lễ quy phục” (submission rites) thường thấy trong
thế giới động vật: chúng giúp tránh được các hành vi gây hấn từ chính đồng loại của mình.
Chỉ duy có một sự khác biệt bi thảm này thôi: các lễ nghi tương tự như thế ở loài người
được gọi là “bệnh”, chúng đảm nhận những chức năng quy chuẩn từ chính sự loạn năng đặc
biệt mà chúng đang cố gắng loại trừ.


Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI LỚN TÂM LÝ TRỊ LIỆU
ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI LỚN TÂM LÝ TRỊ LIỆUĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI LỚN TÂM LÝ TRỊ LIỆU
ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI LỚN TÂM LÝ TRỊ LIỆUSoM
 
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaTâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆUGIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆUCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Cbt 1 dan nhap - sinh vien
Cbt 1 dan nhap - sinh vienCbt 1 dan nhap - sinh vien
Cbt 1 dan nhap - sinh vienNhat Nguyen
 
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ nataliej4
 
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiVì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC nataliej4
 
Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học nataliej4
 
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC nataliej4
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnĐại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cáchA. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cáchLenam711.tk@gmail.com
 
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đình
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đìnhLàm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đình
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đìnhCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển
Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển
Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển nataliej4
 
T L G D H D H 2011 Learner Thoa
T L G D H D H 2011  Learner  ThoaT L G D H D H 2011  Learner  Thoa
T L G D H D H 2011 Learner ThoaNguyen Chien
 
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM nataliej4
 

Mais procurados (20)

ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI LỚN TÂM LÝ TRỊ LIỆU
ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI LỚN TÂM LÝ TRỊ LIỆUĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI LỚN TÂM LÝ TRỊ LIỆU
ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI LỚN TÂM LÝ TRỊ LIỆU
 
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaTâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
 
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆUGIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
 
Cbt 1 dan nhap - sinh vien
Cbt 1 dan nhap - sinh vienCbt 1 dan nhap - sinh vien
Cbt 1 dan nhap - sinh vien
 
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
 
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiVì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
 
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
 
Mỗi cõi lòng một cảnh đời
Mỗi cõi lòng   một cảnh đờiMỗi cõi lòng   một cảnh đời
Mỗi cõi lòng một cảnh đời
 
Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học
 
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnĐại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
 
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cáchA. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
 
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đình
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đìnhLàm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đình
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đình
 
Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển
Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển
Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển
 
T L G D H D H 2011 Learner Thoa
T L G D H D H 2011  Learner  ThoaT L G D H D H 2011  Learner  Thoa
T L G D H D H 2011 Learner Thoa
 
Thuyết tâm lí xã hội
Thuyết tâm lí xã hộiThuyết tâm lí xã hội
Thuyết tâm lí xã hội
 
Liệu pháp khay cát
Liệu pháp khay cátLiệu pháp khay cát
Liệu pháp khay cát
 
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
 
ABRAHAM HAROLD MASLOW <1908>
ABRAHAM HAROLD MASLOW <1908>ABRAHAM HAROLD MASLOW <1908>
ABRAHAM HAROLD MASLOW <1908>
 
Gặp gỡ cuối năm 2015
Gặp gỡ cuối năm 2015Gặp gỡ cuối năm 2015
Gặp gỡ cuối năm 2015
 

Destaque

Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...Câu Lạc Bộ Trăng Non
 
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiênNghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiênCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâmLiệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâmCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Kỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lýKỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lýĐHKHXH&NV HN
 
Tâm lý hành vi lech chuan
Tâm lý hành vi lech chuanTâm lý hành vi lech chuan
Tâm lý hành vi lech chuanforeman
 
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trongCái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trongCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Tham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTa Li
 

Destaque (12)

Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...
 
Bí mật gia đình
Bí mật gia đìnhBí mật gia đình
Bí mật gia đình
 
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiênNghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
 
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâmLiệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
 
Albert Ellis
Albert EllisAlbert Ellis
Albert Ellis
 
Kỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lýKỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lý
 
Tâm lý hành vi lech chuan
Tâm lý hành vi lech chuanTâm lý hành vi lech chuan
Tâm lý hành vi lech chuan
 
Ẩn dụ & Biểu tượng
Ẩn dụ & Biểu tượngẨn dụ & Biểu tượng
Ẩn dụ & Biểu tượng
 
Tiếp cận dựa trên bối cảnh
Tiếp cận dựa trên bối cảnhTiếp cận dựa trên bối cảnh
Tiếp cận dựa trên bối cảnh
 
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trongCái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
 
Thay doi hanh vi
Thay doi hanh viThay doi hanh vi
Thay doi hanh vi
 
Tham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học Đường
 

Semelhante a Những nghi thức của chứng chán ăn tâm căn

Bản đồ ý thức – các cấp độ ý thức con người – david r.hawkins
Bản đồ ý thức – các cấp độ ý thức con người – david r.hawkins Bản đồ ý thức – các cấp độ ý thức con người – david r.hawkins
Bản đồ ý thức – các cấp độ ý thức con người – david r.hawkins Mr Xuân Hùng
 
Chương 12: Hành vi bất thường
Chương 12: Hành vi bất thườngChương 12: Hành vi bất thường
Chương 12: Hành vi bất thườngHoaTrn66
 
5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lý5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lýLittle Daisy
 
