SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 77
Baixar para ler offline
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ
1 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
2 BHXH Bảo hiểm xã hội
3 BHYT Bảo hiểm y tế
4 BTC Bộ tài chính
5 TSCĐ Tài sản cố định
6 CP Cổ phần
7 GTGT Giá trị gia tăng
8 QĐ Quyết định
9 NVBH Nhân viên bán hàng
10 NVVP Nhân viên văn phòng
11 TK Tài khoản
12 TKĐƯ Tài khoản đối ứng
13 KPCĐ Kinh phí công đoàn
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang
Bảng1.1 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2012 – 2014 9
Bảng 2.2.1 Mức lương tối thiểu 27
Bảng 2.2.2 Tỷ lệ các khoản trích theo lương 28
Bảng 2.2.3 Biểuthuế lũy tiếntừng phần 29
Biểu 2.1 Bảng chấm công của bộ phận văn phòng tháng 1 năm 2015 44
Biểu 2.2 Bảng thanh toán tiền lương của bộ phận văn phòng tháng 1 46
Biểu 2.3 Bảng chấm công của bộ phận bán hàng tháng 1 năm 2015 47
Biểu 2.4 Bảng thanh toán tiền lương của bộ phận bán hàng tháng 1 48
Biểu 2.5 Bảng thanh toán tiền lương toàn công ty tháng 1 năm 2015 49
Biểu 2.6 Phiếu nghỉ hưởng BHXH 50
Biểu 2.7 Phần thanh toán BHXH 51
Biểu 2.8 Bảng thanh toán BHXH 52
Biểu 2.9 Bảng tổng hợp các khoản trích theo lương 54
Biểu 2.10 Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 55
Biểu 2.11 Phiếu chi tiền lương tháng 1 năm 2015 56
Biểu 2.12 Phiếu thu tiền trợ cấp BHXH 57
Biểu 2.13 Chi kinh phí công đoàn 58
Biểu 2.14 Sổ chi tiết tài khoản 334 59
Biểu 2.15 Sổ chi tiết tài khoản 338.2 60
Biểu 2.16 Sổ chi tiết tài khoản 338.3 61
Biểu 2.17 Sổ chi tiết tài khoản 338.4 62
Biểu 2.18 Sổ chi tiết tài khoản 338.6 63
Biểu 2.19 Tính tiền lương và các khoản trích theo lương 65
Biểu 2.20 Thanh toán lương CNV 66
Biểu 2.21 Các khoản trích theo lương 67
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT Tên Sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy công ty Atax Việt Nam 11
Sơ đồ 1.2 Quy trình thiết kế và đấu thầu các chương trình của công ty 14
Sơ đồ 1.3 Cơ cấu kế toán 15
Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 17
Sơ đồ 2.1 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương
42
Sơ đồ 2.2 Quy trình ghi sổ tiền lương và các khoản trích theo lương 43
Biểu 2.22 Nộp các khoản BHXH, BHYT, BHTN 68
Biểu 2.23 Thu tiền BHXH do cơ quan BHXH trả 69
Biểu 2.24 Chi KPCĐ sử dụng tháng 1 70
Biểu 2.25 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 71
Biểu 2.26 Sổ cái TK 334 72
Biểu 2.27 Sổ cái TK 338 73
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
LỜI MỞ ĐẦU

