SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 103
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây cùng với sự sôi động của thị trường chứng
khoán thì vàng và dầu mỏ là hai mặt hàng được giới đầu tư rất quan tâm. Với
bản chất và đặc tính của mình, vàng đang được coi là phương tiện cất trữ an toàn
của thế giới mỗi khi có biến động. Các nhà đầu tư nhận định vàng đang là
phương tiện đầu tư hấp dẫn và an toàn hơn so với các loại cổ phiếu và trái phiếu
do lạm phát đang có chiều hướng gia tăng trên phạm vi toàn cầu do giá dầu tăng
cao. Song giá vàng lên xuống thất thường.
Nguyên nhân, trước hết do nhu cầu vàng thế giới tăng mạnh, thứ hai do
nguồn cung cấp vàng của thế giới hạn hẹp hơn. Ngoài ra còn có các nguyên
nhân khác tác động tới giá vàng, như tình hình chính trị bất ổn, nguy cơ lạm
phát gia tăng, đồng Đô la tăng giá so với các đồng ngoại tệ khác, uy tín của đồng
Euro giảm sút, biến động về lãi suất…
Giới quan sát cho rằng vàng vẫn đang trong vòng xoáy tăng giá, do các nhà
đầu tư đưa vàng vào danh mục đầu tư thay cho việc đầu tư vào chứng khoán và
trái phiếu, hay đầu tư vào đồng Đô la và đồng Euro. Các quỹ hàng hoá đã bắt
đầu bán tháo các chứng khoán năng lượng để chuyển sang vàng do giá dầu thế
giới có chiều hướng đảo chiều. Theo các chuyên gia dự báo sắp tới các nhân tố
hỗ trợ giá vàng tăng vẫn còn nhiều, khả năng giá vàng sẽ còn leo cao.
Mặc dù có nhiều dự báo khác nhau nhưng trên thực tế giá vàng biến động
hết sức thất thường và không ai có thể tiên đoán một cách chính xác mức lên
xuống của nó. Biến động giá vàng sẽ không liên tục theo một chiều tăng hay
giảm, mà giao động theo chiều díc dắc trong xu thế tăng lên.
Đầu tư vào vàng là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm và hứa hẹn
sẽ mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó tiên liệu về lạm
phát và những xáo trộn chính trị, đầu tư vào vàng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Vì vậy việc thực hiện biện pháp để phòng ngừa rủi ro là rất cần thiết, mà trong
2
đó Quyền chọn là một trong những công cụ khá phổ biến được các nhà đầu tư
lựa chọn.
Ở Việt Nam việc thực thực hiện các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro
trong việc kinh doanh chứng khoán nói chung cũng như trong kinh doanh vàng
chưa được phổ biến. Hiện nay, lác đác mới xuất hiện một số ngân hàng thực
hiện quyền chọn trong việc kinh doanh vàng và ngoại tệ, vì vậy việc nghiên cứu
những kiến thức về quyền chọn nhằm áp dụng rộng rãi nó như là một công cụ
giứp các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro góp phần tạo sự ổn định và hiệu quả cho
thị trường. Đó chính là lý do để em lựa chọn đề tài “Địnhgiá quyền chọn vàng
– thêm một công cụ để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng”.
Trong quá trình học tập kết hợp với thời gian thực tập tại Bảo Hiểm Tiền
Gửi Việt Nam, được sự giúp đỡ hết sức tận tình của các thầy cô cũng như các
anh chị tại nơi thực tập, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình giúp
em hoàn thành chuyên đề này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng Nghiên cứu Tổng hợp
và Hợp tác Quốc tế tại Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em trong quá trình thực tập tại đây.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CHỌN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng
khoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc.
Các chứng khoán phái sinh được hình thành do nhu cầu giao dịch của
người mua và người bán và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị
trường chứng khoán.
Có thể phân loại chứng khoán phái sinh thành các loại như sau:
- Quyền mua trước
- Chứng khế
- Hợp đồng kỳ hạn
- Hợp đồng tương lai
- Quyền chọn
1.1.2. Quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được
mua (nếu là quyền mua) hoặc được bán (nếu là quyền bán) một khối lượng hàng
hoá cơ sở nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định.
Khác với việc sở hữu một hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai buộc
phải mua hoặc bán các tài sản cơ sở trong tương lai, người sử dụng hợp đồng
quyền chọn có thể lựa chọn xem có nên mua (call) hay bán (put) một tài sản cơ
sở trong tương lai tại mức giá thực hiện được xác định vào ngày hôm nay. Khả
năng lựa chọn có thể tạo ra các khoản thanh toán không cân xứng, nghĩa là
người sở hữu hợp đồng quyền chọn có thể từ chối cơ hội mua hay bán một tài
sản. Trên thực tế người sở hữu hợp đồng quyền chọn sẽ từ chối thực hiện hợp
đồng nếu giá hợp đồng này bất lợi so với giá thực hiện của hợp đồng, ngược lại
nếu mức giá thuận lợi họ sẽ thực hiện quyền mua hay bán tài sản.