Thao tác chữa lành cơ thể vi tế
Thao tác chữa lành cơ thể vi tế  Thao tác chữa lành cơ thể vi tế
Thao tác chữa lành cơ thể vi tế Little Daisy
 
Ung dung dia sinh hoc va mat day chuyen
Ung dung dia sinh hoc va mat day chuyenUng dung dia sinh hoc va mat day chuyen
Ung dung dia sinh hoc va mat day chuyenEnglishOnline.edu.vn
 
Nhân đây
Nhân đâyNhân đây
Nhân đâykhanh an
 
Tàng thức và phân tâm học
Tàng thức và phân tâm họcTàng thức và phân tâm học
Tàng thức và phân tâm họcLoc Nguyen
 
Tiểu luận ứng dụng lý thuyết công tác xã hội 3509805.pdf
Tiểu luận ứng dụng lý thuyết công tác xã hội 3509805.pdfTiểu luận ứng dụng lý thuyết công tác xã hội 3509805.pdf
Tiểu luận ứng dụng lý thuyết công tác xã hội 3509805.pdfNuioKila
 
Một bộ não trẻ trung
Một bộ não trẻ trungMột bộ não trẻ trung
Một bộ não trẻ trungTrung Thieu
 
Nhan van sinh vien
Nhan van   sinh vienNhan van   sinh vien
Nhan van sinh vienNhat Nguyen
 
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNGBÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNGhieu anh
 
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI nataliej4
 
Mission Of Love
Mission Of LoveMission Of Love
Mission Of Loveheosua
 

Semelhante a Những nghi thức của chứng chán ăn tâm căn (20)

Bản đồ ý thức – các cấp độ ý thức con người – david r.hawkins
Bản đồ ý thức – các cấp độ ý thức con người – david r.hawkins Bản đồ ý thức – các cấp độ ý thức con người – david r.hawkins
Bản đồ ý thức – các cấp độ ý thức con người – david r.hawkins
 
Chương 12: Hành vi bất thường
Chương 12: Hành vi bất thườngChương 12: Hành vi bất thường
Chương 12: Hành vi bất thường
 
5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lý5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lý
 
Luật vũ trụ G.Ohsawa
Luật vũ trụ G.OhsawaLuật vũ trụ G.Ohsawa
Luật vũ trụ G.Ohsawa
 
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docxBài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
 
Thao tác chữa lành cơ thể vi tế
Thao tác chữa lành cơ thể vi tế  Thao tác chữa lành cơ thể vi tế
Thao tác chữa lành cơ thể vi tế
 
Ung dung dia sinh hoc va mat day chuyen
Ung dung dia sinh hoc va mat day chuyenUng dung dia sinh hoc va mat day chuyen
Ung dung dia sinh hoc va mat day chuyen
 
Vong luan hoi
Vong luan hoiVong luan hoi
Vong luan hoi
 
Nhân đây
Nhân đâyNhân đây
Nhân đây
 
Tàng thức và phân tâm học
Tàng thức và phân tâm họcTàng thức và phân tâm học
Tàng thức và phân tâm học
 
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docxBài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
 
Quy luat cuoc song
Quy luat cuoc songQuy luat cuoc song
Quy luat cuoc song
 
Tiểu luận ứng dụng lý thuyết công tác xã hội 3509805.pdf
Tiểu luận ứng dụng lý thuyết công tác xã hội 3509805.pdfTiểu luận ứng dụng lý thuyết công tác xã hội 3509805.pdf
Tiểu luận ứng dụng lý thuyết công tác xã hội 3509805.pdf
 
Một bộ não trẻ trung
Một bộ não trẻ trungMột bộ não trẻ trung
Một bộ não trẻ trung
 
Nhan van sinh vien
Nhan van   sinh vienNhan van   sinh vien
Nhan van sinh vien
 
Báo cáo tiểu luận phép biện chứng duy vật cảm nhận và vận dụng
Báo cáo tiểu luận phép biện chứng duy vật cảm nhận và vận dụngBáo cáo tiểu luận phép biện chứng duy vật cảm nhận và vận dụng
Báo cáo tiểu luận phép biện chứng duy vật cảm nhận và vận dụng
 
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNGBÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
 
Luận án: Những yếu tố tâm lý xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
Luận án: Những yếu tố tâm lý xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinhLuận án: Những yếu tố tâm lý xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
Luận án: Những yếu tố tâm lý xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
 
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
 
Mission Of Love
Mission Of LoveMission Of Love
Mission Of Love
 

Mais de Câu Lạc Bộ Trăng Non

Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giaoEric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giaoCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Quan điểm đa chiều về nghiện game online
Quan điểm đa chiều về nghiện game onlineQuan điểm đa chiều về nghiện game online
Quan điểm đa chiều về nghiện game onlineCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜITRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜICâu Lạc Bộ Trăng Non
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊNMỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊNCâu Lạc Bộ Trăng Non
 

Mais de Câu Lạc Bộ Trăng Non (6)

Thiết lập mối liên minh trị liệu
Thiết lập mối liên minh trị liệuThiết lập mối liên minh trị liệu
Thiết lập mối liên minh trị liệu
 
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giaoEric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
 
Meta-Communication
Meta-CommunicationMeta-Communication
Meta-Communication
 
Quan điểm đa chiều về nghiện game online
Quan điểm đa chiều về nghiện game onlineQuan điểm đa chiều về nghiện game online
Quan điểm đa chiều về nghiện game online
 
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜITRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊNMỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
 