Chúng ta đều biết, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị
trường phải quan tâm đến nhiều vấn đề như: Nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất
kinh doanh, quảng cáo, xúc tiến bán hàng và đặc biệt là quản lý tài chính trong doanh
nghiệp.
Trong quản lý kinh tế tài chính, kế toán là một bộ phận quan trọng. Nó giữ một
vai trò tích cực trong quản lý là công cụ của người quản lý nhằm điều hành và kiểm
soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cung cấp thông tin cần thiết cho việc
điều hành và quản lý các doanh nghiệp, cũng như quản lý vĩ mô của nhà nước. Kế toán
tiền lương là một khâu quan trọng trong việc tổ chức công tác kế toán. Tiền lương là
nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động để tái sản xuất sức lao động và là đòn bẩy
để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Yếu tố con người trong mọi thời đại là nhân tố để
phát triển, con người sống không thể không lao động. Lao động của con người theo
Các Mác là một trong ba yếu tố quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất, giữ vai trò
then chốt trong việc tạo tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho người lao động. Lao động
có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo cho sự phồn vinh
của mọi Quốc gia.
Ở các Doanh nghiệp, trong chiến lược kinh doanh của mình yếu tố con người bao
giờ còng đặt lên vị trí hàng đầu. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình
khi sức lao động mà họ bỏ ra được đền bù xứng đáng dưới dạng tiền lương. Gắn với
tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm: Quỹ BHXH, quỹ BHYT, Bảo hiểm
thất nghiệp, quỹ trợ cấp mất việc làm và KPCĐ. Các quỹ này thể hiện sự quan tâm của
toàn xã hội đối với người lao động.
Tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những vấn đề không chỉ
người lao động mà cả doanh nghiệp quan tâm. Vì vậy, hạch toán phân bổ chính xác
tiền lương sẽ giúp doanh nghiệp tính đúng chi phí giá thành sản phẩm, tính đúng, đủ và
thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động sẽ kích thích người lao động phát
huy tính sáng tạo, nhiệt tình hăng say lao động. Từ đó giúp doanh nghiệp hoàn thành
kế hoạch sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng
tích luỹ và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
Hạch toán tiền lương chính xác sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh,
nâng cao hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp. Chính Vì vậy việc nghiên cứu công
tác tổ chức kế toán tiền lương là điều cần thiết nhằm tìm ra những mặt tiêu cực, những
vấn đề chưa hợp lý để từ đó có những biện pháp khắc phục giúp cho doanh nghiệp
vững mạnh hơn trên con đường kinh doanh của mình.
Trong điều kiện hiện nay, việc xây dựng một chế độ trả lương phù hợp, hạch toán
đầy đủ và thanh toán kịp thời nhằm nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên càng
cần thiết. Sau thời gian nghiên cứu và tạo hiểu tại Công ty cổ phần Atax Việt Nam.Với
mục đích tạo hiểu sâu hơn về Kế toán tiền lương em đó chọn đề tài "Kế toán tiền lương
và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Atax Việt Nam". Tuy đề tài không
phải là mới mẻ nhưng với kiến thức được học tập ở trường và những hiểu biết thực tế
sau khi nghiên cứu và khảo sát chung, em mong muốn có thể góp một phần công sức
trong quá trình hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền lương.
Báo cáo thực tập được chia làm 3 phần:
Báo cáo gồm 3 Phần:
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ATAX VIỆT NAM
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ATAX VIỆT NAM
PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
Với những hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn non, song với kiến thức
đó được học ở trường cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Cô giáo Đậu Thị
Kim Phượng cùng anh chị ở phòng Kế toán Công ty cổ phần Atax Việt Nam em để viết
và hoàn thành Báo cáo thực tập cơ sở ngành này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP ATAX VIỆT NAM
Giới thiệu Công ty Cổ phần ATAX Việt Nam
Phần mềm kế toán ATAX, ATAX Công ty kiểm toán quốc tế, sau 9 năm hoạt
động,Trung tâm Công nghệ Tin học ATAX phát triển rộng khắp Hà Nội và các tỉnh
lân cận. Ngày 02 tháng 12 năm 2010 thành lập Công ty Cổ phần ATAX Việt Nam có
trụ sở chính đặt tại số 11, đường S, Trường Đại học Nông nghiệp I, Trâu Quỳ, Gia
Lâm, Hà Nội và một Chi nhánh đặt tại số 179C Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội.
Phần mềm kế toán ATAX 9.1.2012 6 phân hệ chính, được thiết kế rất đơn giản,
gọn nhẹ và dễ dàng sử dụng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục tiêu giúp
doanh nghiệp không cần đầu tư nhiều chi phí, người sử dụng chỉ cần biết nghiệp vụ kế
toán sẽ có thể sở hữu và làm chủ được mọi hoạt động kế toán trong doanh nghiệp. Đặc
biệt phần mềm được hỗ trợ trong việc tạo mẫu và phát hành in hoá đơn theo nghị định
số 51/2010/NĐ-CP, gắn kết với thông tư 28 ngày 28 tháng 02 năm 2011
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
- Tên đơn vị: Công ty cổ phần Atax Việt Nam.
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 11, đường S, Trường đại học Nông nghiệp I, Trâu Quỳ,
Gia Lâm, Hà Nội.
- Điện thoại: 043 8760 397. Fax: 043 8760 397.
- Website: http://atax.com.vn.
- Giám đốc: Trần Viết Cường.
- Đối tượng khách hàng: Tất cả mọi khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc
doanh.
- Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ phần mềm, thiết kế web, phần cứng, lập trình
máy tính. Đào tạo nguồn nhân lực kế toán cao cấp, cung cấp nhân lực. Đào tạo thiết lập
hệ thống tài chính kế toán theo yêu cầu tại doanh nghiệp.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần.
- Vốn điều lệ: 8.000.000.000 đồng.
- Một số chỉ tiêu kinh tế của đơn vị trong 3 năm gần nhất:
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch(+/-) Chênh lệch(%)
2013/2012 2014/2013 2013/2012 2014/2013
1 Tài sản 1,429,773,674 2,045,788,923 2,532,554,347 616,015,249 486,765,424 43,08% 23,79%
2 Doanh thu
thuần
2,333,851,161 4,348,854,961 5,099,539,507 2,015,003,800 750,684,546 86,34% 17,26%
3 Gía vốn hàng
bán
1,920,324,528 1,920,3224,528 3,207,120,096 0 1,286,795,568 0% 67,01
4 Chi phí 365,871,589 468,827,818 884,929,665 102,956,229 416,101,847 28,14% 88,75%
5 Vốn chủ sở
hữu
932,705,692 1,746,876,368 1,874,468,753 814,170,676 127,592,385 87,29% 7,03%
6 Lợi nhuận
trước
thuế(6=2-3-4)
47,655,044 1,959,702,615 1,007,489,746 1,912,047,571 (952,212,869) 4012,27% (48.59%)
7 Lợi nhuận sau
thuế
38,124,035 1,567,762,092 805,991,797 1,529,638,057 (761,770,295) 4012,27% (48,59%)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2012-2014)
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
Dựa vào số liệu Bảng 1.2, ta có thể thấy khái quát tình hình hoạt động, sản xuất
kinh doanh của đơn vị. Trong 3 năm gần đây 2012 đến 2014, công ty ngày càng mở
rộng quy mô sản xuất, số liệu của các chỉ tiêu đều tăng nhưng tốc độ tăng lại không
đồng đều nhau.
Về tổng tài sản, so với năm 2012, năm 2013 tăng 616.015.249 đồng tương ứng
tăng 43,08%. Tốc độ tăng của tài sản trong năm 2014 nhanh hơn trong năm 2013: Tăng
486.765.424 đồng tương ứng với 23,79%.
Về doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ so với năm 2012, năm
2013 tăng 2.015.003.800 đồng tương ứng tăng 86,34%. so với năm 2013, năm 2014
tăng 750.684.546 đồng tương ứng tăng 17,26%.đây là một tỷ lệ tăng trưởng tốt điều
này khẳng định quy mô phát triển của công ty.
Về giá vốn hàng bán, so với năm 2012, năm 2013 không thay đổi. So với năm
2013, năm 2014 tăng 1.286795568 đồng tương ứng với 67,01%.
Về chi phí, so với năm 2012, năm 2013 tăng 102.956.229 đồng tương ứng tăng
28,14%.So với năm 2013,năm 2014 tăng 416.101.847 đồng tương ứng với 88,75%.
Về lợi nhuận trước thuế, so với năm 2012, năm 2013 tăng mạnh 1.912.047.571
đồng tương ứng tăng 4012,27%, tốc độ tăng tương đối cao. So với năm 2013, năm
2014 giảm 952.212.869 đồng, tương ứng giảm 48,59%.
Về lợi nhuận sau thuế, so với năm 2012, năm 2013 tăng mạnh 1.529.638.057
đồng tương ứng tăng 4012,27% .So với năm 2013 thì năm 2014 giảm 761.770.295
đồng tương ứng giảm 48,59%.Với mức tăng của năm 2013 và giảm nhẹ của năm 2014
công ty có thể đầu tư, mở rộng thị trường kinh doanh nhằm nâng cao mức lợi nhuận
trong năm tới.
Về vốn chủ sở hữu, so với năm 2012 thì năm 2013 tăng mạnh 814.170.676
đồng tương ứng tăng 87,29%. So với năm 2014, năm 2014 tăng nhẹ 127.592.385 đồng,
tương ứng tăng 7,03%.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
1.2 Mô hình tổ chức quản lý của công ty
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty CP Atax Việt Nam
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận quản lý:
- Ban giám đốc:
Ban Giám đốc chịu trách nhiệm về các hoạt động của chính công ty, đồng thời
thực hiện việc giám sát hoạt động của những công ty thành viên trong nhóm công ty.
Quyền hành của Ban Tổng Giám đốc được phân định rõ ràng. Thành phần Ban Tổng
Giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc, hai Phó Tổng Giám đốc và Giám đốc Tài chính.
Các cuộc họp hàng tháng được tổ chức giữa Ban Tổng Giám đốc và Ban Điều hành của
từng công ty thành viên nhằm đánh giá tình hình hoạt động thường kỳ của các mảng
kinh doanh và thảo luận các vấn đề quan trọng khác. Đại diện của Ban Kiểm toán Nội
bộ và Phòng Kế toán của công ty mẹ cùng tham dự các cuộc họp này để thảo luận về
các nội dung có liên quan.
- Phòng kinh doanh:
Đây là bộ phận hết sức quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong Công ty. Đảm bảo
đầu vào và đầu ra của Công ty, tiếp cận và nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm
và mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng mới. Tổ chức thực hiện kế hoạch
kinh doanh, tính giá và lập hợp đồng với khách hàng.
Cung cấp thông tin, dịch thuật tài liệu, phiên dịch cho ban lãnh đạo. Theo dõi,
đôn đốc tiến độ thực hiện của các phòng ban, phân xưởng đảm bảo sản xuất sản phẩm
đúng thời hạn hợp đồng với khách hàng và kịp thời đề xuất những phương án sản xuất
hiệu quả nhất.
Lập và phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cho Công ty, hàng quý
và hàng tháng cho các phân xưởng sản xuất. Lập lệnh sản xuất cho các phân xưởng,
duy trì và nâng cao nguồn hàng cho Công ty. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả
công tác Marketing trong từng thời điểm.
- Phòng kế hoạch và đầu tư:
Phòng KH- ĐT có chức năng tham mưu giúp Giám đốc về kế hoạch SX của Công
ty bao gồm: Kế hoạch SX 6 tháng, 1 năm, 5 năm và kế hoạch dài hạn; Thực hiện
Phòng
Kinh
doanh
Phòng kế
hoạch và
đầu tư
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng kế
toán
Ban kiểm soátBan Giám đốc
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
nghiệp vụ thống kê - kế hoạch, chủ trì làm hồ sơ các dự án đấu thầu, nhận thầu trên tất
cả các lĩnh vực kinh doanh của công ty; Tham gia tìm kiếm, khai thác thị trường bảo
đảm đủ việc làm cho công ty; Quan hệ với các cơ quan trung ương, địa phương để giải
quyết công việc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Quy định nhiệm vụ của phòng KH- ĐT: Định hướng chiến lược phát triển của
công ty theo các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn; Xây dựng kế hoạch và quản lý kế hoạch
SXKD của các đơn vị trực thuộc; Lập các hợp đồng giao khoán giữa Công ty với các
đơn vị nhận thầu; Soạn thảo và quản lý hợp đồng kinh tế, theo dõi và quản lý giá thành
xây dựng. Tổng hợp và xử lý số liệu để có cơ sở đánh giá kết quả kinh tế của từng dự
án, kết quả hoạt động SX của công ty theo định kỳ 6 tháng, 1 năm; Thực hiện báo cáo
thống kê- kế hoạch định kỳ với cấp trên đúng theo qui định.
Quyền hạn: Có quyền đề nghị các đơn vị trực thuộc báo cáo kế hoạch định kỳ
hoặc đột xuất theo biểu mẫu cung cấp. Được quyền ban hành các văn bản hướng dẫn
nghiệp vụ, các văn bản chỉ đạo có liên quan đến công tác kế hoạch- dự án.
- Phòng tổ chức hành chính:
Có chức năng tham mưu giúp việc cho lãnh đạo công ty trong quản lý, điều hành
các lĩnh vực: Công tác tổ chức cán bộ; công tác nhân sự; chế độ tiền lương, giải quyết
các chế độ chính sách cho người lao động; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Công
tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; Công tác hành chính, quản trị, thư ký Công ty; Công
tác bảo vệ chính trị nội bộ.
Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới
hạn những nhiệm vụ chính sau: Tham mưu tổng hợp; Công tác thư ký Công ty; Công
tác lao động, tiền lương và chế độ chính sách; Công tác tuyển dụng đào tạo; Công tác
hành chính - quản trị; Công tác văn thư, lưu trữ và công tác bảo mật cơ quan; Thực
hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.
Quyền hạn: đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng quản lý
kinh doanh của công ty; Thay mặt Giám đốc để giải quyết các vấn đề liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ của Phòng trong phạm vi thẩm quyền được giao quản lý; Được
quyền yêu cầu/đề nghị các phòng, ban và đơn vị trong Công ty cung cấp các số liệu
liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng để tổng hợp báo cáo; Tham gia đóng
góp ý kiến với Lãnh đạo Công ty về những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm
vụ của Phòng; Có quyền kiến nghị đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc, xếp
lương chức danh đối với cán bộ công nhân viên của Phòng; Tham gia các cuộc họp có
liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng.
- Phòng kế toán:
Thu nhận, hệ thống hóa, xử lý thông tin và cung cấp thông tin, thu nhận thông tin
về các hoạt động kinh tế, tài chính cụ thể: Phòng kế toán lập các nghiệp vụ trong hệ
thống quản lý, giao dịch kinh tế, tài chính phát sinh trong toàn bộ Công ty và hoàn
thành theo đúng nội dung kinh tế về kế hoạch kinh doanh của Công ty, xác định cung
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
cầu thị trường, số vốn cần thiết để đầu tư mua, bán dự trữ hàng hóa, khả năng kinh
doanh, đem lại lợi nhuận cho Công ty.
Phản ánh trung thực, khách quan của số liệu kế toán, ghi chép, phản ánh vào các
sổ kế toán tổng hợp và chi tiết, cung cấp thông tin qua các hệ thống báo cáo, vận dụng
chế độ báo cáo phù hợp vào việc kiểm tra các hoạt động kinh tế của đơn vị, tổ chức lưu
giữ chứng từ theo quy định của pháp luật.
Nắm bắt tình hình thị trường nhu cầu của người tiêu dùng để thông tin phản ánh
với công ty, có sự điều chỉnh hợp lý để đảm bảo vừa kinh doanh có hiệu quả vừa cung
ứng kịp thời cho người tiêu dùng.
- Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát thực hiện việc giám sát ban Giám đốc trong việc
quản lý và điều hành công ty và các nhiệm vụ theo quy định pháp luật và điều lệ công
ty như xem xét phạm vi, kết quả kiểm toán với kiểm toán độc lập, thẩm định các báo
cáo tài chính, báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ v.v… Ban Kiểm soát bao gồm 3
thành viên, trong đó có một thành viên độc lập. Ban Kiểm soát có quyền sử dụng tư
vấn chuyên nghiệp độc lập để thực hiện các công việc được giao nếu thấy cần thiết.
1.2.2 Mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý:
- Giám đốc chỉ đạo về chủ trương, đường lối, định hướng cho phó Giám đốc và
các trưởng bộ phận chức năng.
- Trong phạm vi được phân quyền, chỉ đạo của PGĐ đối với các trưởng bộ phận
chức năng cũng có hiệu lực như chỉ đạo của Giám đốc.
- Khi cần thiết, Giám đốcchỉ đạo trực tiếp cho các cấp dưới của các bộ phận chức
năng thì Giám đốc thông báo lại cho trưởng các bộ phận chức năng được biết.
- Các trưởng bộ phận chức năng là người giúp việc, trợ lý giúp việc tích cực cho
BGĐ về chuyên môn nghiệp vụ của chức năng được phân công phụ trách.
- Các trưởng bộ phận chức năng báo cáo cho Giám đốc về kết quả công việc được
phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về kết quả công việc
của bộ phận mình quản lý.
- Quan hệ giữa BGĐ với trưởng các bộ phận chức năng là mối quan hệ chỉ huy,
chỉ đạo và chấp hành mệnh lệnh, mỗi người dưới quyền phải chấp hành một cách
nghiêm chỉnh các chỉ đạo của Giám đốc ( trực tiếp hoặc thông qua hệ thống thông tin
chính thức) về SXKD, công tác nhiệm vụ được phân công.
- Riêng kế toán trưởng, ngoài việc chấp hành chỉ đạo mệnh lệnh của Giám
đốcnhư các trưởng phòng, trưởng các đơn vị sản xuất khác còn được thực hiện một số
nhiệm vụ quyền hạn theo Luật kế tóan và báo cáo với HĐQT khi ý kiến của mình trái
với ý kiến chỉ đạo của Giám đốc.
- Các trưởng phòng, trưởng các đơn vị sản xuất được quyền đề xuất lên Giám đốc
để khen thưởng kỷ luật, bổ nhiệm, trả lương, chấm dứt HĐLĐ đối với nhân sự thuộc
phạm vi quản lý..
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
- Các trưởng phòng, trưởng các đơn vị sản xuất cũng như CBCNV khác của Công
ty được quyền đề đạt trình bày ý kiến của mình, hoặc tập thể trước quyết định của
Giám đốc. Nhưng vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của Giám đốc khi
chưa có ý kiến gì khác của Giám đốc hoặc ý kiến của cấp trên có thẩm quyền.
- Khi cấp dưới muốn đề xuất một vấn đề lên Giám đốc, cấp đưới phải tự đề xuất
biện pháp giải quyết và chịu trách nhiệm với việc đề xuất ý kiến của mình.
- Các phòng ban tổ chức phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở chức năng, nhiệm
vụ được phân công, cùng nhau hợp tác để thực hiện mục tiêu chung. Trong trường hợp
chưa có sự thống nhất trong việc phối hợp thì quyết định của Giám đốc là ý kiến cuối
cùng.
1.3 Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của công ty Atax Việt Nam
Trước hết, khi có chương trình mời thầu của khách hàng. Phòng kinh doanh kết
hợp với các phòng ban liên quan xem xét. Hồ sơ mời thầu với các yếu tố như: Thiết
kế, yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, thiết bị và, nhân công để lập giá trị dự toán theo
từng công trình, hạng mục công trình, để lập hồ sơ dự thầu. Sau khi lập hồ sơ dự thầu,
công ty gửi đến đơn vị khách hàng để tham gia đấu thầu.
Nếu trúng thầu sẽ tổ chức tiến hành lập trình chương trìnhtheo hợp đồng đã ký với
khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng.
Chương trình sẽ được thực hiện theo quy trình công nghệ như sau:
Sơ đồ 1.2:Quy trình thiết kế và đấu thầu các chương trình của công ty
Đấu thầu Lập kế hoạch
lập trình
Tiến hành lập
trình và chạy
thử
Mời các lập
trình viên cố
vấn
Giao nhận chương trình, hạng mục chương
trình hoàn thành
Duyệt, quyết toán chương trình, hạng mục
chương trình
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
1.4 Công tác kế toán
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán, phân công lao động kế toán
Sơ đồ 1.3 Cơ cấu kế toán:
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức điều hành chung toàn bộ công tác kế
toán của công ty, tổng hợp các thông tin tài chính kế toán phục vụ cho yêu cầu của
giám đốc và các phòng ban liên quan đồng thời tổ chức tạo nguồn vốn tổ chức phân
tích hoạt động kinh tế tổ chức kiểm tra kế toán và lập các kế toán tín dụng, đặc biệt kế
toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và giám đốc công ty về toàn bộ công
tác tài chính kế toán của công ty.
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ theo dõi phần hành kế toán nói chung tổng hợp
toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ kế toán. Xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh cuối kỳ.
- Kế toán thanh toán và tiền lương: Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ
liên quan đến tiền mặt thanh toán với ngân hàng và ngân sách nhà nước, tính lương cho
CBCNV. Kế toán sử dụng phiếu thu, phiếu chi, bảng phân bổ tiền lương, sổ cái các tài
khoản liên quan.
- Kế toán công nợ: Theo dõi toàn bộ công nợ phát sinh trong công ty.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng
hợp
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
công nợ
Kế toán
bán
hàng
Thủ
quỹ
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
- Kế toán bán hàng: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tiêu thụ hàng hóa. Các
phương thức bán hàng chủ yếu của công ty là bán hàng trực tiếp thu tiền mặt hoặc tiền
chuyển khoản.
- Thủ quỹ: Đảm nhận việc thu chi tiền mặt hàng ngày và quản lý quỹ tiền mặt
của công ty.
- Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung
thống nhất, phòng tài chính kế toán của công ty có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng
ban khác.
Đối với phòng kế hoạch đầu tư: Kết hợp xây dựng giá thành kế hoạch, giá bán kế
hoạch và giá tiêu thụ trong năm. Đối chiếu khâu mua vào và khâu tiêu thụ hàng ngày.
Phòng kế hoạch duyệt số lượng mua, sau đó chuyển sang phòng tài chính kế toán để
thanh toán.
Đối với phòng tổ chức hành chính: Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm cung
cấp thông tin về tình hình thực hiện tiền lương hàng tháng, quý, năm để phòng tổ chức
hành chính lập báo cáo. Đồng thời căn cứ vào kế hoạch tiền lương và tổ chức tiền
lương của phòng tổ chức hành chính, phòng tài chính kế toán thực hiện thanh toán
lương cho công nhân viên.
Đối với phòng kinh doanh: Quản lý hồ sơ khách hàng, đôn đốc thu hồi công nợ,
phản ánh tình hình nợ đọng của khách hàng.
1.4.2.Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty CP Atax Việt Nam
- Xuất phát từ yêu cầu tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý và trình độ quản lý.
Công ty CP đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn tổ chức công tác kế
toán theo hình thức tập trung tại phòng Kế toán.
- Hình thức kế toán áp dụng là hình thức Chứng từ ghi sổ.
- Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12
hàng năm. Công ty sử dụng đồng tiền Việt Nam đồng trong hạch toán kế toán các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Thuế giá trị gia tăng được tính theo phương pháp khấu trừ.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng
trong kế toán: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt
Nam theo tỷ giá hối đoái của các ngân hàng giao dịch tại thời điểm thanh toán.
- Khấu hao tài sản cố định hữu hình được trích theo phương pháp khấu hao đường
thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản.
- Hình thức kế toán của công ty được trình bày theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Sổ quỹ Chứng từ
gốc
Số đăng
ký chứng
từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân
đối số
phát sinh
Báo cáo
kế toán
Chứng từ
ghi sổ
Sổ, thẻ kế
toán chi
tiết
Bảng
tổng hợp
chi tiết
Lập bảng tổng
hợp chứng từ
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
 Chứng từ ghi sổ
 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
 Sổ Cái
 Các Sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi
sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được
dùng để ghi sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được
dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng, khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát
sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng
phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trong sổ Cái. Căn cứ vào sổ Cái lập bảng cân
đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu số liệu khớp đúng ghi trên sổ cái và sổ chi tiết được dùng để
lập báo cáo tài chính.
1.4.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006. Căn cứ vào Bảng hệ thống tài khoản của
Bộ Tài Chính và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty lựa
chọn các tài khoản thích hợp sử dụng trong việc hạch toán kế toán của Công ty và chi
tiết theo yêu cầu của công tác kế toán.
Một số tài khoản sử dụng chủ yếu trong công ty:
 TK 111: Tiền mặt.
 TK 112: Tiền gửi ngân hàng.
 TK 131: Phải thu khách hàng.
 TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
 TK 141: Tạm ứng.
 TK 331: Phải trả người bán
 TK 334: Phải trả người lao động
 TK 641: Chi phí bán hàng
 TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Và nhiều tài khoản khác nữa.
 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán.
Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006, và trong phạm vi liên quan, các Chuẩn
mực Kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung,
hướng dẫn thực hiện.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân của Quốc
hội, số 26/2012/QH13
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế của Quốc hội, số
21/2012/QH13
Luật Kế toán ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2003và Nghị định kèm theo số
129/2004/NĐ-CP ban hành ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính Phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh
doanh.
Nghị định 04/2014/NÐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Thông tư số 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa
đơn.
Chứng từ của Công ty được bảo đảm theo mẫu quy định, có đầy đủ các yếu tố
như: tên gọi chứng từ, ngày tháng năm lập, số hiệu chứng từ, tên, mã số thuế, địa chỉ
của đơn vị lập chứng từ, tên địa chỉ của người nhận chứng từ cùng với đơn vị, nội dung
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng với các chỉ tiêu số lượng, đơn giá và giá trị, chữ
ký của các cá nhân và người đại diện pháp nhân của đơn vị phát hành chứng từ. Báo
cáo tài chính được lập phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
PHẦN 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SẢN XUẤT, KINH
DOANH, KẾ TOÁN TẠI CÔNG TYCP ATAX VIỆT NAM
2.1. Nội quy, quy chế của công ty.
Căn cứ Bộ Luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày
23/06/1994; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động các năm 2002 ;
2006 ; 2007;
Căn cứ Nghị định số 41/NĐ-CP ngày 06/07/1995 của Chính phủ Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về kỷ luật và trách nhiệm vật
chất; Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/04/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 41/CP;
Căn cứ Điều lệ của Công ty CP Atax Việt Nam
Căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh và tổ chức lao động trong Công ty, nay
công bố nội quy lao động của Công ty CP Atax Việt Nam gồm các điều khoản sau đây:
I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Bản nội quy lao động này bao gồm những quy định về kỷ luật lao động
mà người lao động phải thực hiện khi làm việc tại trụ sở Công ty và tại các công trường
trực thuộc Công ty, quy định việc xử lý đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ
luật lao động, quy định trách nhiệm vật chất đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao
động làm thiệt hại đến tài sản của Công ty.
Điều 2. Nội quy lao động này được áp dụng đối với mọi loại hình lao động, kể cả
người học nghề, tập nghề, thử việc (sau đây gọi là người lao động).
Điều 3. Những trường hợp không quy định trong Nội quy lao động này sẽ được
áp dụng theo Luật Lao động, Thỏa ước lao động tập thể của Công ty và các quy định
khác của Nhà nước.
II. THỜI GIAN LÀM VIỆC – THỜI GIAN NGHỈ NGƠI
Điều 4. Thời gian làm việc
Ngày giờ làm việc: Ngày giờ làm việc thống nhất chung của Công ty là 8
giờ/ngày.
- Người lao động làm việc 08 giờ mỗi ngày, buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30,
buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ.
- Mỗi tuần làm việc 40 giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
- Riêng ngày thứ Bảy làm việc theo khối lượng công việc đã được giao trong
tuần chưa hoàn thành.
Điều 5. Thời gian nghỉ ngơi
5.1. Nghỉ Lễ, Tết: Người lao động được nghỉ các ngày Lễ, Tết như sau
- Tết Dương lịch : 01 ngày (01/01 dương lịch).
- Tết Âm lịch : 04 ngày (01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm
ÂL).
- Giỗ tổ Hùng Vương : 01 ngày (Mùng 10/03 ÂL).
- Ngày chiến thắng : 01 ngày (30/04 dương lịch).
- Ngày Quốc tế Lao động : 01 ngày (01/05 dương lịch).
- Ngày Quốc khánh : 01 ngày (02/09 dương lịch).
Nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào
ngày làm việc tiếp theo.
5.2. Nghỉ phép (phép năm):
- Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ 12 ngày, làm
việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại được nghỉ 14 ngày. Người lao động làm việc
chưa đủ 12 tháng thì được tính tương ứng với số tháng đã làm, cứ 01 tháng được nghỉ
01 ngày.
- Người lao động làm việc liên tục trong Công ty đủ 05 năm (60 tháng), cứ mỗi
05 năm được nghỉ thêm 01 ngày phép năm.
- Người lao động có tổng thời gian nghỉ cộng dồn do tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp quá 06 tháng hoặc nghỉ ốm quá 03 tháng thì thời gian đó không được tính
để hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm.
5.3. Nghỉ ốm, thai sản, điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
- Người lao động được nghỉ ốm, thai sản, điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp,… được nghỉ làm việc theo giấy chứng nhận của bác sĩ và được hưởng chế độ
BHXH theo Luật BHXH.
5.4. Nghỉ việc riêng có hưởng lương: Người lao động nghỉ việc riêng mà vẫn
hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau:
- Người lao động khi kết hôn : Được nghỉ 03 ngày.
- Con kết hôn : Được nghỉ 01 ngày.
- Bố, mẹ (kể cả của bên vợ hoặc bên chồng) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết:
được nghỉ 03 ngày.
III. TÁC PHONG LÀM VIỆC - TRẬT TỰ TRONG CÔNG TY
Điều 6. Các quy định về tác phong làm việc – trật tự trong Công ty
- Hoàn thành công việc theo yêu cầu. Thường xuyên báo cáo trung thực kết qủa
làm việc và công tác với Trưởng phòng hoặc người phụ trách trực tiếp và lãnh đạo đơn
vị.
- Người lao động phải đến làm việc và ra về đúng giờ quy định. Trường hợp đi
công tác bên ngoài phải báo trước và được sự đồng ý của Trưởng phòng hoặc người
phụ trách trực tiếp.
- Để xe đúng nơi, đúng chỗ.
- Trang phục sạch sẽ gọn gàng, trong giờ làm việc phải mặc đồng phục theo quy
định của Công ty.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
- Có thái độ văn minh, lịch sự, cởi mở, hòa nhã, tôn trọng đồng nghiệp và khách
hàng. Nghiêm cấm các hành vi thiếu tôn trọng khách hàng hoặc vì bất đồng ý kiến mà
trù dập, nói xấu lẫn nhau, gây mất đoàn kết.
- Không đến khu vực hạn chế hoặc nơi không thuộc trách nhiệm của mình.
Không làm việc riêng, không cười nói ồn ào trong giờ làm việc hoặc tranh cãi lớn
tiếng, ẩu đả làm ảnh hưởng đến công việc và uy tín của Công ty.
- Trước khi ra khỏi nơi làm việc để đi công tác phải báo cáo lãnh đạo trực tiếp.
Công tác hoàn thành phải báo cáo kết quả công việc.
- Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ. Hồ sơ, tài liệu để trật tư, ngăn nắp
theo đúng quy trình ISO 9001:2008.
- Chấp hành sự phân công hợp lý của người phụ trách trực tiếp.
- Giữ vệ sinh chung trong Văn phòng công ty và nơi làm việc. Giữ gìn bảo vệ
tài sản máy móc thiết bị, sắp xếp ngay ngắn gọn gàng. Không gây lãng phí điện thoại,
điện, nước, văn phòng phẩm khi sử dụng. Kiểm tra thường xuyên thiết bị phòng cháy
chữa cháy.
- Nghiêm cấm việc dùng chất kích thích, ma túy, rượu chè bê tha hoặc các hình
thức cờ bạc trong giờ làm việc.
- Nghiêm cấm mang vật liệu nổ, dễ cháy vào khu vực cơ quan.
2.2. Hệ thống quy phạm pháp luật.
2.2.1. Hoạt động thu chi và thanh toán.
Các văn bản về chế độ thu, chi, thanh toán.
Chế độ kế toán: Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng
9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thay thế cho Quyết định số 1177
TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế
toán doanh nghiệp vừa và nhỏ” và Nghị định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001
của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc “Bổ sung sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa
và nhỏ ban hành theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT”.
Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định được phép thanh toán tiền mặt với một số
chi phí nhất định, có hiệu lực từ ngày 15/02/2014.
Thông tư số 244/2009/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán
doanh nghiệp:
Ngoài VNĐ, đồng tiền hạch toán có thể là ngoại tệ, trường hợp đơn vị kế toán
chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ do Bộ Tài chính quy
định làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán, lập và trình báo cáo tài chính.
Thông tư số 242/2009/TT-BTC ban hành ngày 30/12/2009, hướng dẫn một số
điều tại quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp khác.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
Thông tư số 179/2012/TT-BTC ban hành ngày 10 tháng 12năm 2012, hướng
dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp.
Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động sản xuất
kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (của doanh nghiệp vừa sản xuất
kinh doanh, vừa có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản) được hạch toán ngay vào chi
phí tài chính.
Quản lý nợ phải trả:
Hàng tháng, công ty có trách nhiệm đánh giá, xác định khả năng thanh toán nợ
theo các hệ số quy định tại phụ lục số 5 kèm theo Thông tư này, thực hiện thanh toán
nợ đúng hạn.
 Quản lý các khoản nợ phải thu:
Việc quản lý nợ phải thu phải thực hiện theo quy định tại điều 18 Quy chế tài
chính và các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, xử lý nợ tồn đọng. Trong
đó, công ty phải thường xuyên đối chiếu các khoản phải thu với khách nợ, phân loại
nợ để có biện pháp thu hồi nợ đúng hạn, xác định những khoản nợ khó đòi để trích
lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
 Tổ chức thực hiện:
 Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày công báo.
 Thông tư 89/2013 ban hành ngày 28/06/2013 thay thế cho thông tư
228/2009/TT-BTC được ban hành vào ngày 07 tháng 12 năm 2009 Hướng dẫn chế độ
trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản
đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây
lắp tại doanh nghiệp.
 Dự phòng nợ phải thu khó đòi:
* Xử lý khoản dự phòng:
- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập
dự phòng theo các quy định tại điểm 2 Điều này; nếu số dự phòng phải trích lập bằng
số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập;
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó
đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh
lệch;
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó
đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh
nghiệp.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
Thực trạng về vận dụng văn bản trong quản lý và hạch toán kế toán thu,
chi và thanh toán trong đơn vị.
Hiện nay Công ty đang vận dụng Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-
BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thay thế cho Quyết định
số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế
độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ” và Nghị định số 144/2001/QĐ-BTC ngày
21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc “Bổ sung sửa đổi chế độ kế toán doanh
nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT”, và Luật kế toán
số 03/2003/QH11 ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2003 trong quản lý và hạch toán kế
toán thu, chi và thanh toán.
Thông tư số 242/2009/TT-BTC ban hành ngày 30/12/2009 hướng dẫn một số
điều tại quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp khác.
 Thông tư số 179/2012/TT-BTC ban hành ngày 10 tháng 12năm 2012
hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp.
2.2.2.Hoạt động đầu tư, sử dụng, thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
Các văn bản về chế độ quản lý, sử dụng và khấu hao TSCĐ.
 Chế độ kế toán: Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14
tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thay thế cho Quyết định số 1177
TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế
toán doanh nghiệp vừa và nhỏ” và Nghị định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001
của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc “Bổ sung sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa
và nhỏ ban hành theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT”.
 Thông tư số 45/2013/TT-BTC công bố ngày 25/04/2013 hướng dẫn về chế độ
quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
 Chuẩn mực kế tóan số 03, 04 ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-
BTC, chuẩn mực số 06 ban hành theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC và quyết định
206/2003/QĐ-BTC
 Một số nội dung chính của Thông tư số 45/2013/TT-BTC:
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
 Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định hữu hình:
Ba tiêu chuẩn:
a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b. Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ
30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên.
 Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình:
Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba
tiêu chuẩn quy định tại điểm gạch đầu dòng ở trên, mà không hình thành TSCĐ hữu
hình được coi là TSCĐ vô hình.
.Nguyên tắc quản lý tài sản cố định:
- Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận
TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan).
- Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn
lại trên sổ sách kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ
kế toán của TSCĐ
=
Nguyên giá của
tài sản cố định