Những nghi thức của chứng chán ăn tâm căn

  • 1. NHỮNG NGHI THỨC CỦA CHỨNG CHÁN ĂN TÂM CĂN The Rituals of Anorexia Nervosa Nguyên tác: Mara Selvini Palazzoli Trích từ tác phẩm The Work of Mara Selvini Palazzoli Bản tiếng Anh của Arnold J. Pomerans ©1988 Jason Aronson, Inc. http://www.ralphmag.org/palazzoli.html BS NGUYỄN MINH TIẾN dịch Tp.HCM, tháng 11-2011 Bài viết này được thực hiện bởi Mara Selvini Palazolli, một trong số những tác giả nổi danh thuộc trường phái Milan - một trường phái tâm lý trị liệu hệ thống tại Ý. Chúng tôi giới thiệu bài viết này cho những người học có quan tâm đến tâm lý trị liệu theo quan điểm hệ thống (systems perspective), một quan điểm có vai trò ngày càng phát triển trong các trào lưu tâm lý trị liệu hiện nay trên thế giới. Trong những dịp khác, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu thêm những bài viết có liên quan đến quan điểm này để phục vụ người học tại Việt Nam. Theo lý thuyết hệ thống, gia đình được trị liệu trong một tổng thể không đơn giản chỉ là tổng số những tính chất đặc trưng của các thành viên của gia đình đó. Điều làm nên tính chất đặc trưng của một gia đình chính là những mô hình tương tác đặc hiệu mà gia đình đó đang phản ảnh. Mỗi gia đình được xem như một hệ thống tương tác và những mô hình tương tác ấy có khuynh hướng thường xuyên lập đi lập lại mà đôi khi có thể diễn ra đến mức dư thừa. Quan sát sự biểu hiện dư thừa ấy cho phép suy nghiệm ra những quy luật (thường là dưới hình thức bí mật và ẩn ngầm) đang chi phối sự vận hành chức năng của một gia đình trong một khoảng thời gian nhất định nào đó để duy trì tính ổn định của gia đình đó.
  • 2. Nếu chúng ta định nghĩa gia đình là một hệ thống tự vận hành (self-governing system) dựa trên những quy luật được thiết lập thông qua một loạt các phép thử và sai, khi đó các thành viên trong gia đình trở thành những phần tử của một đường tròn mà không một phần tử nào có thể đơn phương kiểm soát những phần tử còn lại. Nói cách khác, nếu hành vi của một thành viên nào đó trong gia đình tạo nên những ảnh hưởng thái quá trên hành vi của những thành viên khác, thì sẽ là một sai lầm về nhận thức luận khi cho rằng hành vi của người đó là nguyên nhân gây ra hành vi của những người khác; thay vì thế chúng ta phải nói rằng hành vi của người đó là hậu quả của những mô hình tương tác trong quá khứ. Nghiên cứu về kiểu tương tác gia đình như thế, do vậy, là sự nghiên cứu về các đáp ứng hành vi đã được cố kết và những phản ứng dội lại của chúng. Chúng ta đã nói về một sai lầm về nhận thức luận (epistemological error) – điều này bắt nguồn từ việc mô hình hành vi bị tách rời một cách võ đoán ra khỏi bối cảnh thực tế của những mô hình xảy ra trước đó mà từ những mô hình ấy đã sinh ra một chuỗi các tương tác vô tận. Khi nói đến từ “nhận thức luận”, tôi không hề có ngụ ý nói về một thứ chuyên ngành huyền bí được lưu truyền bởi các triết gia. Mỗi người trong chúng ta, với phần bản thể độc đáo mà mình có trong thế gian để chia sẻ với người khác, chắc chắn sẽ chọn một vị thế phù hợp nhất với cách thức hiện hữu của mình, do vậy sẽ chấp nhận một kiểu nhận thức luận nào đó. Một lần nữa, khi tôi nói về một sai lầm nhận thức luận hoặc một niềm tin không hay nào đó nghĩa là tôi đang nói một cách công khai về một sai lầm thường thấy trong văn hóa hiện đại (và vì thế cũng thường thấy trong ngành tâm thần học) của Phương Tây: đó là ý tưởng cho rằng có một cái “ngã” có khả năng vượt lên trên hệ thống các mối quan hệ mà ngã là một phần trong đó và từ đó có thể đơn phương kiểm soát được hệ thống đó. Do vậy, những mô hình hành vi chẳng hạn như việc một người được xem là nạn nhân trở nên bị mất đi quyền hạn thì cũng không hẳn là có ý nói “các kích thích nhiều hơn là các đáp ứng”. Nói cách khác, cả hai phía trong mối tương giao ấy đều bị sai lầm – kẻ có quyền hạn tự tin vào sự toàn năng của mình cũng sai lầm không kém hơn nạn nhân rõ ràng đang yếu thế hơn. Nếu cả hai phía đều sai lầm vậy thì đâu mới là quyền lực thực sự? Quyền lực thực sự nằm trong quy luật của trò chơi xảy ra trong bối cảnh thực tế của các đáp ứng hành vi của tất cả các vai diễn chính trong trò chơi ấy mà không ai trong số họ có khả năng thay đổi “luật chơi” từ bên trong. Bằng cách xem bệnh nhân là “nạn nhân giả hiệu” (pseudo-victim), chúng ta đang tránh đi vào lối mòn của tâm thần học kiểu luân lý (moralistic psychiatry). Dường như rằng R. D. Laing và trường phái của ông, do đã thừa nhận sự phân biệt của Sartre giữa “thói lệ” (praxis) và “tiến trình” (process), cũng đã thực sự bị rơi vào chiếc bẫy đạo đức này. Trái