Số hao mòn
Luỹ kế của TSCĐ
- Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao,
doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và
trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.
- Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu
hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.
 Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
- Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định quy định tại điểm 2.2 mục IV phần
C Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn
thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-
CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu
nhập doanh nghiệp.
- TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục
được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân
gây ra. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường và giá trị thu hồi
được (nếu có), doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp.
- Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho
thuê.
- Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài
chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp
theo quy định hiện hành.
- Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển
khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì các TSCĐ này
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn
20% nguyên giá tài sản đó.
-Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo
số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng,
giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.
 Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:
a. Phương pháp khấu hao đường thẳng
b. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
c. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
- Nội dung của các phương pháp trên được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm
theo Thông tư này.
 Tổ chức thực hiện:
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 25/4/2013 và thay thế Quyết định số
203/2003/QĐ-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành
Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Thực trạng về vận dụng các văn bản trong quản lý và hạch toán kế
toánTSCĐ trong công ty.
Kể từ khi thành lập cho đến năm 2010 công ty đã vận dụng đúng theo Quyết
định 206/2003/QĐ-BTC về ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản
cố định trong quản lý và hạch toán kế toán TSCĐ trong công ty. Ngày 25/4/2010, Công
ty chuyển sang vận dụng Thông tư số 203/2009/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành
vào ngày 20/10/2009, và đến ngày 25/4/2014 công ty chuyển sang vận dụng thông tư
45/2014/TT-BTC do bộ tài chính ban hành, đồng thời tiến hành hạch toán kế toán
TSCĐ theo chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết đinh số
15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính có sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số
244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009.
 Thông tư số 45/2013/TT-BTC công bố ngày 25/04/2013 hướng dẫn về
chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
 Theo chuẩn mực kế toán số 03, 04 ban hành theo quyết định số
149/2001/QĐ-BTC, chuẩn mực số 06 ban hành theo quyết định số 165/2002/QĐ-
BTC và quyết định 206/2003/QĐ-BTC
 Phương pháp khấu hao TSCĐ mà công ty đang áp dụng: Phương pháp
khấu hao đường thẳng.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
2.2.3. Hoạt động mua bán, sử dụng, dự trữ hàng hoá.
Các văn bản về chế độ quản lý hoạt động mua bán, sử dụng hàng
hoá.
Căn cứ luật ngân sách nhà nước 16/12/2012.
Căn cứ luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 21/11/2007
Nghị định số 60/2003/NĐ/CP 6/6/2003của chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước.
2.2.4. Hoạt động quản lý lao động, tiền lương, các khoản trích theo (BHXH,
BHYT, KPCĐ, BHTN) trong đơn vị.
Các văn bản về chế độ quản lý lao động.
 Chế độ kế toán: Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14
tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thay thế cho Quyết định số 1177
TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế
toán doanh nghiệp vừa và nhỏ” và Nghị định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001
của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc “Bổ sung sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp
vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT”.
 Thông tư số 244/2009/TT-BTC ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2009,
hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán Doanh nghiệp.
 Ngày 14/11/2013 chính phủ ban hành nghị đinh 182/2013/NĐ-CP, quy đinh
mức lương tối thiểu vùng với nội dung cơ bản:
 Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01 tháng 01
năm 2013 như sau:
Bảng 2.2.1 Mức lương tối thiểu
Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Phụ lục ban hành
kèm theo Nghị định này.
Vùn
g
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/01/2013
I 2700.000 đồng/tháng
II 2.400.000 đồng/tháng
III 2100.000 đồng/tháng
IV 1.900.000 đồng/tháng
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 11 năm 2013.
Bảng 2.2.2: Tỷ lệ các khoản trích theo lương
Các khoản trích
theo lương
Doanh
nghiệp(%)
Người lao
động( %)
Tổng( %)
BHXH 18 8 26
BHYT 3 1.5 4.5
BHTN 1 1 2
KPCĐ 2 1 3
Tổng 24 11.5 35.5
 Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN:
Người lao động đóng BHXH, BHYT, BHYT theo chế độ tiền lương do người sử
dụng lao động quy định thì tiền lương, tiền công hàng tháng đóng BHXH, BHYT,
BHTN là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động gồm mức lương chính
hoặc tiền công và phụ cấp được ghi tại khoản 1 Điều 3 trong bản hợp đồng lao động.
 Trường hợp mức tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy
định cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng
đóng BHXH, BHYT, BHTN bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung
 Công văn số 656/BLĐTBXH được ban hành vào ngày 8 tháng 3 năm 2010
về việc bố trí ngày nghỉ cho người lao động.
 Một số nội dung chính của Công văn số 656/BLĐTBXH:
 Người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật
hoặc một ngày cố định khác trong tuần.
Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người
sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động được nghỉ tính bình quân một
tháng ít nhất là bốn ngày.
 Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH được ban hành vào ngày 22/01/2009,
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12
năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm xã hội
về bảo hiểm thất nghiệp.
 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ban hành ngày 15 tháng 08 năm 2013,có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2013, quy định chi tiết một số điều của Luật
Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập
cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
 Chính phủ quy định chi tiết về một số điều của Luật Thuế thu nhập
cá nhân.Với một số nội dung chính như:
 Đối với cá nhân kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hoá đơn,
chứng từ thu nhập chịu thuế được xác định theo công thức:
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương,
tiền công được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22
Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
Bảng 2.2.3 Biểu thuế lũy tiến từng phần
Bậc
thuế
Phần thu nhập tính
thuế/năm(triệu đồng)
Phần thu nhập tính
thuế/tháng(triệu
đồng)
Thuế suất
(%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35
Thu nhập tính thuế áp dụng Biểu thuế này là thu nhập của cá nhân cư trú có thu
nhập chịu thuế từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công sau khi đã trừ đi khoản giảm
trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo,
khuyến học.
Thông tư số 65/2013/TT-BTC ngày 01/07/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số
111/2013/NĐ-CP ngày 15/08/2013, có hiệu lực 01/10/2013 quy định chi tiết một số
điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Từ ngày 01/07/2013 thì trường hợp cam kết tổng thu nhập duy nhất thấp hơn
mức chịu thuế cần làm cam kết theo mẫu 23/BCK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư
156/2013/TT-BTC (thay cho mẫu ban hành kèm Thông tư 28/2011/TT-BTC)
Thu
nhập chịu
thuế trong
kỳ tính
thuế
=
=
Doanh thu
để tính thu
nhập chịu thuế
trong kỳ tính
thuế
-
-
Chi phí hợp
lý liên quan đến
việc tạo ra thu
nhập trong kỳ tính
thuế
=
+
Thu
nhập chịu
thuế khác
trong kỳ
tính thuế
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
Thông tư 37/2010/TT-BTC ban hành ngày 18 tháng 3 năm 2010 hướng dẫn về
việc phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ Thuế thu nhập cá nhân tự in trên
máy tính.
- Thông tư số 156/2013/TT-BTC ban hành ngày 6/11/2013.
Hồ sơ hoàn thuế theo mẫu số 01/ĐNHT.
Quyết định 102/2008/QĐ-BTC được ban hành vào ngày 15 tháng 12 năm 2008
về việc ban hành mẫu chứng từ thu thuế thu nhập cá nhân.
Hướng dẫn tại công văn 336/TCT-TNCN ngày 24/1/2014 của Tổng cục thuế về
việc hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2013. Ban hành kèm theo Quyết định này
là mẫu chứng từ thu thuế thu nhập cá nhân, gồm: Biên lai thuế thu nhập cá nhân-
CTT55 và chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân-CTT56.
Thực trạng về vận dụng các văn bản trong quản lý và hạch toán kế toán
lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương.
Theo lộ trình tăng mức đóng BHXH của Luật BHXH .Kế toán trong công ty
tiến hành trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCD theo tỷ lệ 26%, 4,5% 2%, 3%. Công ty
tiến hành tính thuế thu nhập cá nhân theo, thông tư 104/2013/TT-BTC ngày
02/08/2013 hướng dẫn việc tăng lương theo nghị định 66/2013/NĐ-CP.
1803/HD-TLĐ, hướng dẫn này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
Thông tư số 33/2013/TT-BLĐTBXH thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01 tháng 02 năm 2014. Mức lương tối thiểu vùng tại Điều 2 và các chế độ quy
định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
Các văn bản như công văn số 880/LĐTBXH-TĐTL,công ty không vận dụng.
2.2.5. Kế toán và quản lý chi phí, giá thành trong đơn vị.
Các văn bản về chế độ quản lý chi phí, giá thành.
Chế độ kế toán: Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng
9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thay thế cho Quyết định số 1177
TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế
toán doanh nghiệp vừa và nhỏ” và Nghị định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001
của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc “Bổ sung sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa
và nhỏ ban hành theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT”.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-
CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
thuế giá trị gia tăng.
Thông tư 228/2009/TT-BTC được ban hành vào ngày 07 tháng 12 năm 2009
Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn
thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa,
công trình xây lắp tại doanh nghiệp.
 Các khoản dự phòng được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh
năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp
tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; Đảm bảo
cho doanh nghiệp phản ánh giá trị NVL hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính
không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao
hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán
năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính
khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời
điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính.
Thực trạng về vận dụng các văn bản trong quản lý và hạch toán kế
toán và quản lý chi phí, giá thành.
Chế độ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC.
Công ty quản lý và hạch toán kế toán và quản lý chi phí, giá thành theo Thông
tư số 129/2008/TT-BTC.
 Thông tư 123/2012/TT-BTC và Công ty không vận dụng Thông tư
228/2009/TT-BTC về dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm,
hàng hoá.
2.2.6. Kế toán và quản lý bán hàng, cung cấp dịch vụ.
 Các văn bản về chế độ quản lý bán hàng, cung cấp dịch vụ.
Chế độ kế toán: Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng
9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
Nghị định số 04/2014/VĐ-CP ngày 17/01/2014 v/v sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định 51/2010NĐ-CP ngày 14/05/2010 quy định về hóa đơn bán hàng.
Thông tư số 141/2013/TT-BTC ngày 16/10/2013, hướng dẫn thi hành Nghị định
số 92/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế giá trị gia tăng. Thông tư có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 30/11/2013.
Chuẩn mực kế toán số 14-Doanh thu và thu nhập khác được ban hành và công
bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính.
Thực trạng về vận dụng các văn bản trong quản lý và hạch toán kế toán
bán hàng, cung cấp dịch vụ.
 Công ty quản lý và hạch toán kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ theo
Thông tư 123/2012/TT-BTC; Thông tư 18/2011/TT-BTC; Thông tư 129/2008/TT-
BTC; Chuẩn mực Doanh thu và thu nhập khác- CM số 14. Nguyên tắc và phương
pháp ghi nhận doanh thu theo đúng nội dung của Chuẩn mực Doanh thu và thu
nhập khác- CM số 14 được ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC;
Thông tư 13/2011/TT-BTC; Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn khởi tạo, phát
hành hóa đơn điện tử; Thông tư số 141/2013/TT-BTC.
2.2.7. Kế toán và quản lý tài chính trong đơn vị.
 Các văn bản về chế độ quản lý tài chính.
- Chế độ kế toán: Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng
9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thay thế cho Quyết định số 1177
TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế
toán doanh nghiệp vừa và nhỏ” và Nghị định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001
của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc “Bổ sung sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa
và nhỏ ban hành theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT”.
- Nghị định 83/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2013.
- Quyết định 2157/QĐ-BTC ban hành ngày 21 tháng 6 năm 2007 về việc sửa đổi,
bổ sung Quyết định 1683/QĐ-BTC ngày 2/6/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Ban
hành Quy chế quản lý tài chính tạm thời của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng
của doanh nghiệp.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
Thực trạng về vận dụng các văn bản trong quản lý và hạch toán kế toán và
quản lý tài chính.
 Công ty quản lý và hạch toán kế toán và quản lý tài chính theo Ban hành
theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính thay thế cho Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ” và Nghị
định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc “Bổ
sung sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số
1177 TC/QĐ/CĐKT”. Theo Thông tư số 244/2009/TT-BTC thay thế tài khoản 431
thành tài khoản 353 và xoá bỏ tài khoản 418 mà chuyển thành tài khoản 3534.
 Nghị định 83/2013/NĐ-CP
 Quyết định 2157/QĐ-BTC ngày 21/6/2007;Thông tư 33/2005/TT-BTC.
 Chế độ phân phối lợi nhuận như lập quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ đầu
tư phát triến… theo đúng nội dung của Thông tư 155/2009/TT-BTC.
2.2.8. Kế toán thuế và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Các văn bản về các loại thuế phải nộp cho Nhà nước.
Nghị định số 111/2013 ngày 15/08/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
Nghị định 218/2013/ NĐ-CP
Phụ lục kết quả kinh doanh của kỳ tính thuế năm trước liền kề theo mẫu số 03-
1A TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03 TNDN ban hành kèm theo
thông tư 28/2011/TT-TC 28-2-2011 của Bộ tài chính và các bản sửa đổi bổ sung, thay
thế.
Thông tư số 129/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính : Quy định việc quản lý và sử
dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác
thỏa thuận quốc tế.
Thông tư số 156/2013/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 20/12/2013
 Thông tư 219/2013/TT-BTC : Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2014.
 Đối tượng chịu thuế: Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng
hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả
hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không
chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.
 Người nộp thuế: Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề,
hình thức tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân
nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT.
Thông tư 111/2013/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01/10 /2013
 Thông tư của BTC số 05/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 hướng dẫn thi
hành Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/03/2009 và nghị định số 113/2011/NĐ-CP
ngày 08/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2009/NĐ-CP ngày
16/03/2009 quy định chi tiết thi hành một số điều luật của thuế tiêu thụ đặc biệt.
 Thông tư 40/2014/TT-BT hướng dẫn thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với
hoàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ vương quốc CAMPUCHIA
Thực trạng về vận dụng các văn bản trong quản lý và hạch toán kế toán
thuế và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Công ty quản lý và hạch toán kế toán thuế và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách
Nhà nước theo các văn bản sau:
 Cụ thể:
Nghị định số 111/2013 ngày 15/08/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
Nghị định 218/2013/ NĐ-CP
Thông tư số 129/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Thông tư số 156/2013/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 20/12/2013.
 Thông tư 219/2013/TT-BTC : Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
2.3. Hệ thống chứng từ, sổ chi tiết, sổ tổng hợp sử dụng để kế toán tiền lương
và các khoản trích theo lương tại công ty CP Atax Việt Nam
2.3.1 Nhiệm vụ và các chế độ kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương do Nhà nước quy định
2.3.1.1 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương
-Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động của
người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan
khác cho người lao động.
- Phân bổ khoa học, hợp lý chi phí nhân công cho các đối tượng sử dụng liên
quan. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chi
tiêu quỹ lương. cung cấp thông tin hữu ích cho lónh đạo doanh nghiệp và các bộ phận
có liên quan để đề ra được các chính sách sử dụng lao động có hiệu quả.
- Kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức kế toán tài chính với kế toán quản trị, kế toán tổng
hợp với kế toán chi tiết đối với chi phí nhân công.
2.3.1.2 Các chế độ về tiền lương do Nhà nước quy định
-Tiền lương theo sản phẩm: gồm tiền lương khoán, lương thưởng trả lương theo
sản phẩm gián tiếp, theo sản phẩm trực tiếp.
Các doanh nghiệp lựa chọn hình thức trả lương nào, sao cho phù hợp với tính chất
công việc, điều kiện kinh doanh gắn với yêu cầu và quản lý lao động cụ thể nhằm
khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất lao động và hiệu
quả công việc.
Chế độ quy định về tiền lương làm thêm giờ, thêm ca làm thêm trong các ngày
nghỉ theo chế độ quy định cho người lao động còng tính vào quỹ tiền lương, tiền lương
trả thêm cụ thể như sau:
Tiền lương trả thêm giờ = Tiền lương giờ thực tế trả * tỷ lệ % lương được trả
thêm* số giờ làm thêm
Mức lương trả thêm do nhà nước quy định :
-Bằng 150% nếu làm thêm vào ngày thường .
-Bằng 200% nếu làm thêm vào ngày cuối tuần .
-Bằng 300% nếu làm thêm vào ngày lễ.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
Nếu doanh nghiệp bố trí làm việc vào ban đêm ngoài hưởng lương theo thời gian
còn phải thêm ít nhất 30%theo lương thực tế cho người lao động .
2.3.1.3 Các chế độ về các khoản trích theo lương do Nhà nước quy định
- Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách trích theo tỉ lệ quy định trên
tổng số quỹ lương cơ bản các khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế phát sinh trong
tháng.
Theo chế độ kế toán hiện hành và luật lao động, tỷ lệ tính trích bảo hiểm xã hội
26%. Trong đó: 18% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp thay cho người lao
động được tính vào chi phí kinh doanh. 8% còn lại do người lao động góp và được tính
trừ vào thu nhập người lao động.
Quỹ bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý.
- Quỹ bảo hiểm y tế: Được hình thành bằng cách trích theo tỉ lệ quy định trên
tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế phát sinh
trong tháng. Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành 4.5%
Trong đó: 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp chịu thay
người lao động; 1.5% trừ vào tiền lương của người lao động.
- Kinh phí công đoàn: Là nguồn kinh phí chi tiêu cho hoạt động công đoàn hàng
tháng, do doanh nghiệp trích tỉ lệ % nhất định so với tổng số tiền lương được hưởng
thực tế, theo quy định hiện hành là 3%, trong đó doanh nghiệp chịu thay người lao
động 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% trừ vào tiền lương người lao động.
- Bảo hiểm thất nghiệp: Khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người bị
mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo Luật định.Đối tượng được nhận bảo hiểm thất
nghiệp là những người bị mất việc không do lỗi của cá nhân họ. Người lao động vẫn
đang cố gắng tìm kiếm việc làm, sẵn sàng nhận công việc mới và luôn nỗ lực nhằm
chấm dứt tình trạng thất nghiệp. Những người lao động này sẽ được hỗ trợ một khoản
tiền theo tỉ lệ nhất định. Ngoài ra, chính sách BHTN còn hỗ trợ học nghề và tìm việc
làm đối với NLĐ tham gia BHTN. Tỷ lệ trích bảo hiểm thất nghiệp hiện hành 2%.
Trong đó: 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp chịu thay người
lao động; 1% trừ vào tiền lương của người lao động.
2.3.2 Các hình thức tiền lương, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương:
2.3.2.1 Các hình thức tiền lương
Hiện nay doanh nghiệp trả lương theo hình thức tiền lương theo thời gian:
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
Là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang
bảng lương của nhà nước quy định và hợp đồng lao động đối với cán bộ công nhân
viên, người làm công. Tiền lương theo thời gian có thể tiến hành trả lương theo thời
gian giản đơn và trả lương theo thời gian có thưởng. Các hình thức trả lương theo thời
gian bao gồm:
- Lương tháng:
Căn cứ vào thời gian lao động và hệ số lương theo quy định của người lao động
để tính lương phải trả.
Tiền lương phải trả trong
tháng
= Tiền lương ngày x Số ngày thực tế làm việc
trong tháng
- Lương ngày:
Trả cho người lao động căn cứ vào mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế
trong tháng. Lương ngày thường áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng
lương thời gian, tính lương cho người lao động trong những ngày hội họp, học tập hoặc
làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH.
Tiền lương ngày =
- Lương giờ:
Áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp trong thời gian làm việc không
hưởng lương theo sản phẩm. Ưu điểm của hình thức này là đó tận dụng được thời gian
lao động của công nhân nhưng nhược điểm là vẫn chưa gắn tiền lương với kết quả của
từng người lao động, theo độ phức tạp.
Tiền lương giờ = Tiền lương ngày/ Số giờ tiêu chuẩn theo quy định (8 giờ)
2.3.2.2 Quỹ tiền lương
a. Khái niệm
Quỹ tiền lương của doanh nghịêp là toàn bộ số tiền lương tính theo số cán bộ
công nhân viên của doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương, bao gồm tiền
Tiền lương tháng
Số ngày làm việc trong thàng theo chế độ (22 hoặc 26 ngày)
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
lương theo cấp, bậc, các khoản phụ cấp, tiền lương chính, tiền lương phụ, tiền lương
theo sản phẩm, lương khoán.
b. Phân loại quỹ lương
- Tiền lương chính: Là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian làm
nhiệm vụ đó quy định, bao gồm lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và
các loại thưởng trong sản xuất .
- Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong những thời gian
không làm nhiệm vụ, nhưng vẫn hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương
trong thời gian nghỉ phép, thời gian làm nghĩa vụ xã hội, hội họp, học tập, ngừng sản
xuất ...
Hiện nay công ty sử dụng cả hai quỹ lương cho việc chi trả lương cho cán bộ
nhân viên.
2.3.3 Hệ thống các chứng từ sử dụng để hạch toán
- Mẫu số 01a-LĐTL: Bảng chấm công.
- Mẫu số 02-LĐTL: Bảng thanh toán tiền lương.
- Mẫu số 10-LĐTL: Bảng trích nộp các khoản theo lương.
- Mẫu số 11-LĐTL: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Ngoài ra còn có một số chứng từ khác có liên quan như: phiếu nghỉ hưởng
BHXH, bảng thanh toán BHXH, phiếu chi tiền mặt, bảng thanh toán tiền lương và các
khoản trợ cấp …
2.3.4 Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng trong hạch toán tiền lương và các
khoản trích theo lương
2.3.4.1 Tài khoản 334 -Phải trả người lao động
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các
khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng, BHXH
và các khoản phải trả khác cho người lao động.
* Kết cấu tài khoản 334:
Bên nợ:
- Các khoản đã trả cho người lao động (tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính
chất lương, phụ cấp, BHXH...)
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
- Các khoản tiền lương và thu nhập của người lao động chưa lĩnh chuyển sang các
khoản thanh toán khác.
Bên có:
- Các khoản phải trả cho người lao động về tiền lương, tiền công, tiền thưởng có
tính chất lương, BHXH và các khoản khác...
Số dư bên Có: Các khoản lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương,
BHXH và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.
Số dư bên Nợ (cá biệt): Số tiền đã trả quá số phải trả cho người lao động.
TK 334 có 2 TK cấp 2:
- TK 3341: Phải trả công nhân viên.
- TK 3342:Phải trả người lao động khác.
2.3.4.2 Tài khoản 338 - Phải trả phải nộp khác
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp khác như tài sản
thừa chờ xử lý, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất
nghiệp...
* Kết cấu tài khoản 338:
Bên nợ
- Các khoản nộp cho cơ quan cấp trên: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN...
- Các khoản trợ cấp BHXH trả cho công nhân viên.
- Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn.
- Xử lý giá trị tài sản thừa.
- Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện.
- Các khoản đã trả, đã nộp khác.
Bên có:
- Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
- BHXH, KPCĐ được cấp bù.
- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
- Tổng số doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
- Các khoản phải trả khác.
Số dư bên Có: Số còn phải nộp về BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đến cuối kỳ.
Số dư bên Nợ: (nếu có) Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán.
Tài khoản 338 có 8 tài khoản cấp 2:
+ Tài kho ản 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết
+ Tài khoản 3382: Kinh phí công đoàn
+ Tài khoản 3383: BHXH
+ Tài khoản 3384: BHYT
+ Tài khoản 3385: Phải trả về cổ phần hóa
+ Tài khoản 3386: BHTN
+ Tài khoản 3387: Doanh thu chưa thực hiện.
+ Tài khoản 3388: Phải trả phải nộp khác.
2.3.4.3 Tài khoản 335 – Chi phí phải trả
Tài khoản này phản ánh những khoản thực tế chưa phát sinh nhưng được tính
trước vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh
nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ này cho các đối tượng
chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho
chi phái sản xuất, kinh doanh. Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản
xuất, kinh doanh trong kỳ này phải được thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh
thu và chi phí phát sinh trong kỳ.
Thuộc loại chi phí phải trả có các khoản sau:
- Trích trước chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian
nghỉ phép.
- Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu
kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc một
số năm tiếp theo.
- Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ, cụ thể xây
dựng được kế hoạch ngừng sản xuất. Kế toán tiến hành tính trước và hạch toán vào chi
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trong thời gian ngừng sản
xuất, kinh doanh.
-Trích trước chi phí tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái
phiếu trả sau (khi trái phiếu đáo hạn).
* Kết cấu tài khoản:
Bên nợ:
- Các chi phí thực tế phát sinh thuộc nội dung chi phí trích trước (chi phí phải trả)
theo dự toán.
- Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế phát sinh.
Bên có:
- Số chi phí phải trả đã trích trước vào chi phí theo dự toán.
- Số chênh lệch về chi phí phải trả nhỏ hơn số chi phí thực tế phát sinh.
Số dư bên Có: Số chi phí phải trả đã trích trước vào chi phí nhưng thực tế chưa
phát sinh.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản
+ Tài khoản 641: Chi phí bán hàng
+ Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp....
2.3.5 Hệ thống sổ kế toán sử dụng
- Sổ cái TK 334, TK 338 mẫu sổ (S03b-DNN).
- Sổ chi tiết TK 334, TK 338.
- Chứng từ ghi sổ mẫu (S03a-DNN).
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ mẫu (S03b-DNN).
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
2.3.6 Quy trình ghi sổ kế toán và luân chuyển chứng từ kế toán
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
2.3.6.1 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Đối chiếu kiểm tra
Sơ đồ 2.1: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương
(Nguồn: phòng kế toán)
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK
334, 338
Báo cáo tài chính
Sổ nhật ký chung
Bảng tổng hợp chi tiếtSổ cái TK 334, 338
Bảng cân đối số phát
sinh
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
2.3.6.2 Quy trình ghi sổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Sơ đồ 2.2: Quy trình ghi sổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Ghi chú: : Nhập số liệu hàng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
: Đối chiếu kiểm tra
2.3.7 Thủ tục và quy trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo
lương
2.3.7.1 Tính tiền lương và các khoản trích theo lương
Biểu 2.1: Bảng chấm công của bộ phận văn phòng của công ty trong tháng 1 năm
2015
(Nguồn: Phòng kế toán)
Chứng từ lao động
và chứng từ tính lương
Sổ chi tiết
TK334, TK3382
TK3383, TK3384,
TK 3389
Phân hệ kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Chứng từ
ghi sổ
Sổ cái TK334, TK 338Báo cáo tài chính
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
Ngày 31 tháng 01 năm 2015
Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt
(Ký, họ Tên) (Ký, họ Tên) (Ký, họ Tên)
Chú thích: Chủ nhật:
Ngày làm việc: X
Hội họp: H
Ốm: Ô
CÔNG TY CP ATAX VIỆT NAM
BỘ PHẬN: VĂN PHÒNG
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 1 năm 2015
Mẫu số S02 – TT
QĐ số 48/2006 QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
STT Họ và Tên CV HSL
Số ngày làm việc trong tháng
Số ngày
làm việc
Số
ngày
nghỉ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
1 Trần Viết Cường GĐ 4.66 x H x x x x x x x x x x x x x x x x x x X X x x x x 26
2 Hồ Việt Vinh PGĐ3.54 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x X X x x x x 26
3 Phạm Văn Tuấn KTT 3.48 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x X X x x x x 26
4 Nguyễn Viết Hưng NV 3.0 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x X X x x x x 26
5 Hồ Văn Quang NV 3.0 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x X Ô Ô Ô x x 23 Ốm 3
6 Trần Thị Phượng NV 3.0 x x x x x x x x x x x x x x x x x x X x X x x x x x 26
7 Cao Thị Hà NV 2.73 x x x x x x x x x x x x x x x x x x X x X x x x x x 26
Tổng Cộng 179
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
Ví Dụ: Trong th¸ng 1 n¨m 2015 ¤ng Hå ViÖt Vinh Phã giám
đốc C«ng Ty có:
Hệ số lương: 3,54
Ngày công thực tế: 26 ngày
Hệ số PCTN: 0,3
Lương cơ bản quy định là: 1.050.000 đ.
Vậy tại tháng 01 năm 2015 lương của ông Vinh trong tháng 01 năm 2015:
Lương thời
gian
=
3.54 x 1.050.000
X 26 = 3.717.000 (đ)
26
- Phụ cấp trách nhiệm = 3.54 x 1.050.000 x 0.3 = 1.115.100 (đ)
- Trong tháng ông Vinh có phụ cấp ăn ca là: 150.000 (đ)
Tổng lương = lương thời gian + Phụ cấp trách nhiệm + tiền ăn ca
= 3.717.000 + 1.115.100 + 150.000 = 4.982.100(đ)
- Các khoản khấu trừ:
+ BHXH = 3,54 x 1.050.000 x 8% = 297.360 (đ)
+ BHYT = 3,54 x 1.050.000 x 1,5% = 55.755 (đ )
+BHTN = 3,54 x 1.050.000 x 1% = 37.170 (đ)
+KPCĐ = 3,54 x 1.050.000 x 1% = 37.170
Lương thực nhận = Tổng lương - Các khoản trích theo lương
= 4.982.100 - (297.360 – 55.755 – 37.170 – 37.170) = 4.554.645 (đ)
Đối với các nhân viên khác trong bộ phận văn phòng “Tiền lương và các khoản
khác trích theo lương” được tính tương tự.
Ngày công chế độ quân bình trong tháng 26 Ngày công trong đó mức ăn ca tính cho
1người tháng là 150.000 Đồng ( Đảm bảo ngày công từ 20 trở lên) dưới mức 20 công
mức ăn ca sẽ là 110.00 Đồng/Tháng).
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
CÔNG TY CP ATAX VIỆT NAM Mẫu số S02 – TT
QĐ số 48/2006 QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng
BTCBộ phận: Văn phòng
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng 1 năm 2015
TT Họ và tên
Chức
vụ
Hệ số
lương
Tiền lương và thu nhập nhận được Các khoản phải nộp
Tổng
nhận
Lương thực tế Tiền
lương
PCTN
Tiền
ăn ca
Tổng
cộng
BHXH
(8%)
BHYT
(1,5%)
BHTN
(1%)
KPCĐ
(1%)
Tổng
cộng
Ngày
Công
M.Lương
1 Trần Viết Cường GĐ 4.66 26 4.893.000 1.467.900 150.000 6.510.900 391.440 73.395 48.930 48.930 562.695 5.948.205
2 Hồ Việt Vinh PGĐ 3.54 26 3.717.000 1.115.100 150.000 4.982.100 297.360 55.755 37.170 37.170 427.455 4.554.645
3 Phạm Văn Tuấn KTT 3.48 26 3.654.000 730.800 150.000 4.534.800 292.320 54.810 36.540 36.540 420.210 4.114.590
4 Nguyễn Viết Hưng NV 3.00 26 3.150.000 150.000 3.300.000 252.000 47.250 31.500 31.500 362.250 3.037.750
5 Hồ Văn Quang NV 3.00 23 2.786.000 150.000 2.936.000 222.880 41.790 27.860 27.860 320.390 2.615.610
6 Trần Thị Phượng NV 3.00 26 3.150.000 150.000 3.300.000 252.000 47.250 31.500 31.500 362.250 3.037.750
7 Cao Thị Hà NV 2.73 26 2.866.000 150.000 3.016.500 229.280 43.290 28.860 28.860 330.290 2.685.710
Cộng 24.217.038 3.313.800 1,050,000 28.580.838 1.937.280 363.540 242.360 242.360 2.785.540 25.795.298
Ngày 31 tháng 01 năm 2015
Người lập biểu Phụ trách bộ phận Kế toán trưởng Giám đốc công ty
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Biểu 2.2: Bảng thanh toán tiền lương của bộ phận văn phòng tháng 1 năm 2015
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)
Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lươngBáo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lươngYuukiTrinh123
 
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty TNHH Nhân thành
 
Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
Đề tài  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...Đề tài  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt Dương Hà
 
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty D...
Thực trạng về kế toán tiền lương  và các khoản trích theo lương tại Công ty D...Thực trạng về kế toán tiền lương  và các khoản trích theo lương tại Công ty D...
Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty D...luanvantrust
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhQuang Phi Chu
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...Dương Hà
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngCông ty TNHH Nhân thành
 
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty
Kế toán vốn bằng tiền tại công tyKế toán vốn bằng tiền tại công ty
Kế toán vốn bằng tiền tại công tyluanvantrust
 
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mạiBáo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mạiNguyen Minh Chung Neu
 
TẢI BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐIỂM CAO
TẢI BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐIỂM CAOTẢI BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐIỂM CAO
TẢI BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán bán hàng và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh tại công...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán bán hàng và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh tại công...Khóa luận tốt nghiệp Kế toán bán hàng và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh tại công...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán bán hàng và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh tại công...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánNguyễn Công Huy
 

Mais procurados (20)

Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
 
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lươngBáo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty SơnKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn
 
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
Đề tài  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...Đề tài  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
 
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
 
Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty D...
Thực trạng về kế toán tiền lương  và các khoản trích theo lương tại Công ty D...Thực trạng về kế toán tiền lương  và các khoản trích theo lương tại Công ty D...
Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty D...
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTCĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (9 điểm, năm 2017)
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (9 điểm, năm 2017)Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (9 điểm, năm 2017)
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (9 điểm, năm 2017)
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty vật liệu xây dựng Mai Hiền, 9đ
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty vật liệu xây dựng Mai Hiền, 9đĐề tài: Kế toán tiền lương tại công ty vật liệu xây dựng Mai Hiền, 9đ
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty vật liệu xây dựng Mai Hiền, 9đ
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty
Kế toán vốn bằng tiền tại công tyKế toán vốn bằng tiền tại công ty
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty
 
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mạiBáo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
 
TẢI BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐIỂM CAO
TẢI BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐIỂM CAOTẢI BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐIỂM CAO
TẢI BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐIỂM CAO
 
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán bán hàng và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh tại công...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán bán hàng và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh tại công...Khóa luận tốt nghiệp Kế toán bán hàng và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh tại công...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán bán hàng và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh tại công...
 
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
 

Semelhante a Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)

Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lươngBáo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lươngThu Vien Luan Van
 
Webketoan.vn --bocotchccngtckton-121114104914-phpapp02
Webketoan.vn --bocotchccngtckton-121114104914-phpapp02Webketoan.vn --bocotchccngtckton-121114104914-phpapp02
Webketoan.vn --bocotchccngtckton-121114104914-phpapp02Thu Nguyên
 
Báo cáo tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Titan Hoa Hằng Thái Nguyên
Báo cáo tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Titan Hoa Hằng Thái NguyênBáo cáo tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Titan Hoa Hằng Thái Nguyên
Báo cáo tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Titan Hoa Hằng Thái Nguyênluanvantrust
 
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆTBÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆTDương Hà
 
De tai anh duc hoan chinh (tinh ha poto)
De tai anh duc hoan chinh (tinh ha poto)De tai anh duc hoan chinh (tinh ha poto)
De tai anh duc hoan chinh (tinh ha poto)Anh Đức Trần Lê
 
Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...
Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...
Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...luanvantrust
 
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN BÁN HÀNG TAỊ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG
KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN BÁN HÀNG TAỊ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN BÁN HÀNG TAỊ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN BÁN HÀNG TAỊ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Báo cáo thực tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Ngọc Hà
 

Semelhante a Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới) (20)

Đề tài: Công tác kế toán tại Công ty Công nghệ Quang Tuấn, 9đ
Đề tài: Công tác kế toán tại Công ty Công nghệ Quang Tuấn, 9đĐề tài: Công tác kế toán tại Công ty Công nghệ Quang Tuấn, 9đ
Đề tài: Công tác kế toán tại Công ty Công nghệ Quang Tuấn, 9đ
 
Đề tài: Báo cáo tổng hợp về kế toán tại Công ty xuất nhập khẩu
Đề tài: Báo cáo tổng hợp về kế toán tại Công ty xuất nhập khẩuĐề tài: Báo cáo tổng hợp về kế toán tại Công ty xuất nhập khẩu
Đề tài: Báo cáo tổng hợp về kế toán tại Công ty xuất nhập khẩu
 
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lươngBáo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
 
Webketoan.vn --bocotchccngtckton-121114104914-phpapp02
Webketoan.vn --bocotchccngtckton-121114104914-phpapp02Webketoan.vn --bocotchccngtckton-121114104914-phpapp02
Webketoan.vn --bocotchccngtckton-121114104914-phpapp02
 
Báo cáo tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Titan Hoa Hằng Thái Nguyên
Báo cáo tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Titan Hoa Hằng Thái NguyênBáo cáo tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Titan Hoa Hằng Thái Nguyên
Báo cáo tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Titan Hoa Hằng Thái Nguyên
 
Ty
TyTy
Ty
 
Tổ chức công tác kế toán Tại công ty tnhh titan hoa hằng thái nguyên.doc
Tổ chức công tác kế toán Tại công ty tnhh titan hoa hằng thái nguyên.docTổ chức công tác kế toán Tại công ty tnhh titan hoa hằng thái nguyên.doc
Tổ chức công tác kế toán Tại công ty tnhh titan hoa hằng thái nguyên.doc
 
Hưng Trần
Hưng TrầnHưng Trần
Hưng Trần
 
Đề tài: Tổ chức kế toán tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, 9đ
Đề tài: Tổ chức kế toán tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, 9đĐề tài: Tổ chức kế toán tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, 9đ
Đề tài: Tổ chức kế toán tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, 9đ
 
Đề tài lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài  lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017Đề tài  lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
 
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆTBÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
 
Đề tài: Báo cáo thuế GTGT tại công ty tư vấn dịch vụ kế toán K&T
Đề tài: Báo cáo thuế GTGT tại công ty tư vấn dịch vụ kế toán K&TĐề tài: Báo cáo thuế GTGT tại công ty tư vấn dịch vụ kế toán K&T
Đề tài: Báo cáo thuế GTGT tại công ty tư vấn dịch vụ kế toán K&T
 
De tai anh duc hoan chinh (tinh ha poto)
De tai anh duc hoan chinh (tinh ha poto)De tai anh duc hoan chinh (tinh ha poto)
De tai anh duc hoan chinh (tinh ha poto)
 
Chương 1
Chương 1Chương 1
Chương 1
 
Bao cao thuc tap hoan chinh
Bao cao thuc tap hoan chinhBao cao thuc tap hoan chinh
Bao cao thuc tap hoan chinh
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán
Mẫu báo cáo thực tập kế toánMẫu báo cáo thực tập kế toán
Mẫu báo cáo thực tập kế toán
 
Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...
Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...
Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...
 
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN BÁN HÀNG TAỊ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG
KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN BÁN HÀNG TAỊ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN BÁN HÀNG TAỊ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN BÁN HÀNG TAỊ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG
 
Báo cáo thực tập khoa tài chính thương mại Trường Đại học Công nghệ.docx
Báo cáo thực tập khoa tài chính thương mại Trường Đại học Công nghệ.docxBáo cáo thực tập khoa tài chính thương mại Trường Đại học Công nghệ.docx
Báo cáo thực tập khoa tài chính thương mại Trường Đại học Công nghệ.docx
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Báo cáo thực tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 

Báo cáo kiến tập tiền lương và các khoản trích theo lương (theo TT mới)