  • 3. ngược lại, chúng tôi làm trị liệu gia đình như một hệ thống trong đó không có cá nhân nào có thể đơn phương nắm quyền kiểm soát các thành viên còn lại, khi đó thói lệ và tiến trình trở thành đồng nghĩa với nhau. “Kẻ gây hại” (persecutor) và “nạn nhân” (victim) đều thực hiện nhiều động thái trong cùng một cuộc chơi mà những quy luật của nó không ai có thể thay đổi được từ bên trong; tất cả những thay đổi đều phụ thuộc vào những can thiệp có tính chiến lược từ bên ngoài. Trong trường hợp một gia đình có một bệnh nhân bị chứng chán ăn, chúng tôi phát hiện ra một sai lầm nhận thức hiện diện trong cả gia đình rằng bệnh nhân, do bởi triệu chứng được biểu hiện nơi người đó, đang nắm giữ quyền lực đối với những người còn lại trong gia đình và khiến họ trở nên vô dụng. Chỉ cần một cái nhìn nhanh trong phiên trị liệu đầu tiên, chúng tôi nhận ra nét mặt đau khổ của cha mẹ người bệnh, còn người bệnh thì ngồi tách xa ra khỏi những người khác, thẳng như một pho tượng, xanh xao và xa cách, vẻ mặt của cô bệnh nhân hoàn toàn bàng quan đối với những nỗi lo buồn của người khác. Hành vi của cô là một thông điệp rất rõ ràng, đặc biệt là dành cho nhà trị liệu: Nếu các người nghĩ rằng các người có thể bắt tôi ăn, các người sẽ phải suy nghĩ lại. Hãy nhìn tôi đi: tôi chẳng có gì ngoài da bọc xương và tôi có thể chết rất dễ dàng. Và nếu cái chết có cái giá để trả cho quyền lực của tôi thì tôi sẽ sẵn lòng chi trả. Điều này cho thấy rằng bệnh nhân hoàn toàn đánh giá sai tình huống của chính mình. Khởi đầu, cô đã “làm mồi” cho thuyết lưỡng phân tai hại theo kiểu Descartes: Cô tin rằng tâm trí của cô vượt lên trên thân thể của mình và nó ban cho cô những quyền năng vô hạn đối với hành vi của chính cô cũng như của những người khác. Kết quả là đã có một sự “vật thể hóa” (reification) của bản ngã và một niềm tin sai lầm rằng bệnh nhân đang tham gia vào cuộc chiến vinh quang trên cả hai mặt trận có tên gọi là (1) cơ thể của cô và (2) hệ thống gia đình. Sai lầm này giờ đây không thể được gọi tên như một bệnh lý tâm thần, nếu như bệnh nhân chấp nhận nó một cách có ý thức và nếu cô thực sự mở lòng tuyên bố rằng cô sẽ không ăn cho đến khi cô có được điều mình muốn. Điều này có thể sẽ tạo nên một sự lựa chọn hữu lý về phần cô, chứ không phải bằng một chứng bệnh tâm trí. Thay vì vậy, người bệnh mắc chứng chán ăn đã châm chọc mạnh vào quy luật của gia đình rằng không một ai có thể tự nhân danh để sử dụng quyền hạn của mình. Đó cũng chính xác là lý do vì sao cô đã lấy được quyền lực của mình từ một thứ rất trừu tượng: căn bệnh của mình. Chính căn bệnh mới nắm giữ quyền lực, làm hao gầy cơ thể cô và khiến những người khác đau buồn. Giống như mọi triệu chứng bệnh về tâm trí, triệu chứng chán ăn cũng là một nghịch lý bị giao động giữa hai ảo cực: tính tự nhiên (spontaneity) và sự cưỡng ép (coercion). Việc này làm phát sinh vấn đề sau đây: Liệu triệu chứng cho thấy rằng người bệnh không muốn ăn (tính tự nhiên) hoặc khác hơn nó cho thấy rằng cô không thể ăn (sự cưỡng ép)? Nếu sử dụng quan điểm nhận thức luận mà ta vừa phác họa, ta phải trả lời câu hỏi trên một