  • 1. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành DANH MỤC VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ 1 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 BTC Bộ tài chính 5 TSCĐ Tài sản cố định 6 CP Cổ phần 7 GTGT Giá trị gia tăng 8 QĐ Quyết định 9 NVBH Nhân viên bán hàng 10 NVVP Nhân viên văn phòng 11 TK Tài khoản 12 TKĐƯ Tài khoản đối ứng 13 KPCĐ Kinh phí công đoàn
  • 2. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang Bảng1.1 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2012 – 2014 9 Bảng 2.2.1 Mức lương tối thiểu 27 Bảng 2.2.2 Tỷ lệ các khoản trích theo lương 28 Bảng 2.2.3 Biểuthuế lũy tiếntừng phần 29 Biểu 2.1 Bảng chấm công của bộ phận văn phòng tháng 1 năm 2015 44 Biểu 2.2 Bảng thanh toán tiền lương của bộ phận văn phòng tháng 1 46 Biểu 2.3 Bảng chấm công của bộ phận bán hàng tháng 1 năm 2015 47 Biểu 2.4 Bảng thanh toán tiền lương của bộ phận bán hàng tháng 1 48 Biểu 2.5 Bảng thanh toán tiền lương toàn công ty tháng 1 năm 2015 49 Biểu 2.6 Phiếu nghỉ hưởng BHXH 50 Biểu 2.7 Phần thanh toán BHXH 51 Biểu 2.8 Bảng thanh toán BHXH 52 Biểu 2.9 Bảng tổng hợp các khoản trích theo lương 54 Biểu 2.10 Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 55 Biểu 2.11 Phiếu chi tiền lương tháng 1 năm 2015 56 Biểu 2.12 Phiếu thu tiền trợ cấp BHXH 57 Biểu 2.13 Chi kinh phí công đoàn 58 Biểu 2.14 Sổ chi tiết tài khoản 334 59 Biểu 2.15 Sổ chi tiết tài khoản 338.2 60 Biểu 2.16 Sổ chi tiết tài khoản 338.3 61 Biểu 2.17 Sổ chi tiết tài khoản 338.4 62 Biểu 2.18 Sổ chi tiết tài khoản 338.6 63 Biểu 2.19 Tính tiền lương và các khoản trích theo lương 65 Biểu 2.20 Thanh toán lương CNV 66 Biểu 2.21 Các khoản trích theo lương 67
  • 3. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên Sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy công ty Atax Việt Nam 11 Sơ đồ 1.2 Quy trình thiết kế và đấu thầu các chương trình của công ty 14 Sơ đồ 1.3 Cơ cấu kế toán 15 Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 17 Sơ đồ 2.1 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 42 Sơ đồ 2.2 Quy trình ghi sổ tiền lương và các khoản trích theo lương 43 Biểu 2.22 Nộp các khoản BHXH, BHYT, BHTN 68 Biểu 2.23 Thu tiền BHXH do cơ quan BHXH trả 69 Biểu 2.24 Chi KPCĐ sử dụng tháng 1 70 Biểu 2.25 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 71 Biểu 2.26 Sổ cái TK 334 72 Biểu 2.27 Sổ cái TK 338 73
  • 4. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành LỜI MỞ ĐẦU  Chúng ta đều biết, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường phải quan tâm đến nhiều vấn đề như: Nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất kinh doanh, quảng cáo, xúc tiến bán hàng và đặc biệt là quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Trong quản lý kinh tế tài chính, kế toán là một bộ phận quan trọng. Nó giữ một vai trò tích cực trong quản lý là công cụ của người quản lý nhằm điều hành và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cung cấp thông tin cần thiết cho việc điều hành và quản lý các doanh nghiệp, cũng như quản lý vĩ mô của nhà nước. Kế toán tiền lương là một khâu quan trọng trong việc tổ chức công tác kế toán. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động để tái sản xuất sức lao động và là đòn bẩy để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Yếu tố con người trong mọi thời đại là nhân tố để phát triển, con người sống không thể không lao động. Lao động của con người theo Các Mác là một trong ba yếu tố quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất, giữ vai trò then chốt trong việc tạo tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho người lao động. Lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo cho sự phồn vinh của mọi Quốc gia. Ở các Doanh nghiệp, trong chiến lược kinh doanh của mình yếu tố con người bao giờ còng đặt lên vị trí hàng đầu. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động mà họ bỏ ra được đền bù xứng đáng dưới dạng tiền lương. Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm: Quỹ BHXH, quỹ BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp, quỹ trợ cấp mất việc làm và KPCĐ. Các quỹ này thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động. Tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những vấn đề không chỉ người lao động mà cả doanh nghiệp quan tâm. Vì vậy, hạch toán phân bổ chính xác tiền lương sẽ giúp doanh nghiệp tính đúng chi phí giá thành sản phẩm, tính đúng, đủ và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động sẽ kích thích người lao động phát huy tính sáng tạo, nhiệt tình hăng say lao động. Từ đó giúp doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
  • 5. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành Hạch toán tiền lương chính xác sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp. Chính Vì vậy việc nghiên cứu công tác tổ chức kế toán tiền lương là điều cần thiết nhằm tìm ra những mặt tiêu cực, những vấn đề chưa hợp lý để từ đó có những biện pháp khắc phục giúp cho doanh nghiệp vững mạnh hơn trên con đường kinh doanh của mình. Trong điều kiện hiện nay, việc xây dựng một chế độ trả lương phù hợp, hạch toán đầy đủ và thanh toán kịp thời nhằm nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên càng cần thiết. Sau thời gian nghiên cứu và tạo hiểu tại Công ty cổ phần Atax Việt Nam.Với mục đích tạo hiểu sâu hơn về Kế toán tiền lương em đó chọn đề tài "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Atax Việt Nam". Tuy đề tài không phải là mới mẻ nhưng với kiến thức được học tập ở trường và những hiểu biết thực tế sau khi nghiên cứu và khảo sát chung, em mong muốn có thể góp một phần công sức trong quá trình hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền lương. Báo cáo thực tập được chia làm 3 phần: Báo cáo gồm 3 Phần: PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ATAX VIỆT NAM PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ATAX VIỆT NAM PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ Với những hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn non, song với kiến thức đó được học ở trường cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Cô giáo Đậu Thị Kim Phượng cùng anh chị ở phòng Kế toán Công ty cổ phần Atax Việt Nam em để viết và hoàn thành Báo cáo thực tập cơ sở ngành này. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 6. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP ATAX VIỆT NAM Giới thiệu Công ty Cổ phần ATAX Việt Nam Phần mềm kế toán ATAX, ATAX Công ty kiểm toán quốc tế, sau 9 năm hoạt động,Trung tâm Công nghệ Tin học ATAX phát triển rộng khắp Hà Nội và các tỉnh lân cận. Ngày 02 tháng 12 năm 2010 thành lập Công ty Cổ phần ATAX Việt Nam có trụ sở chính đặt tại số 11, đường S, Trường Đại học Nông nghiệp I, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội và một Chi nhánh đặt tại số 179C Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội. Phần mềm kế toán ATAX 9.1.2012 6 phân hệ chính, được thiết kế rất đơn giản, gọn nhẹ và dễ dàng sử dụng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục tiêu giúp doanh nghiệp không cần đầu tư nhiều chi phí, người sử dụng chỉ cần biết nghiệp vụ kế toán sẽ có thể sở hữu và làm chủ được mọi hoạt động kế toán trong doanh nghiệp. Đặc biệt phần mềm được hỗ trợ trong việc tạo mẫu và phát hành in hoá đơn theo nghị định số 51/2010/NĐ-CP, gắn kết với thông tư 28 ngày 28 tháng 02 năm 2011 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty - Tên đơn vị: Công ty cổ phần Atax Việt Nam. - Địa chỉ trụ sở chính: Số 11, đường S, Trường đại học Nông nghiệp I, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. - Điện thoại: 043 8760 397. Fax: 043 8760 397. - Website: http://atax.com.vn. - Giám đốc: Trần Viết Cường. - Đối tượng khách hàng: Tất cả mọi khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ phần mềm, thiết kế web, phần cứng, lập trình máy tính. Đào tạo nguồn nhân lực kế toán cao cấp, cung cấp nhân lực. Đào tạo thiết lập hệ thống tài chính kế toán theo yêu cầu tại doanh nghiệp. - Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần. - Vốn điều lệ: 8.000.000.000 đồng. - Một số chỉ tiêu kinh tế của đơn vị trong 3 năm gần nhất:
  • 7. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: đồng STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch(+/-) Chênh lệch(%) 2013/2012 2014/2013 2013/2012 2014/2013 1 Tài sản 1,429,773,674 2,045,788,923 2,532,554,347 616,015,249 486,765,424 43,08% 23,79% 2 Doanh thu thuần 2,333,851,161 4,348,854,961 5,099,539,507 2,015,003,800 750,684,546 86,34% 17,26% 3 Gía vốn hàng bán 1,920,324,528 1,920,3224,528 3,207,120,096 0 1,286,795,568 0% 67,01 4 Chi phí 365,871,589 468,827,818 884,929,665 102,956,229 416,101,847 28,14% 88,75% 5 Vốn chủ sở hữu 932,705,692 1,746,876,368 1,874,468,753 814,170,676 127,592,385 87,29% 7,03% 6 Lợi nhuận trước thuế(6=2-3-4) 47,655,044 1,959,702,615 1,007,489,746 1,912,047,571 (952,212,869) 4012,27% (48.59%) 7 Lợi nhuận sau thuế 38,124,035 1,567,762,092 805,991,797 1,529,638,057 (761,770,295) 4012,27% (48,59%) (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2012-2014)
  • 8. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành Dựa vào số liệu Bảng 1.2, ta có thể thấy khái quát tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trong 3 năm gần đây 2012 đến 2014, công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, số liệu của các chỉ tiêu đều tăng nhưng tốc độ tăng lại không đồng đều nhau. Về tổng tài sản, so với năm 2012, năm 2013 tăng 616.015.249 đồng tương ứng tăng 43,08%. Tốc độ tăng của tài sản trong năm 2014 nhanh hơn trong năm 2013: Tăng 486.765.424 đồng tương ứng với 23,79%. Về doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ so với năm 2012, năm 2013 tăng 2.015.003.800 đồng tương ứng tăng 86,34%. so với năm 2013, năm 2014 tăng 750.684.546 đồng tương ứng tăng 17,26%.đây là một tỷ lệ tăng trưởng tốt điều này khẳng định quy mô phát triển của công ty. Về giá vốn hàng bán, so với năm 2012, năm 2013 không thay đổi. So với năm 2013, năm 2014 tăng 1.286795568 đồng tương ứng với 67,01%. Về chi phí, so với năm 2012, năm 2013 tăng 102.956.229 đồng tương ứng tăng 28,14%.So với năm 2013,năm 2014 tăng 416.101.847 đồng tương ứng với 88,75%. Về lợi nhuận trước thuế, so với năm 2012, năm 2013 tăng mạnh 1.912.047.571 đồng tương ứng tăng 4012,27%, tốc độ tăng tương đối cao. So với năm 2013, năm 2014 giảm 952.212.869 đồng, tương ứng giảm 48,59%. Về lợi nhuận sau thuế, so với năm 2012, năm 2013 tăng mạnh 1.529.638.057 đồng tương ứng tăng 4012,27% .So với năm 2013 thì năm 2014 giảm 761.770.295 đồng tương ứng giảm 48,59%.Với mức tăng của năm 2013 và giảm nhẹ của năm 2014 công ty có thể đầu tư, mở rộng thị trường kinh doanh nhằm nâng cao mức lợi nhuận trong năm tới. Về vốn chủ sở hữu, so với năm 2012 thì năm 2013 tăng mạnh 814.170.676 đồng tương ứng tăng 87,29%. So với năm 2014, năm 2014 tăng nhẹ 127.592.385 đồng, tương ứng tăng 7,03%.
  • 9. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành 1.2 Mô hình tổ chức quản lý của công ty Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty CP Atax Việt Nam 1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận quản lý: - Ban giám đốc: Ban Giám đốc chịu trách nhiệm về các hoạt động của chính công ty, đồng thời thực hiện việc giám sát hoạt động của những công ty thành viên trong nhóm công ty. Quyền hành của Ban Tổng Giám đốc được phân định rõ ràng. Thành phần Ban Tổng Giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc, hai Phó Tổng Giám đốc và Giám đốc Tài chính. Các cuộc họp hàng tháng được tổ chức giữa Ban Tổng Giám đốc và Ban Điều hành của từng công ty thành viên nhằm đánh giá tình hình hoạt động thường kỳ của các mảng kinh doanh và thảo luận các vấn đề quan trọng khác. Đại diện của Ban Kiểm toán Nội bộ và Phòng Kế toán của công ty mẹ cùng tham dự các cuộc họp này để thảo luận về các nội dung có liên quan. - Phòng kinh doanh: Đây là bộ phận hết sức quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong Công ty. Đảm bảo đầu vào và đầu ra của Công ty, tiếp cận và nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng mới. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tính giá và lập hợp đồng với khách hàng. Cung cấp thông tin, dịch thuật tài liệu, phiên dịch cho ban lãnh đạo. Theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện của các phòng ban, phân xưởng đảm bảo sản xuất sản phẩm đúng thời hạn hợp đồng với khách hàng và kịp thời đề xuất những phương án sản xuất hiệu quả nhất. Lập và phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cho Công ty, hàng quý và hàng tháng cho các phân xưởng sản xuất. Lập lệnh sản xuất cho các phân xưởng, duy trì và nâng cao nguồn hàng cho Công ty. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác Marketing trong từng thời điểm. - Phòng kế hoạch và đầu tư: Phòng KH- ĐT có chức năng tham mưu giúp Giám đốc về kế hoạch SX của Công ty bao gồm: Kế hoạch SX 6 tháng, 1 năm, 5 năm và kế hoạch dài hạn; Thực hiện Phòng Kinh doanh Phòng kế hoạch và đầu tư Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Ban kiểm soátBan Giám đốc
  • 10. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành nghiệp vụ thống kê - kế hoạch, chủ trì làm hồ sơ các dự án đấu thầu, nhận thầu trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh của công ty; Tham gia tìm kiếm, khai thác thị trường bảo đảm đủ việc làm cho công ty; Quan hệ với các cơ quan trung ương, địa phương để giải quyết công việc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Quy định nhiệm vụ của phòng KH- ĐT: Định hướng chiến lược phát triển của công ty theo các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn; Xây dựng kế hoạch và quản lý kế hoạch SXKD của các đơn vị trực thuộc; Lập các hợp đồng giao khoán giữa Công ty với các đơn vị nhận thầu; Soạn thảo và quản lý hợp đồng kinh tế, theo dõi và quản lý giá thành xây dựng. Tổng hợp và xử lý số liệu để có cơ sở đánh giá kết quả kinh tế của từng dự án, kết quả hoạt động SX của công ty theo định kỳ 6 tháng, 1 năm; Thực hiện báo cáo thống kê- kế hoạch định kỳ với cấp trên đúng theo qui định. Quyền hạn: Có quyền đề nghị các đơn vị trực thuộc báo cáo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất theo biểu mẫu cung cấp. Được quyền ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, các văn bản chỉ đạo có liên quan đến công tác kế hoạch- dự án. - Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu giúp việc cho lãnh đạo công ty trong quản lý, điều hành các lĩnh vực: Công tác tổ chức cán bộ; công tác nhân sự; chế độ tiền lương, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; Công tác hành chính, quản trị, thư ký Công ty; Công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới hạn những nhiệm vụ chính sau: Tham mưu tổng hợp; Công tác thư ký Công ty; Công tác lao động, tiền lương và chế độ chính sách; Công tác tuyển dụng đào tạo; Công tác hành chính - quản trị; Công tác văn thư, lưu trữ và công tác bảo mật cơ quan; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công. Quyền hạn: đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng quản lý kinh doanh của công ty; Thay mặt Giám đốc để giải quyết các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng trong phạm vi thẩm quyền được giao quản lý; Được quyền yêu cầu/đề nghị các phòng, ban và đơn vị trong Công ty cung cấp các số liệu liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng để tổng hợp báo cáo; Tham gia đóng góp ý kiến với Lãnh đạo Công ty về những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng; Có quyền kiến nghị đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc, xếp lương chức danh đối với cán bộ công nhân viên của Phòng; Tham gia các cuộc họp có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng. - Phòng kế toán: Thu nhận, hệ thống hóa, xử lý thông tin và cung cấp thông tin, thu nhận thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính cụ thể: Phòng kế toán lập các nghiệp vụ trong hệ thống quản lý, giao dịch kinh tế, tài chính phát sinh trong toàn bộ Công ty và hoàn thành theo đúng nội dung kinh tế về kế hoạch kinh doanh của Công ty, xác định cung
  • 11. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành cầu thị trường, số vốn cần thiết để đầu tư mua, bán dự trữ hàng hóa, khả năng kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho Công ty. Phản ánh trung thực, khách quan của số liệu kế toán, ghi chép, phản ánh vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết, cung cấp thông tin qua các hệ thống báo cáo, vận dụng chế độ báo cáo phù hợp vào việc kiểm tra các hoạt động kinh tế của đơn vị, tổ chức lưu giữ chứng từ theo quy định của pháp luật. Nắm bắt tình hình thị trường nhu cầu của người tiêu dùng để thông tin phản ánh với công ty, có sự điều chỉnh hợp lý để đảm bảo vừa kinh doanh có hiệu quả vừa cung ứng kịp thời cho người tiêu dùng. - Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát thực hiện việc giám sát ban Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty và các nhiệm vụ theo quy định pháp luật và điều lệ công ty như xem xét phạm vi, kết quả kiểm toán với kiểm toán độc lập, thẩm định các báo cáo tài chính, báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ v.v… Ban Kiểm soát bao gồm 3 thành viên, trong đó có một thành viên độc lập. Ban Kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn chuyên nghiệp độc lập để thực hiện các công việc được giao nếu thấy cần thiết. 1.2.2 Mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý: - Giám đốc chỉ đạo về chủ trương, đường lối, định hướng cho phó Giám đốc và các trưởng bộ phận chức năng. - Trong phạm vi được phân quyền, chỉ đạo của PGĐ đối với các trưởng bộ phận chức năng cũng có hiệu lực như chỉ đạo của Giám đốc. - Khi cần thiết, Giám đốcchỉ đạo trực tiếp cho các cấp dưới của các bộ phận chức năng thì Giám đốc thông báo lại cho trưởng các bộ phận chức năng được biết. - Các trưởng bộ phận chức năng là người giúp việc, trợ lý giúp việc tích cực cho BGĐ về chuyên môn nghiệp vụ của chức năng được phân công phụ trách. - Các trưởng bộ phận chức năng báo cáo cho Giám đốc về kết quả công việc được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về kết quả công việc của bộ phận mình quản lý. - Quan hệ giữa BGĐ với trưởng các bộ phận chức năng là mối quan hệ chỉ huy, chỉ đạo và chấp hành mệnh lệnh, mỗi người dưới quyền phải chấp hành một cách nghiêm chỉnh các chỉ đạo của Giám đốc ( trực tiếp hoặc thông qua hệ thống thông tin chính thức) về SXKD, công tác nhiệm vụ được phân công. - Riêng kế toán trưởng, ngoài việc chấp hành chỉ đạo mệnh lệnh của Giám đốcnhư các trưởng phòng, trưởng các đơn vị sản xuất khác còn được thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo Luật kế tóan và báo cáo với HĐQT khi ý kiến của mình trái với ý kiến chỉ đạo của Giám đốc. - Các trưởng phòng, trưởng các đơn vị sản xuất được quyền đề xuất lên Giám đốc để khen thưởng kỷ luật, bổ nhiệm, trả lương, chấm dứt HĐLĐ đối với nhân sự thuộc phạm vi quản lý..
  • 12. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành - Các trưởng phòng, trưởng các đơn vị sản xuất cũng như CBCNV khác của Công ty được quyền đề đạt trình bày ý kiến của mình, hoặc tập thể trước quyết định của Giám đốc. Nhưng vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của Giám đốc khi chưa có ý kiến gì khác của Giám đốc hoặc ý kiến của cấp trên có thẩm quyền. - Khi cấp dưới muốn đề xuất một vấn đề lên Giám đốc, cấp đưới phải tự đề xuất biện pháp giải quyết và chịu trách nhiệm với việc đề xuất ý kiến của mình. - Các phòng ban tổ chức phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công, cùng nhau hợp tác để thực hiện mục tiêu chung. Trong trường hợp chưa có sự thống nhất trong việc phối hợp thì quyết định của Giám đốc là ý kiến cuối cùng. 1.3 Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của công ty Atax Việt Nam Trước hết, khi có chương trình mời thầu của khách hàng. Phòng kinh doanh kết hợp với các phòng ban liên quan xem xét. Hồ sơ mời thầu với các yếu tố như: Thiết kế, yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, thiết bị và, nhân công để lập giá trị dự toán theo từng công trình, hạng mục công trình, để lập hồ sơ dự thầu. Sau khi lập hồ sơ dự thầu, công ty gửi đến đơn vị khách hàng để tham gia đấu thầu. Nếu trúng thầu sẽ tổ chức tiến hành lập trình chương trìnhtheo hợp đồng đã ký với khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng. Chương trình sẽ được thực hiện theo quy trình công nghệ như sau: Sơ đồ 1.2:Quy trình thiết kế và đấu thầu các chương trình của công ty Đấu thầu Lập kế hoạch lập trình Tiến hành lập trình và chạy thử Mời các lập trình viên cố vấn Giao nhận chương trình, hạng mục chương trình hoàn thành Duyệt, quyết toán chương trình, hạng mục chương trình
  • 13. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành 1.4 Công tác kế toán 1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán, phân công lao động kế toán Sơ đồ 1.3 Cơ cấu kế toán: - Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức điều hành chung toàn bộ công tác kế toán của công ty, tổng hợp các thông tin tài chính kế toán phục vụ cho yêu cầu của giám đốc và các phòng ban liên quan đồng thời tổ chức tạo nguồn vốn tổ chức phân tích hoạt động kinh tế tổ chức kiểm tra kế toán và lập các kế toán tín dụng, đặc biệt kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và giám đốc công ty về toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty. - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ theo dõi phần hành kế toán nói chung tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ kế toán. Xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối kỳ. - Kế toán thanh toán và tiền lương: Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt thanh toán với ngân hàng và ngân sách nhà nước, tính lương cho CBCNV. Kế toán sử dụng phiếu thu, phiếu chi, bảng phân bổ tiền lương, sổ cái các tài khoản liên quan. - Kế toán công nợ: Theo dõi toàn bộ công nợ phát sinh trong công ty. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán công nợ Kế toán bán hàng Thủ quỹ
  • 14. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành - Kế toán bán hàng: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tiêu thụ hàng hóa. Các phương thức bán hàng chủ yếu của công ty là bán hàng trực tiếp thu tiền mặt hoặc tiền chuyển khoản. - Thủ quỹ: Đảm nhận việc thu chi tiền mặt hàng ngày và quản lý quỹ tiền mặt của công ty. - Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất, phòng tài chính kế toán của công ty có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban khác. Đối với phòng kế hoạch đầu tư: Kết hợp xây dựng giá thành kế hoạch, giá bán kế hoạch và giá tiêu thụ trong năm. Đối chiếu khâu mua vào và khâu tiêu thụ hàng ngày. Phòng kế hoạch duyệt số lượng mua, sau đó chuyển sang phòng tài chính kế toán để thanh toán. Đối với phòng tổ chức hành chính: Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình thực hiện tiền lương hàng tháng, quý, năm để phòng tổ chức hành chính lập báo cáo. Đồng thời căn cứ vào kế hoạch tiền lương và tổ chức tiền lương của phòng tổ chức hành chính, phòng tài chính kế toán thực hiện thanh toán lương cho công nhân viên. Đối với phòng kinh doanh: Quản lý hồ sơ khách hàng, đôn đốc thu hồi công nợ, phản ánh tình hình nợ đọng của khách hàng. 1.4.2.Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty CP Atax Việt Nam - Xuất phát từ yêu cầu tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý và trình độ quản lý. Công ty CP đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung tại phòng Kế toán. - Hình thức kế toán áp dụng là hình thức Chứng từ ghi sổ. - Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Công ty sử dụng đồng tiền Việt Nam đồng trong hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Thuế giá trị gia tăng được tính theo phương pháp khấu trừ.
  • 15. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành - Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái của các ngân hàng giao dịch tại thời điểm thanh toán. - Khấu hao tài sản cố định hữu hình được trích theo phương pháp khấu hao đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản. - Hình thức kế toán của công ty được trình bày theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Sổ quỹ Chứng từ gốc Số đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Lập bảng tổng hợp chứng từ
  • 16. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:  Chứng từ ghi sổ  Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ  Sổ Cái  Các Sổ, thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng, khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trong sổ Cái. Căn cứ vào sổ Cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu số liệu khớp đúng ghi trên sổ cái và sổ chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. 1.4.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006. Căn cứ vào Bảng hệ thống tài khoản của Bộ Tài Chính và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty lựa chọn các tài khoản thích hợp sử dụng trong việc hạch toán kế toán của Công ty và chi tiết theo yêu cầu của công tác kế toán. Một số tài khoản sử dụng chủ yếu trong công ty:  TK 111: Tiền mặt.  TK 112: Tiền gửi ngân hàng.  TK 131: Phải thu khách hàng.  TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
  • 17. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành  TK 141: Tạm ứng.  TK 331: Phải trả người bán  TK 334: Phải trả người lao động  TK 641: Chi phí bán hàng  TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp  Và nhiều tài khoản khác nữa.  Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán. Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006, và trong phạm vi liên quan, các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân của Quốc hội, số 26/2012/QH13 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế của Quốc hội, số 21/2012/QH13 Luật Kế toán ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2003và Nghị định kèm theo số 129/2004/NĐ-CP ban hành ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh. Nghị định 04/2014/NÐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Thông tư số 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn. Chứng từ của Công ty được bảo đảm theo mẫu quy định, có đầy đủ các yếu tố như: tên gọi chứng từ, ngày tháng năm lập, số hiệu chứng từ, tên, mã số thuế, địa chỉ của đơn vị lập chứng từ, tên địa chỉ của người nhận chứng từ cùng với đơn vị, nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng với các chỉ tiêu số lượng, đơn giá và giá trị, chữ ký của các cá nhân và người đại diện pháp nhân của đơn vị phát hành chứng từ. Báo cáo tài chính được lập phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.
  • 18. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành PHẦN 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SẢN XUẤT, KINH DOANH, KẾ TOÁN TẠI CÔNG TYCP ATAX VIỆT NAM 2.1. Nội quy, quy chế của công ty. Căn cứ Bộ Luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 23/06/1994; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động các năm 2002 ; 2006 ; 2007; Căn cứ Nghị định số 41/NĐ-CP ngày 06/07/1995 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về kỷ luật và trách nhiệm vật chất; Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/04/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP; Căn cứ Điều lệ của Công ty CP Atax Việt Nam Căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh và tổ chức lao động trong Công ty, nay công bố nội quy lao động của Công ty CP Atax Việt Nam gồm các điều khoản sau đây: I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Bản nội quy lao động này bao gồm những quy định về kỷ luật lao động mà người lao động phải thực hiện khi làm việc tại trụ sở Công ty và tại các công trường trực thuộc Công ty, quy định việc xử lý đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, quy định trách nhiệm vật chất đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động làm thiệt hại đến tài sản của Công ty. Điều 2. Nội quy lao động này được áp dụng đối với mọi loại hình lao động, kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc (sau đây gọi là người lao động). Điều 3. Những trường hợp không quy định trong Nội quy lao động này sẽ được áp dụng theo Luật Lao động, Thỏa ước lao động tập thể của Công ty và các quy định khác của Nhà nước. II. THỜI GIAN LÀM VIỆC – THỜI GIAN NGHỈ NGƠI Điều 4. Thời gian làm việc Ngày giờ làm việc: Ngày giờ làm việc thống nhất chung của Công ty là 8 giờ/ngày. - Người lao động làm việc 08 giờ mỗi ngày, buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ. - Mỗi tuần làm việc 40 giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu
  • 19. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành - Riêng ngày thứ Bảy làm việc theo khối lượng công việc đã được giao trong tuần chưa hoàn thành. Điều 5. Thời gian nghỉ ngơi 5.1. Nghỉ Lễ, Tết: Người lao động được nghỉ các ngày Lễ, Tết như sau - Tết Dương lịch : 01 ngày (01/01 dương lịch). - Tết Âm lịch : 04 ngày (01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm ÂL). - Giỗ tổ Hùng Vương : 01 ngày (Mùng 10/03 ÂL). - Ngày chiến thắng : 01 ngày (30/04 dương lịch). - Ngày Quốc tế Lao động : 01 ngày (01/05 dương lịch). - Ngày Quốc khánh : 01 ngày (02/09 dương lịch). Nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào ngày làm việc tiếp theo. 5.2. Nghỉ phép (phép năm): - Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ 12 ngày, làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại được nghỉ 14 ngày. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì được tính tương ứng với số tháng đã làm, cứ 01 tháng được nghỉ 01 ngày. - Người lao động làm việc liên tục trong Công ty đủ 05 năm (60 tháng), cứ mỗi 05 năm được nghỉ thêm 01 ngày phép năm. - Người lao động có tổng thời gian nghỉ cộng dồn do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quá 06 tháng hoặc nghỉ ốm quá 03 tháng thì thời gian đó không được tính để hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm. 5.3. Nghỉ ốm, thai sản, điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: - Người lao động được nghỉ ốm, thai sản, điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,… được nghỉ làm việc theo giấy chứng nhận của bác sĩ và được hưởng chế độ BHXH theo Luật BHXH. 5.4. Nghỉ việc riêng có hưởng lương: Người lao động nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau: - Người lao động khi kết hôn : Được nghỉ 03 ngày. - Con kết hôn : Được nghỉ 01 ngày. - Bố, mẹ (kể cả của bên vợ hoặc bên chồng) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: được nghỉ 03 ngày. III. TÁC PHONG LÀM VIỆC - TRẬT TỰ TRONG CÔNG TY Điều 6. Các quy định về tác phong làm việc – trật tự trong Công ty - Hoàn thành công việc theo yêu cầu. Thường xuyên báo cáo trung thực kết qủa làm việc và công tác với Trưởng phòng hoặc người phụ trách trực tiếp và lãnh đạo đơn vị. - Người lao động phải đến làm việc và ra về đúng giờ quy định. Trường hợp đi công tác bên ngoài phải báo trước và được sự đồng ý của Trưởng phòng hoặc người phụ trách trực tiếp. - Để xe đúng nơi, đúng chỗ. - Trang phục sạch sẽ gọn gàng, trong giờ làm việc phải mặc đồng phục theo quy định của Công ty.
  • 20. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành - Có thái độ văn minh, lịch sự, cởi mở, hòa nhã, tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng. Nghiêm cấm các hành vi thiếu tôn trọng khách hàng hoặc vì bất đồng ý kiến mà trù dập, nói xấu lẫn nhau, gây mất đoàn kết. - Không đến khu vực hạn chế hoặc nơi không thuộc trách nhiệm của mình. Không làm việc riêng, không cười nói ồn ào trong giờ làm việc hoặc tranh cãi lớn tiếng, ẩu đả làm ảnh hưởng đến công việc và uy tín của Công ty. - Trước khi ra khỏi nơi làm việc để đi công tác phải báo cáo lãnh đạo trực tiếp. Công tác hoàn thành phải báo cáo kết quả công việc. - Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ. Hồ sơ, tài liệu để trật tư, ngăn nắp theo đúng quy trình ISO 9001:2008. - Chấp hành sự phân công hợp lý của người phụ trách trực tiếp. - Giữ vệ sinh chung trong Văn phòng công ty và nơi làm việc. Giữ gìn bảo vệ tài sản máy móc thiết bị, sắp xếp ngay ngắn gọn gàng. Không gây lãng phí điện thoại, điện, nước, văn phòng phẩm khi sử dụng. Kiểm tra thường xuyên thiết bị phòng cháy chữa cháy. - Nghiêm cấm việc dùng chất kích thích, ma túy, rượu chè bê tha hoặc các hình thức cờ bạc trong giờ làm việc. - Nghiêm cấm mang vật liệu nổ, dễ cháy vào khu vực cơ quan. 2.2. Hệ thống quy phạm pháp luật. 2.2.1. Hoạt động thu chi và thanh toán. Các văn bản về chế độ thu, chi, thanh toán. Chế độ kế toán: Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thay thế cho Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ” và Nghị định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc “Bổ sung sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT”. Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định được phép thanh toán tiền mặt với một số chi phí nhất định, có hiệu lực từ ngày 15/02/2014. Thông tư số 244/2009/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp: Ngoài VNĐ, đồng tiền hạch toán có thể là ngoại tệ, trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán, lập và trình báo cáo tài chính. Thông tư số 242/2009/TT-BTC ban hành ngày 30/12/2009, hướng dẫn một số điều tại quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.
  • 21. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành Thông tư số 179/2012/TT-BTC ban hành ngày 10 tháng 12năm 2012, hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp. Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (của doanh nghiệp vừa sản xuất kinh doanh, vừa có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản) được hạch toán ngay vào chi phí tài chính. Quản lý nợ phải trả: Hàng tháng, công ty có trách nhiệm đánh giá, xác định khả năng thanh toán nợ theo các hệ số quy định tại phụ lục số 5 kèm theo Thông tư này, thực hiện thanh toán nợ đúng hạn.  Quản lý các khoản nợ phải thu: Việc quản lý nợ phải thu phải thực hiện theo quy định tại điều 18 Quy chế tài chính và các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, xử lý nợ tồn đọng. Trong đó, công ty phải thường xuyên đối chiếu các khoản phải thu với khách nợ, phân loại nợ để có biện pháp thu hồi nợ đúng hạn, xác định những khoản nợ khó đòi để trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.  Tổ chức thực hiện:  Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày công báo.  Thông tư 89/2013 ban hành ngày 28/06/2013 thay thế cho thông tư 228/2009/TT-BTC được ban hành vào ngày 07 tháng 12 năm 2009 Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp.  Dự phòng nợ phải thu khó đòi: * Xử lý khoản dự phòng: - Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm 2 Điều này; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập; - Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch; - Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • 22. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành Thực trạng về vận dụng văn bản trong quản lý và hạch toán kế toán thu, chi và thanh toán trong đơn vị. Hiện nay Công ty đang vận dụng Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thay thế cho Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ” và Nghị định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc “Bổ sung sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT”, và Luật kế toán số 03/2003/QH11 ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2003 trong quản lý và hạch toán kế toán thu, chi và thanh toán. Thông tư số 242/2009/TT-BTC ban hành ngày 30/12/2009 hướng dẫn một số điều tại quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.  Thông tư số 179/2012/TT-BTC ban hành ngày 10 tháng 12năm 2012 hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp. 2.2.2.Hoạt động đầu tư, sử dụng, thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Các văn bản về chế độ quản lý, sử dụng và khấu hao TSCĐ.  Chế độ kế toán: Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thay thế cho Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ” và Nghị định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc “Bổ sung sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT”.  Thông tư số 45/2013/TT-BTC công bố ngày 25/04/2013 hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.  Chuẩn mực kế tóan số 03, 04 ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ- BTC, chuẩn mực số 06 ban hành theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC và quyết định 206/2003/QĐ-BTC  Một số nội dung chính của Thông tư số 45/2013/TT-BTC:
  • 23. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành  Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định hữu hình: Ba tiêu chuẩn: a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; b. Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; c. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên.  Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình: Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại điểm gạch đầu dòng ở trên, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình. .Nguyên tắc quản lý tài sản cố định: - Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). - Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán: Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của tài sản cố định  Số hao mòn Luỹ kế của TSCĐ - Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này. - Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.  Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ: - Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định quy định tại điểm 2.2 mục IV phần C Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ- CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. - TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường và giá trị thu hồi được (nếu có), doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp. - Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê. - Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. - Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì các TSCĐ này
  • 24. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó. -Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.  Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: a. Phương pháp khấu hao đường thẳng b. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh c. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm - Nội dung của các phương pháp trên được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.  Tổ chức thực hiện: Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 25/4/2013 và thay thế Quyết định số 203/2003/QĐ-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Thực trạng về vận dụng các văn bản trong quản lý và hạch toán kế toánTSCĐ trong công ty. Kể từ khi thành lập cho đến năm 2010 công ty đã vận dụng đúng theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC về ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định trong quản lý và hạch toán kế toán TSCĐ trong công ty. Ngày 25/4/2010, Công ty chuyển sang vận dụng Thông tư số 203/2009/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành vào ngày 20/10/2009, và đến ngày 25/4/2014 công ty chuyển sang vận dụng thông tư 45/2014/TT-BTC do bộ tài chính ban hành, đồng thời tiến hành hạch toán kế toán TSCĐ theo chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết đinh số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính có sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009.  Thông tư số 45/2013/TT-BTC công bố ngày 25/04/2013 hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.  Theo chuẩn mực kế toán số 03, 04 ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, chuẩn mực số 06 ban hành theo quyết định số 165/2002/QĐ- BTC và quyết định 206/2003/QĐ-BTC  Phương pháp khấu hao TSCĐ mà công ty đang áp dụng: Phương pháp khấu hao đường thẳng.
  • 25. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành 2.2.3. Hoạt động mua bán, sử dụng, dự trữ hàng hoá. Các văn bản về chế độ quản lý hoạt động mua bán, sử dụng hàng hoá. Căn cứ luật ngân sách nhà nước 16/12/2012. Căn cứ luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 21/11/2007 Nghị định số 60/2003/NĐ/CP 6/6/2003của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước. 2.2.4. Hoạt động quản lý lao động, tiền lương, các khoản trích theo (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) trong đơn vị. Các văn bản về chế độ quản lý lao động.  Chế độ kế toán: Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thay thế cho Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ” và Nghị định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc “Bổ sung sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT”.  Thông tư số 244/2009/TT-BTC ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2009, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán Doanh nghiệp.  Ngày 14/11/2013 chính phủ ban hành nghị đinh 182/2013/NĐ-CP, quy đinh mức lương tối thiểu vùng với nội dung cơ bản:  Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 như sau: Bảng 2.2.1 Mức lương tối thiểu Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Vùn g Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/01/2013 I 2700.000 đồng/tháng II 2.400.000 đồng/tháng III 2100.000 đồng/tháng IV 1.900.000 đồng/tháng
  • 26. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 11 năm 2013. Bảng 2.2.2: Tỷ lệ các khoản trích theo lương Các khoản trích theo lương Doanh nghiệp(%) Người lao động( %) Tổng( %) BHXH 18 8 26 BHYT 3 1.5 4.5 BHTN 1 1 2 KPCĐ 2 1 3 Tổng 24 11.5 35.5  Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN: Người lao động đóng BHXH, BHYT, BHYT theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì tiền lương, tiền công hàng tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động gồm mức lương chính hoặc tiền công và phụ cấp được ghi tại khoản 1 Điều 3 trong bản hợp đồng lao động.  Trường hợp mức tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung  Công văn số 656/BLĐTBXH được ban hành vào ngày 8 tháng 3 năm 2010 về việc bố trí ngày nghỉ cho người lao động.  Một số nội dung chính của Công văn số 656/BLĐTBXH:  Người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động được nghỉ tính bình quân một tháng ít nhất là bốn ngày.  Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH được ban hành vào ngày 22/01/2009, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.  Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ban hành ngày 15 tháng 08 năm 2013,có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2013, quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế.
  • 27. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành  Chính phủ quy định chi tiết về một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.Với một số nội dung chính như:  Đối với cá nhân kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ thu nhập chịu thuế được xác định theo công thức: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau: Bảng 2.2.3 Biểu thuế lũy tiến từng phần Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm(triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng(triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 Thu nhập tính thuế áp dụng Biểu thuế này là thu nhập của cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công sau khi đã trừ đi khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thông tư số 65/2013/TT-BTC ngày 01/07/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 15/08/2013, có hiệu lực 01/10/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Từ ngày 01/07/2013 thì trường hợp cam kết tổng thu nhập duy nhất thấp hơn mức chịu thuế cần làm cam kết theo mẫu 23/BCK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC (thay cho mẫu ban hành kèm Thông tư 28/2011/TT-BTC) Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = = Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế - - Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập trong kỳ tính thuế = + Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế
  • 28. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành Thông tư 37/2010/TT-BTC ban hành ngày 18 tháng 3 năm 2010 hướng dẫn về việc phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ Thuế thu nhập cá nhân tự in trên máy tính. - Thông tư số 156/2013/TT-BTC ban hành ngày 6/11/2013. Hồ sơ hoàn thuế theo mẫu số 01/ĐNHT. Quyết định 102/2008/QĐ-BTC được ban hành vào ngày 15 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành mẫu chứng từ thu thuế thu nhập cá nhân. Hướng dẫn tại công văn 336/TCT-TNCN ngày 24/1/2014 của Tổng cục thuế về việc hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2013. Ban hành kèm theo Quyết định này là mẫu chứng từ thu thuế thu nhập cá nhân, gồm: Biên lai thuế thu nhập cá nhân- CTT55 và chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân-CTT56. Thực trạng về vận dụng các văn bản trong quản lý và hạch toán kế toán lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương. Theo lộ trình tăng mức đóng BHXH của Luật BHXH .Kế toán trong công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCD theo tỷ lệ 26%, 4,5% 2%, 3%. Công ty tiến hành tính thuế thu nhập cá nhân theo, thông tư 104/2013/TT-BTC ngày 02/08/2013 hướng dẫn việc tăng lương theo nghị định 66/2013/NĐ-CP. 1803/HD-TLĐ, hướng dẫn này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Thông tư số 33/2013/TT-BLĐTBXH thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2014. Mức lương tối thiểu vùng tại Điều 2 và các chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Các văn bản như công văn số 880/LĐTBXH-TĐTL,công ty không vận dụng. 2.2.5. Kế toán và quản lý chi phí, giá thành trong đơn vị. Các văn bản về chế độ quản lý chi phí, giá thành. Chế độ kế toán: Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thay thế cho Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ” và Nghị định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc “Bổ sung sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT”.