  • 4. cách khẳng định chắc chắn. Tuy nhiên, bản thân người bệnh chán ăn lại khăng khăng rằng chỉ điều thứ hai là đúng, rằng thực sự cô không thể ăn được. Để giải quyết những trường hợp bệnh như thế, nhà trị liệu do vậy cần lưu tâm đặc biệt đến những điều sau: 1. Có sự nhận thức sai lầm đang được chia sẻ bởi tất cả những thành viên trong gia đình rằng bệnh nhân đang đơn phương kiểm soát toàn bộ hệ thống 2. Niềm tin của người bệnh rằng bản ngã (tâm trí) của cô có thể vượt lên trên cơ thể cô và hệ thống gia đình của cô; và rằng cô có thể thành công trên cả hai cuộc chiến với cơ thể cô và với gia đình cô. 3. Thực tế là một cuộc chiến như thế không bao giờ được tiến hành ở người bệnh, nhưng nó lại nhân danh bởi một thứ trừu tượng tức là căn bệnh mà người bệnh không có khả năng nhận lãnh trách nhiệm; và 4. Thực tế là thứ trừu tượng kia (căn bệnh) được xem là “con quỷ xấu xa” bởi vì nó khiến cho tất cả những người liên quan phải đau khổ. Nhà trị liệu phải tùy cơ định liệu các chiến lược của mình và đặc biệt ông phải nhắm đến việc điều chỉnh những niềm tin sai lầm đang tiềm ẩn bên dưới tất cả những hiện tượng này. Nhưng nhà trị liệu làm điều đó như thế nào? Bằng những bàn luận hàn lâm, bằng cách thông tin về sự thấu hiểu của mình, hay là bằng những lời bình phẩm? Nếu nhà trị liệu chọn một trong số những tiến trình làm việc này, ông ta hẳn sẽ bị cự tuyệt (nguyên văn: “be sent away with a flea in his ear”). Điều trước tiên mà nhà trị liệu cần làm là đưa tất cả các thành viên trong gia đình trở về trên cùng một bình diện, nghĩa là sắp xếp họ vào các vị trí tương xứng nhau bên trong hệ thống. Trong khi quan sát các mô hình giao tiếp nổi trội ấy và tránh những cố gắng tham gia vào những quá trình quy lỗi qua lại giữa các thành viên, nhà trị liệu sẽ tạo nên một khởi điểm cho việc chứng minh một cách công khai về tất cả những mô hình hành vi tương tác mà ông đã quan sát. Chúng tôi gọi kiểu can thiệp này là “sự hàm ý có tính tích cực” (positive connotation), và nhà trị liệu phải mở rộng sự hàm ý này thậm chí sang cả các mô hình hành vi mà theo lý thuyết phân tâm truyền thống cho là nguy hại hoặc có tính hủy hoại. Mặc dù có thể khó chịu khi quan sát thấy những việc như sự bảo bọc quá đáng, sự xâm phạm và nỗi sợ của cha mẹ đối với tính tự chủ của con, nhà trị liệu vẫn luôn luôn phải mô tả chúng như là sự thể hiện của tình yêu thương, hoặc như sự thể hiện một mong ước có thể hiểu được nhằm duy trì sự nguyên vẹn của một gia đình trước những áp lực hoặc đe dọa bị tan rã mất. Với cách thức tương tự, nhà trị liệu cũng phải đưa ra những hàm ý tích cực về triệu chứng của người bệnh. Trong việc này, nhà trị liệu sẽ sử dụng những chất liệu mà ông đã thu thập được để chứng minh rằng bệnh nhân vẫn tiếp tục “hy sinh bản thân”, mặc dù việc này xảy ra
  • 5. không chủ ý, cho một mục đích hoàn toàn vô vụ lợi: cho đại nghĩa duy trì sự toàn vẹn của gia đình. Bước đầu tiên, cũng là bước cơ bản, trong khi thực hành việc đưa ra những ý nghĩa tích cực thì chứa đầy những thông điệp ẩn ngầm như sau: 1. Nhà trị liệu phải bảo đảm và chắc chắn ở vào vị thế nổi trội trong thang bậc quyền lực khi làm việc với gia đình, như một uy quyền được chấp thuận (approving authority), có thể giải thích được động cơ của sự chấp thuận ấy và không nghi ngờ gì về tính hợp lý của nó. 2. Nhà trị liệu phải cho thấy cả gia đình đang cùng đi vào một cuộc hành trình tìm kiếm chung, đó là bảo tồn sự toàn vẹn và ổn định cho gia đình mình. Tuy nhiên, việc đưa ra hàm ý tích cực lại phải bắt đầu bằng sự trình bày một điều vô lý đang tiềm ẩn ở đây: Làm thế nào mà một điều rất đỗi bình thường và tuyệt vời như sự toàn vẹn của gia đình lại phải trả bằng một cái giá quá đắt như chứng chán ăn? 3. Nhà trị liệu nhẹ nhàng định lại vị thế của bệnh nhân từ chỗ quen thuộc đang có sang một vị thế có tính bổ sung hơn trong “cuộc chơi” của gia đình, và trong khi làm thế, nhà trị liệu sẽ tuần tự thay đổi vai trò của tất cả các thành viên bên trong gia đình: ông chỉ ra cho mọi người thấy rằng bệnh nhân là người quá nhạy cảm và rộng lượng đến mức cô không thể không hy sinh bản thân mình cho gia đình, trên cả mức độ mà người khác có thể hy sinh bản thân họ cho cùng một mục đích như vậy. 4. Nhà trị liệu tiếp tục nhấn mạnh vào tính chất thúc ép của triệu chứng (“bệnh nhân không thể không hy sinh bản thân mình”), nhưng vẫn phải cẩn thận nếu xem nhẹ những tác động có hại của việc xem triệu chứng như là điều có lợi cho toàn bộ hệ thống. Cùng lúc đó, nhà trị liệu cũng phải định nghĩa những mô hình hành vi của các thành viên khác như là những “triệu chứng” (họ cũng “không thể không là chính họ” nếu gia đình vẫn ở cùng với nhau) và cho những “triệu chứng” ấy những hàm nghĩa tích cực. Cách thức nêu trên giờ đây sẽ mở ra bước kế tiếp có tính quyết định trong trị liệu: đó là sự nghịch lý mang tính trị liệu (therapeutic paradox). Triệu chứng khi được xác định là điều thiết yếu cho sự ổn định của gia đình sẽ được nhà trị liệu khuyến cáo là hãy tiếp tục (gọi là sự “kê đơn nghịch lý một triệu chứng”): trong đó bệnh nhân được khuyên hãy tiếp tục hạn chế ăn uống, ít nhất là trong thời gian hiện tại. Những người thân của cô cũng được hướng dẫn để duy trì các mô hình hành vi quen thuộc của họ. Việc này dẫn đến kết quả là một tình huống trong đó ít nhiều thể hiện sự nghịch lý mà điều trước tiên được thấy rõ là: gia đình đã đến xin ý kiến nhà trị liệu và tất cả những gì nhà trị liệu làm sau đó không chỉ là sự thừa nhận về triệu chứng mà còn “kê đơn” hãy tiếp tục triệu chứng đó!
  • 6. Tuy nhiên, nhà trị liệu thông qua cách kê đơn triệu chứng lại có ngụ ý chối bỏ nó. Nhà trị liệu kê đơn triệu chứng như thể đó là một hành động tự nhiên mà người bệnh lại không thể thực hiện một cách tự nhiên, điều đó chính xác là vì cô ấy “đã được kê đơn rồi”. Với cách ấy người bệnh bị đưa vào một góc kẹt mà cô ấy chỉ có thể thoát ra bằng cách nổi loạn chống lại nhà trị liệu, nghĩa là bằng cách vứt bỏ triệu chứng của mình đi. Trong trường hợp đó, cô ấy sẽ trở lại phiên trị liệu kế tiếp với bộ dạng trông khá hơn, chỉ để thấy rằng nhà trị liệu đã thất bại trong việc khiển trách cô (vì đã không tuân theo sự kê đơn) – và đây lại là một sự nghịch lý khác. Một loạt các chuyển động diễn ra với ba người trong phiên trị liệu đầu tiên một cách thành công đến nỗi sau đó họ sớm rời bỏ triệu chứng của mình. Tuy nhiên, nói chung chúng tôi ưa thích chọn cách can thiệp từ từ nhiều hơn. Các can thiệp có tính chiến thuật và chủ động được thiết kế để gợi mở cho những đáp ứng có ý nghĩa từ phía gia đình, nhưng khi trị liệu tiến triển, và với sự thông hiểu được những nhận thức luận sai lầm nào đang chi phối tình trạng loạn chức năng của gia đình ấy, chúng tôi tiếp tục hoạch định nên những chiến thuật can thiệp khác. Điều quan trọng nhất và hiệu quả nhất của các can thiệp này là nó phải tuân thủ một cách chặt chẽ mô hình điều khiển học (cybernetic model). Việc này cần đến sự “kê đơn” những nghi thức gia đình (family rituals). Tôi xin đơn cử hai ví dụ cụ thể: Gia đình thứ nhất mà chúng tôi áp dụng chiến lược can thiệp này không phải là gia đình có bệnh nhân bị chán ăn, mà là một gia đình có đứa con trai sáu tuổi rưỡi có biểu hiện hành vi gây hấn đến mức giáp ranh với tình trạng loạn tâm. Tôi nêu trường hợp này ở đây do bởi đó là một ví dụ khá rõ ràng. Đứa trẻ, với điện não đồ thể hiện tình trạng sang thương não tối thiểu (minimal brain damage), được chuyển đến để làm liệu pháp gia đình sau khi nhà trị liệu phân tâm trẻ em từ chối không điều trị tiếp cho trẻ. Đứa trẻ dường như hoàn toàn không thể tiếp cận được bằng phương pháp phân tâm, và hơn nữa trẻ cũng biểu hiện sự thù địch đến mức không chịu nỗi. Sau bốn phiên trị liệu với cha mẹ, mà hai trong số đó có sự hiện diện của đứa trẻ, nhà trị liệu nhận thấy rằng, ngoài việc phải tiếp xúc với những xung đột sâu đậm giữa bố mẹ với nhau, đứa trẻ còn bị đẩy vào một tình trạng nhập nhằng nước đôi (double bind situation) mà nó không thể nào tự thoát ra được. Được các bác sĩ thần kinh xem là “có bệnh” rồi được sử dụng các loại thuốc an thần liều cao, đứa trẻ đã được chữa trị như một bệnh nhân tâm thần tại nhà và vì thế “được phép” có những ứng xử theo một cách thức mà không cha mẹ nào có thể chấp nhận ở những đứa trẻ bình thường, chẳng hạn như đá vào mặt mẹ một cách ác ý khi bà cúi xuống cột dây giày cho trẻ, bất ngờ ném dao ăn hoặc đĩa súp vào quần áo của mẹ. Ngược lại, mỗi khi trẻ ứng xử như một trẻ bình thường cùng tuổi thì nó lại phải lắng nghe những lời thuyết giáo hoặc chê trách về những lỗi lầm mà nó đã phạm trước đó. Nhà trị liệu nhanh chóng nhận ra rằng việc trước tiên phải làm là loại bỏ