  • 29. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ- CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. Thông tư 228/2009/TT-BTC được ban hành vào ngày 07 tháng 12 năm 2009 Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp.  Các khoản dự phòng được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; Đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị NVL hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính. Thực trạng về vận dụng các văn bản trong quản lý và hạch toán kế toán và quản lý chi phí, giá thành. Chế độ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Công ty quản lý và hạch toán kế toán và quản lý chi phí, giá thành theo Thông tư số 129/2008/TT-BTC.  Thông tư 123/2012/TT-BTC và Công ty không vận dụng Thông tư 228/2009/TT-BTC về dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá. 2.2.6. Kế toán và quản lý bán hàng, cung cấp dịch vụ.  Các văn bản về chế độ quản lý bán hàng, cung cấp dịch vụ. Chế độ kế toán: Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
  • 30. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành Nghị định số 04/2014/VĐ-CP ngày 17/01/2014 v/v sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 51/2010NĐ-CP ngày 14/05/2010 quy định về hóa đơn bán hàng. Thông tư số 141/2013/TT-BTC ngày 16/10/2013, hướng dẫn thi hành Nghị định số 92/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế giá trị gia tăng. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/11/2013. Chuẩn mực kế toán số 14-Doanh thu và thu nhập khác được ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thực trạng về vận dụng các văn bản trong quản lý và hạch toán kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ.  Công ty quản lý và hạch toán kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ theo Thông tư 123/2012/TT-BTC; Thông tư 18/2011/TT-BTC; Thông tư 129/2008/TT- BTC; Chuẩn mực Doanh thu và thu nhập khác- CM số 14. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu theo đúng nội dung của Chuẩn mực Doanh thu và thu nhập khác- CM số 14 được ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC; Thông tư 13/2011/TT-BTC; Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn khởi tạo, phát hành hóa đơn điện tử; Thông tư số 141/2013/TT-BTC. 2.2.7. Kế toán và quản lý tài chính trong đơn vị.  Các văn bản về chế độ quản lý tài chính. - Chế độ kế toán: Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thay thế cho Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ” và Nghị định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc “Bổ sung sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT”. - Nghị định 83/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2013. - Quyết định 2157/QĐ-BTC ban hành ngày 21 tháng 6 năm 2007 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 1683/QĐ-BTC ngày 2/6/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Ban hành Quy chế quản lý tài chính tạm thời của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
  • 31. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành Thực trạng về vận dụng các văn bản trong quản lý và hạch toán kế toán và quản lý tài chính.  Công ty quản lý và hạch toán kế toán và quản lý tài chính theo Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thay thế cho Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ” và Nghị định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc “Bổ sung sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT”. Theo Thông tư số 244/2009/TT-BTC thay thế tài khoản 431 thành tài khoản 353 và xoá bỏ tài khoản 418 mà chuyển thành tài khoản 3534.  Nghị định 83/2013/NĐ-CP  Quyết định 2157/QĐ-BTC ngày 21/6/2007;Thông tư 33/2005/TT-BTC.  Chế độ phân phối lợi nhuận như lập quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ đầu tư phát triến… theo đúng nội dung của Thông tư 155/2009/TT-BTC. 2.2.8. Kế toán thuế và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Các văn bản về các loại thuế phải nộp cho Nhà nước. Nghị định số 111/2013 ngày 15/08/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. Nghị định 218/2013/ NĐ-CP Phụ lục kết quả kinh doanh của kỳ tính thuế năm trước liền kề theo mẫu số 03- 1A TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03 TNDN ban hành kèm theo thông tư 28/2011/TT-TC 28-2-2011 của Bộ tài chính và các bản sửa đổi bổ sung, thay thế. Thông tư số 129/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính : Quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế. Thông tư số 156/2013/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 20/12/2013  Thông tư 219/2013/TT-BTC : Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và
  • 32. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014.  Đối tượng chịu thuế: Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.  Người nộp thuế: Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT. Thông tư 111/2013/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01/10 /2013  Thông tư của BTC số 05/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/03/2009 và nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 08/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2009/NĐ-CP ngày 16/03/2009 quy định chi tiết thi hành một số điều luật của thuế tiêu thụ đặc biệt.  Thông tư 40/2014/TT-BT hướng dẫn thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với hoàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ vương quốc CAMPUCHIA Thực trạng về vận dụng các văn bản trong quản lý và hạch toán kế toán thuế và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Công ty quản lý và hạch toán kế toán thuế và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước theo các văn bản sau:  Cụ thể: Nghị định số 111/2013 ngày 15/08/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. Nghị định 218/2013/ NĐ-CP Thông tư số 129/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Thông tư số 156/2013/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 20/12/2013.  Thông tư 219/2013/TT-BTC : Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng
  • 33. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành 2.3. Hệ thống chứng từ, sổ chi tiết, sổ tổng hợp sử dụng để kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty CP Atax Việt Nam 2.3.1 Nhiệm vụ và các chế độ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương do Nhà nước quy định 2.3.1.1 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương -Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động. - Phân bổ khoa học, hợp lý chi phí nhân công cho các đối tượng sử dụng liên quan. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương. cung cấp thông tin hữu ích cho lónh đạo doanh nghiệp và các bộ phận có liên quan để đề ra được các chính sách sử dụng lao động có hiệu quả. - Kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức kế toán tài chính với kế toán quản trị, kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết đối với chi phí nhân công. 2.3.1.2 Các chế độ về tiền lương do Nhà nước quy định -Tiền lương theo sản phẩm: gồm tiền lương khoán, lương thưởng trả lương theo sản phẩm gián tiếp, theo sản phẩm trực tiếp. Các doanh nghiệp lựa chọn hình thức trả lương nào, sao cho phù hợp với tính chất công việc, điều kiện kinh doanh gắn với yêu cầu và quản lý lao động cụ thể nhằm khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc. Chế độ quy định về tiền lương làm thêm giờ, thêm ca làm thêm trong các ngày nghỉ theo chế độ quy định cho người lao động còng tính vào quỹ tiền lương, tiền lương trả thêm cụ thể như sau: Tiền lương trả thêm giờ = Tiền lương giờ thực tế trả * tỷ lệ % lương được trả thêm* số giờ làm thêm Mức lương trả thêm do nhà nước quy định : -Bằng 150% nếu làm thêm vào ngày thường . -Bằng 200% nếu làm thêm vào ngày cuối tuần . -Bằng 300% nếu làm thêm vào ngày lễ.
  • 34. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành Nếu doanh nghiệp bố trí làm việc vào ban đêm ngoài hưởng lương theo thời gian còn phải thêm ít nhất 30%theo lương thực tế cho người lao động . 2.3.1.3 Các chế độ về các khoản trích theo lương do Nhà nước quy định - Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách trích theo tỉ lệ quy định trên tổng số quỹ lương cơ bản các khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ kế toán hiện hành và luật lao động, tỷ lệ tính trích bảo hiểm xã hội 26%. Trong đó: 18% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp thay cho người lao động được tính vào chi phí kinh doanh. 8% còn lại do người lao động góp và được tính trừ vào thu nhập người lao động. Quỹ bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý. - Quỹ bảo hiểm y tế: Được hình thành bằng cách trích theo tỉ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành 4.5% Trong đó: 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp chịu thay người lao động; 1.5% trừ vào tiền lương của người lao động. - Kinh phí công đoàn: Là nguồn kinh phí chi tiêu cho hoạt động công đoàn hàng tháng, do doanh nghiệp trích tỉ lệ % nhất định so với tổng số tiền lương được hưởng thực tế, theo quy định hiện hành là 3%, trong đó doanh nghiệp chịu thay người lao động 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% trừ vào tiền lương người lao động. - Bảo hiểm thất nghiệp: Khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo Luật định.Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là những người bị mất việc không do lỗi của cá nhân họ. Người lao động vẫn đang cố gắng tìm kiếm việc làm, sẵn sàng nhận công việc mới và luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp. Những người lao động này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo tỉ lệ nhất định. Ngoài ra, chính sách BHTN còn hỗ trợ học nghề và tìm việc làm đối với NLĐ tham gia BHTN. Tỷ lệ trích bảo hiểm thất nghiệp hiện hành 2%. Trong đó: 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp chịu thay người lao động; 1% trừ vào tiền lương của người lao động. 2.3.2 Các hình thức tiền lương, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương: 2.3.2.1 Các hình thức tiền lương Hiện nay doanh nghiệp trả lương theo hình thức tiền lương theo thời gian:
  • 35. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành Là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang bảng lương của nhà nước quy định và hợp đồng lao động đối với cán bộ công nhân viên, người làm công. Tiền lương theo thời gian có thể tiến hành trả lương theo thời gian giản đơn và trả lương theo thời gian có thưởng. Các hình thức trả lương theo thời gian bao gồm: - Lương tháng: Căn cứ vào thời gian lao động và hệ số lương theo quy định của người lao động để tính lương phải trả. Tiền lương phải trả trong tháng = Tiền lương ngày x Số ngày thực tế làm việc trong tháng - Lương ngày: Trả cho người lao động căn cứ vào mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Lương ngày thường áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng lương thời gian, tính lương cho người lao động trong những ngày hội họp, học tập hoặc làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH. Tiền lương ngày = - Lương giờ: Áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp trong thời gian làm việc không hưởng lương theo sản phẩm. Ưu điểm của hình thức này là đó tận dụng được thời gian lao động của công nhân nhưng nhược điểm là vẫn chưa gắn tiền lương với kết quả của từng người lao động, theo độ phức tạp. Tiền lương giờ = Tiền lương ngày/ Số giờ tiêu chuẩn theo quy định (8 giờ) 2.3.2.2 Quỹ tiền lương a. Khái niệm Quỹ tiền lương của doanh nghịêp là toàn bộ số tiền lương tính theo số cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương, bao gồm tiền Tiền lương tháng Số ngày làm việc trong thàng theo chế độ (22 hoặc 26 ngày)
  • 36. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành lương theo cấp, bậc, các khoản phụ cấp, tiền lương chính, tiền lương phụ, tiền lương theo sản phẩm, lương khoán. b. Phân loại quỹ lương - Tiền lương chính: Là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ đó quy định, bao gồm lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và các loại thưởng trong sản xuất . - Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong những thời gian không làm nhiệm vụ, nhưng vẫn hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trong thời gian nghỉ phép, thời gian làm nghĩa vụ xã hội, hội họp, học tập, ngừng sản xuất ... Hiện nay công ty sử dụng cả hai quỹ lương cho việc chi trả lương cho cán bộ nhân viên. 2.3.3 Hệ thống các chứng từ sử dụng để hạch toán - Mẫu số 01a-LĐTL: Bảng chấm công. - Mẫu số 02-LĐTL: Bảng thanh toán tiền lương. - Mẫu số 10-LĐTL: Bảng trích nộp các khoản theo lương. - Mẫu số 11-LĐTL: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Ngoài ra còn có một số chứng từ khác có liên quan như: phiếu nghỉ hưởng BHXH, bảng thanh toán BHXH, phiếu chi tiền mặt, bảng thanh toán tiền lương và các khoản trợ cấp … 2.3.4 Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng trong hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.3.4.1 Tài khoản 334 -Phải trả người lao động Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác cho người lao động. * Kết cấu tài khoản 334: Bên nợ: - Các khoản đã trả cho người lao động (tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, phụ cấp, BHXH...) - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.
  • 37. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành - Các khoản tiền lương và thu nhập của người lao động chưa lĩnh chuyển sang các khoản thanh toán khác. Bên có: - Các khoản phải trả cho người lao động về tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản khác... Số dư bên Có: Các khoản lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. Số dư bên Nợ (cá biệt): Số tiền đã trả quá số phải trả cho người lao động. TK 334 có 2 TK cấp 2: - TK 3341: Phải trả công nhân viên. - TK 3342:Phải trả người lao động khác. 2.3.4.2 Tài khoản 338 - Phải trả phải nộp khác Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp khác như tài sản thừa chờ xử lý, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp... * Kết cấu tài khoản 338: Bên nợ - Các khoản nộp cho cơ quan cấp trên: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN... - Các khoản trợ cấp BHXH trả cho công nhân viên. - Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn. - Xử lý giá trị tài sản thừa. - Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện. - Các khoản đã trả, đã nộp khác. Bên có: - Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. - BHXH, KPCĐ được cấp bù. - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý. - Tổng số doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ.
  • 38. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành - Các khoản phải trả khác. Số dư bên Có: Số còn phải nộp về BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đến cuối kỳ. Số dư bên Nợ: (nếu có) Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán. Tài khoản 338 có 8 tài khoản cấp 2: + Tài kho ản 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết + Tài khoản 3382: Kinh phí công đoàn + Tài khoản 3383: BHXH + Tài khoản 3384: BHYT + Tài khoản 3385: Phải trả về cổ phần hóa + Tài khoản 3386: BHTN + Tài khoản 3387: Doanh thu chưa thực hiện. + Tài khoản 3388: Phải trả phải nộp khác. 2.3.4.3 Tài khoản 335 – Chi phí phải trả Tài khoản này phản ánh những khoản thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phái sản xuất, kinh doanh. Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ này phải được thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ. Thuộc loại chi phí phải trả có các khoản sau: - Trích trước chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép. - Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc một số năm tiếp theo. - Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ, cụ thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất. Kế toán tiến hành tính trước và hạch toán vào chi
  • 39. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh. -Trích trước chi phí tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau (khi trái phiếu đáo hạn). * Kết cấu tài khoản: Bên nợ: - Các chi phí thực tế phát sinh thuộc nội dung chi phí trích trước (chi phí phải trả) theo dự toán. - Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế phát sinh. Bên có: - Số chi phí phải trả đã trích trước vào chi phí theo dự toán. - Số chênh lệch về chi phí phải trả nhỏ hơn số chi phí thực tế phát sinh. Số dư bên Có: Số chi phí phải trả đã trích trước vào chi phí nhưng thực tế chưa phát sinh. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản + Tài khoản 641: Chi phí bán hàng + Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.... 2.3.5 Hệ thống sổ kế toán sử dụng - Sổ cái TK 334, TK 338 mẫu sổ (S03b-DNN). - Sổ chi tiết TK 334, TK 338. - Chứng từ ghi sổ mẫu (S03a-DNN). - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ mẫu (S03b-DNN). - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. 2.3.6 Quy trình ghi sổ kế toán và luân chuyển chứng từ kế toán
  • 40. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành 2.3.6.1 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu kiểm tra Sơ đồ 2.1: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (Nguồn: phòng kế toán) Chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 334, 338 Báo cáo tài chính Sổ nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiếtSổ cái TK 334, 338 Bảng cân đối số phát sinh
  • 41. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành 2.3.6.2 Quy trình ghi sổ tiền lương và các khoản trích theo lương Sơ đồ 2.2: Quy trình ghi sổ tiền lương và các khoản trích theo lương Ghi chú: : Nhập số liệu hàng ngày : In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm : Đối chiếu kiểm tra 2.3.7 Thủ tục và quy trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.3.7.1 Tính tiền lương và các khoản trích theo lương Biểu 2.1: Bảng chấm công của bộ phận văn phòng của công ty trong tháng 1 năm 2015 (Nguồn: Phòng kế toán) Chứng từ lao động và chứng từ tính lương Sổ chi tiết TK334, TK3382 TK3383, TK3384, TK 3389 Phân hệ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK334, TK 338Báo cáo tài chính
  • 42. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành Ngày 31 tháng 01 năm 2015 Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt (Ký, họ Tên) (Ký, họ Tên) (Ký, họ Tên) Chú thích: Chủ nhật: Ngày làm việc: X Hội họp: H Ốm: Ô CÔNG TY CP ATAX VIỆT NAM BỘ PHẬN: VĂN PHÒNG BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 1 năm 2015 Mẫu số S02 – TT QĐ số 48/2006 QĐ - BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC STT Họ và Tên CV HSL Số ngày làm việc trong tháng Số ngày làm việc Số ngày nghỉ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 Trần Viết Cường GĐ 4.66 x H x x x x x x x x x x x x x x x x x x X X x x x x 26 2 Hồ Việt Vinh PGĐ3.54 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x X X x x x x 26 3 Phạm Văn Tuấn KTT 3.48 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x X X x x x x 26 4 Nguyễn Viết Hưng NV 3.0 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x X X x x x x 26 5 Hồ Văn Quang NV 3.0 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x X Ô Ô Ô x x 23 Ốm 3 6 Trần Thị Phượng NV 3.0 x x x x x x x x x x x x x x x x x x X x X x x x x x 26 7 Cao Thị Hà NV 2.73 x x x x x x x x x x x x x x x x x x X x X x x x x x 26 Tổng Cộng 179
  • 43. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành Ví Dụ: Trong th¸ng 1 n¨m 2015 ¤ng Hå ViÖt Vinh Phã giám đốc C«ng Ty có: Hệ số lương: 3,54 Ngày công thực tế: 26 ngày Hệ số PCTN: 0,3 Lương cơ bản quy định là: 1.050.000 đ. Vậy tại tháng 01 năm 2015 lương của ông Vinh trong tháng 01 năm 2015: Lương thời gian = 3.54 x 1.050.000 X 26 = 3.717.000 (đ) 26 - Phụ cấp trách nhiệm = 3.54 x 1.050.000 x 0.3 = 1.115.100 (đ) - Trong tháng ông Vinh có phụ cấp ăn ca là: 150.000 (đ) Tổng lương = lương thời gian + Phụ cấp trách nhiệm + tiền ăn ca = 3.717.000 + 1.115.100 + 150.000 = 4.982.100(đ) - Các khoản khấu trừ: + BHXH = 3,54 x 1.050.000 x 8% = 297.360 (đ) + BHYT = 3,54 x 1.050.000 x 1,5% = 55.755 (đ ) +BHTN = 3,54 x 1.050.000 x 1% = 37.170 (đ) +KPCĐ = 3,54 x 1.050.000 x 1% = 37.170 Lương thực nhận = Tổng lương - Các khoản trích theo lương = 4.982.100 - (297.360 – 55.755 – 37.170 – 37.170) = 4.554.645 (đ) Đối với các nhân viên khác trong bộ phận văn phòng “Tiền lương và các khoản khác trích theo lương” được tính tương tự. Ngày công chế độ quân bình trong tháng 26 Ngày công trong đó mức ăn ca tính cho 1người tháng là 150.000 Đồng ( Đảm bảo ngày công từ 20 trở lên) dưới mức 20 công mức ăn ca sẽ là 110.00 Đồng/Tháng).
  • 44. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán SV: Trịnh Thị Thu Hằng ĐHKT4 – K7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành CÔNG TY CP ATAX VIỆT NAM Mẫu số S02 – TT QĐ số 48/2006 QĐ - BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTCBộ phận: Văn phòng BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 1 năm 2015 TT Họ và tên Chức vụ Hệ số lương Tiền lương và thu nhập nhận được Các khoản phải nộp Tổng nhận Lương thực tế Tiền lương PCTN Tiền ăn ca Tổng cộng BHXH (8%) BHYT (1,5%) BHTN (1%) KPCĐ (1%) Tổng cộng Ngày Công M.Lương 1 Trần Viết Cường GĐ 4.66 26 4.893.000 1.467.900 150.000 6.510.900 391.440 73.395 48.930 48.930 562.695 5.948.205 2 Hồ Việt Vinh PGĐ 3.54 26 3.717.000 1.115.100 150.000 4.982.100 297.360 55.755 37.170 37.170 427.455 4.554.645 3 Phạm Văn Tuấn KTT 3.48 26 3.654.000 730.800 150.000 4.534.800 292.320 54.810 36.540 36.540 420.210 4.114.590 4 Nguyễn Viết Hưng NV 3.00 26 3.150.000 150.000 3.300.000 252.000 47.250 31.500 31.500 362.250 3.037.750 5 Hồ Văn Quang NV 3.00 23 2.786.000 150.000 2.936.000 222.880 41.790 27.860 27.860 320.390 2.615.610 6 Trần Thị Phượng NV 3.00 26 3.150.000 150.000 3.300.000 252.000 47.250 31.500 31.500 362.250 3.037.750 7 Cao Thị Hà NV 2.73 26 2.866.000 150.000 3.016.500 229.280 43.290 28.860 28.860 330.290 2.685.710 Cộng 24.217.038 3.313.800 1,050,000 28.580.838 1.937.280 363.540 242.360 242.360 2.785.540 25.795.298 Ngày 31 tháng 01 năm 2015 Người lập biểu Phụ trách bộ phận Kế toán trưởng Giám đốc công ty (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Biểu 2.2: Bảng thanh toán tiền lương của bộ phận văn phòng tháng 1 năm 2015