  • 7. tình trạng nhập nhằng nước đôi ấy, bằng cách phá vỡ sự kết tội của cha mẹ rằng con họ “có bệnh tâm trí”. Nhưng họ cũng nhận ra rằng họ không thể nhận được kết quả này thông qua giải thích bằng lời, những giải thích mà đến lúc nào đó cũng có thể bị mất hiệu lực. Thay vào đó, nhà trị liệu “kê đơn” một nghi thức gia đình như sau: Vào buổi chiều cùng ngày hôm đó, sau bữa ăn, cả gia đình gồm bố, mẹ, đứa trẻ, đứa em gái nhỏ và bà ngoại, lần lượt bước vào phòng tắm, người bố mang ra tất cả thuốc men mà trẻ đang dùng rồi trịnh trọng tuyên bố những lời sau đây với đứa con trai: Hôm nay chúng ta đã được nghe bác sĩ bảo rằng chúng ta phải ném tất cả số thuốc này đi bởi vì con là người hoàn toàn khỏe mạnh. Con chỉ là một đứa trẻ nghịch ngợm mà thôi và đơn giản là cả nhà sẽ không chấp nhất gì về những việc làm vô nghĩa của con nữa. Sau đó, người bố, với nghi thức trang trọng, trút bỏ những lọ thuốc, hết lọ này đến lọ khác, vào trong bồn rửa, miệng cứ lập đi lập lại câu “Con hoàn toàn khỏe mạnh”. Nghi thức này đã chứng tỏ được hiệu quả của nó (mặc dù người mẹ lo sợ đứa trẻ có thể sẽ giết bà được nếu như không có những viên thuốc an thần kia) đến mức hành vi gây hấn của đứa trẻ sau đó mất đi và cũng hình thành biện pháp hòa giải cho những xung đột âm thầm lâu nay giữa hai bố mẹ (vào phiên trị liệu thứ 10). Ví dụ thứ hai về nghi thức được nêu ra ở đây một lần nữa là với một gia đình có người bệnh chán ăn nghiêm trọng. Bệnh nhân, tạm gọi tên là Nora, trong quá trình làm trị liệu gia đình, đã thực hiện hành vi tự sát đến mức phải vào viện để can thiệp hồi sức. Mưu toan tự sát cho thấy rằng những nhà trị liệu cho người nữ bệnh nhân đã phạm một sai lầm nghiêm trọng: Họ đã quá chú tâm đến gia đình hạt nhân của cô đến mức bỏ qua một quy luật bí mật chi phối gia tộc này, một gia tộc rất gắn bó và có quyền lực, rằng trong đại gia đình của Nora sẽ không được nói đến điều gì ngoại trừ những điều tốt đẹp về những thành viên trong gia tộc. Chỉ sau khi mưu toan tự sát bất thành của Nora, trong một phiên tâm kịch trị liệu, người chị của Nora mới tình cờ thốt ra lời bình về những khó khăn trong mối quan hệ giữa Nora với một trong số những người chị họ của mình. Rõ ràng là người chị họ, được mẹ hậu thuẫn cùng với nỗi ganh ghét về vẻ ngoại hình xinh đẹp hiển nhiên của Nora, đã cư xử với Nora bằng tâm trạng vừa với sự cảm mến vừa với sự hiểm độc. Cả hai phía bố mẹ ngay tức thì muốn hàn gắn lại những tổn thương này bằng lập đi lập lại việc nói về những tính chất tốt đẹp như thiên thần của cô chị họ, “một người chị thực sự của Nora của chúng tôi”. Điều này khiến cho Nora, trước đó chẳng hề nói gì với chúng tôi về cô chị họ, đã nói về bản thân cô trong suốt phần còn lại của phiên trị liệu. Cô rõ ràng đã trở nên không tin tưởng những cảm nhận của chính mình: nếu cô chị họ mà có ác ý và xấu xa như thế thì cũng là bởi vì chính cô, Nora, đã là người đầy ác ý, xấu xa và hay ganh tỵ. Trong cuộc họp sau phiên trị liệu, những nhà trị liệu đã quyết định giữ kín những hiểu biết mới của họ về những gì liên quan đến các bàn luận phù phiếm ấy. Thay vào đó, họ đã quyết định “kê đơn” một nghi thức như sau:
  • 8. Vào thời điểm hai tuần trước phiên trị liệu kế tiếp, gia đình sẽ tuần tự cách ngày làm một lần việc khóa cửa nhà ngay sau bữa ăn trưa và ngồi với nhau xung quanh bàn trong một giờ. Một chiếc đồng hồ được đặt ở giữa bàn, và mọi người, theo thứ tự tính theo tuổi, sẽ dành ra 15 phút để trút tâm sự về những cảm xúc và quan điểm của riêng mình, đặc biệt là nói về những thành viên khác trong gia tộc. Trong lúc một người nào đó nói, những người khác không được ngắt lời, cứ để mặc những mâu thuẫn lại. Ngoài ra, những gì được nói tại bàn sẽ không được lập lại bên ngoài giờ đã định dành cho nghi thức ấy. Cũng trong trường hợp này, nghi thức cũng đã chứng tỏ hiệu quả của nó đến nỗi quá trình trị liệu có thể kết thúc sau tổng số 15 phiên trị liệu. *** Giờ đây chúng tôi có thể giải thích một cách chính xác những gì được ngụ ý trong nghi thức gia đình. Từ quan điểm chính thức, nghi thức là một hoạt động, hoặc một loạt các hoạt động, kèm theo những thể thức phát ngôn thành lời và có sự tham gia của toàn thể gia đình. Mọi nghi thức đều phải bao gồm nhiều bước theo quy định để được thực hiện ở đúng chỗ và đúng lúc. Việc nghi thức hóa có thể mang hơi hướm của phép thuật hoặc tín ngưỡng tôn giáo, nhưng không hẳn là một sự bất tiện. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng ý tưởng về sự kê đơn một nghi thức bắt nguồn từ sự đề xuất của khoa phong tục học (ethology), đặc biệt là bởi những nghi thức quy phục giữa những cá thể đồng chủng (intraspecific submission rituals) mà mục đích duy nhất của chúng là nhằm truyền đi những thông điệp có tính xoa dịu, hàn gắn. Mục đích chính yếu ở đây là nhằm chữa trị cho người bệnh với sự giúp đỡ của một nhóm người tham gia vào một công việc chung đó là cùng nhau thực hiện một nghi thức. Chúng tôi nhận thấy rằng việc tiến hành nghi thức bằng động tác thể chất thì sẽ hữu hiệu trong việc tạo nên những thay đổi tích cực nhiều hơn bất cứ hình thức trao đổi bằng lời nào. Trở lại một trong số những ví dụ đã nêu của chúng tôi ở trên, nếu chúng tôi chỉ đơn thuần nói với cha mẹ rằng đứa con nhỏ của họ thực sự không có bệnh và họ đừng nên điều trị cho con như một người khiếm khuyết như thế, thì có lẽ chúng tôi đã không bao giờ đạt được hiệu quả chữa trị nhanh chóng như thế. Nhưng bằng cách hợp nhất gia đình lại trong một nghi thức được “kê đơn” một cách cẩn thận, đẩy đến cực điểm tính hủy hoại của những loại thuốc mà trẻ sử dụng, để nhắc đi nhắc lại tiếng khóc kể “Con hoàn toàn lành mạnh”, chúng tôi có thể tạo nên một động cơ tập thể mạnh mẽ và vì thế hình thành một hệ thống quy chuẩn mới. Với ý nghĩa đó, nghi thức được cho là có tác dụng thuyết phục toàn thể nhóm phấn đấu hướng về một mục đích chung.
  • 9. Liên quan đến việc này, tôi cũng phải nhấn mạnh đến việc sử dụng rộng rãi các nghi thức trong nhiều xã hội hiện đại ngày nay. Những nghi thức này không bao gồm những phát ngôn hoặc khẩu hiệu mà người ta có thể bỏ ngoài tai một cách chọn lọc, nhưng chúng cố gắng tạo nên các ý tưởng về sự hợp tác trong xã hội cũng như trong gia đình thông qua các hoạt động vui chơi, khiêu vũ và các sinh hoạt cộng đồng khác, thậm chí một cách nghịch lý là thông qua rất nhiều loại hình tranh tài thể thao khác nhau. Việc “phát minh” ra một nghi thức gia đình luôn luôn đòi hỏi một cố gắng sáng tạo to lớn từ phía nhà trị liệu, và thường là, nếu có thể nói rằng, một “sự lóe sáng của thiên tài” (flashes of genius), bởi nếu chỉ vì một nghi thức đã được chứng minh rằng nó có hiệu quả trong trường hợp một gia đình này thì điều đó vẫn không đủ để chứng minh rằng nó sẽ có hiệu quả tương tự đối với một gia đình khác. Sở dĩ như thế là do mỗi gia đình có những quy luật riêng biệt và những “trò chơi” riêng biệt. Đặc biệt nghi thức không phải là một kiểu “giao tiếp mêta” (metacommunication) của những quy luật này, hãy cứ để mặc nó cho những trò chơi như thế; đúng hơn nghi thức chính là một kiểu “trò chơi đối lập” (countergame) mà một khi được chơi nó có tác dụng phá hủy kiểu chơi ban đầu. Nói cách khác, nó dẫn đến việc thay thế những “lễ nghi” không lành mạnh và sai lầm về nhận thức luận (ví dụ triệu chứng chán ăn) bằng những lễ nghi lành mạnh hơn, hợp lý hơn về nhận thức luận. Tôi tuyệt đối tin rằng những “triệu chứng” tâm thần được phát sinh từ những hệ thống có sự điều hòa thăng bằng nội tại theo kiểu cứng nhắc (rigid homeostatic systems) và chúng là cuộc “chiến tranh lạnh” được tiến hành bởi một tiểu hệ thống nào đó (chẳng hạn bởi những liên minh kết bè phái giữa một phụ huynh và một đứa con) mà biểu hiện càng mạnh mẽ thì sự bí mật bên trong càng nhiều. Chúng tôi biết rằng những hệ thống bệnh lý như thế được vận hành bởi những quy luật bí mật thường là bị ẩn giấu (Nguyên văn: “shun the light of the day”: Tránh xa ánh sáng ban ngày) và chúng gắn kết gia đình lại với nhau bằng những mối liên kết bệnh lý. Nói cách khác, những triệu chứng tâm thần có khuynh hướng phát triển trong những hệ thống gia đình đang bị đe dọa tan vỡ; trong những hệ thống như thế các triệu chứng góp phần thực hiện vai trò như những “nghi lễ quy phục” (submission rites) thường thấy trong thế giới động vật: chúng giúp tránh được các hành vi gây hấn từ chính đồng loại của mình. Chỉ duy có một sự khác biệt bi thảm này thôi: các lễ nghi tương tự như thế ở loài người được gọi là “bệnh”, chúng đảm nhận những chức năng quy chuẩn từ chính sự loạn năng đặc biệt mà chúng đang cố gắng loại trừ. 