4
- Nếu căn cứ vào tính chất đối với quyền mua hay quyền bán thì quyền
chọn chia làm hai loại là quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put
option). Quyền chọn mua trao cho người nắm giữ quyền mua tài sản vào một
ngày nhất định với một giá xác định. Quyền chọn bán trao cho người nắm giữ
quyền bán tài sản vào một ngày nhất định với một giá xác định. Ngày nêu trên
hợp đồng là ngày đáo hạn hay là ngày thực hiện và giá nêu trên hợp đồng là giá
quyền chọn.
- Nếu căn cứ vào tính chất thời gian thì hợp đồng quyền chọn được chia
làm hai loại: hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ, hợp đồng quyền chọn kiểu Châu
Âu
Một hợp đồng quyền chọn Mỹ có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm
nào cho đến tận ngày đáo hạn. Một quyền chọn Châu Âu có thể được thực hiện
vào ngày đáo hạn.
Có bốn chiến lược cơ bản trong giao dịch quyền chọn là: mua quyền chọn
mua, bán quyền chọn mua, mua quyền chọn bán và bán quyền chọn bán.
1.1.3. Các ký hiệu
S0 = Giá tài sản cơ sở hiện tại
X = Giá thực hiện
T = Thời gian cho đến khi đáo hạn
r = Lãi suất phi rủi ro
ST = Giá tài sản cơ sở tại thời điểm đáo hạn quyền chọn, tức là sau khoảng
thời gian T
C(S0,T,X) = Giá quyền chọn mua với giá tài sản cơ sở hiện tại là S0, thời
gian cho đến lúc đáo hạn là T, giá thực hiện là X
Ca(S0,T,X) = Giá quyền chọn mua kiểu Mỹ
Ce(S0,T,X) = Giá quyền chọn mua kiểu Châu Âu
P(S0,T,X) = Giá quyền chọn bán với giá tài sản cơ sở hiện tại là S0, thời
gian cho đến lúc đáo hạn là T, giá thực hiện là X
5
Pa(S0,T,X) = Giá quyền chọn bán kiểu Mỹ
Pe(S0,T,X) = Giá quyền chọn bán kiểu Châu Âu
1.2. THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN
1.2.1. Sự phát triển của thị trường quyền chọn
Có rất nhiều ví dụ về quyền chọn trong cuộc sống hàng ngày. Các nhà sử
học và khảo cổ học thậm chí còn phát hiện ra các hợp đồng quyền chọn sơ khai.
Mặc dù các thoả thuận này có thể tương tự với các quyền chọn hiện đại, hệ
thống thị trường quyền chọn hiện nay có nguồn gốc từ thế kỷ 19, khi quyền
chọn mua và chọn bán được chào bán đối với cổ phiếu.
Sau đó, trong những năm đầu của thập niên 1900, một nhóm các công ty
gọi là Hiệp hội các Nhà môi giới và Kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn
bán đã thành lập thị trường các quyền chọn. Nếu một người nào đó mua quyền
chọn mua, một thành viên của hiệp hội này sẽ tìm một người bán sẵn sang muốn
ký kết hợp đồng bán quyền chọn. Nếu công ty thành viên không thề tìm được
người bán, tự công ty sẽ bán quyền chọn. Vì vậy một công ty thành viên có thể
vừa là nhà môi giới - người mang người mua và người bán đến với nhau - hoặc
nhà kinh doanh - người thật sự thực hiện vị thế giao dịch.
Mặc dù thị trường quyền chọn phi tập trung (OTC)này có thể tồn tại, nó có
rất nhiều khiếm khuyết. Thứ nhất, thị trường này không cung cấp cho người
nắm giữ quyền chọn cơ hội bán quyền chọn cho một người khác trước khi quyền
chọn đáo hạn. Các quyền chọn được thiết kế để được nắm giữ cho đến khi đáo
hạn, và rồi chúng sẽ được thực hiện hoặc để cho hết hiệu lực. Vì vậy, hợp đồng
quyền chọn có rất ít thậm chí là không có tính thanh khoản. Thứ hai, việc thực
hiện hợp đồng của người bán chỉ được bảo đảm bởi công ty môi giới kiêm kinh
doanh. Nếu người bán hoặc công ty thành viên của Hiệp hội các Nhà Môi giới
và Kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán bị phá sản, người nắm giữ
quyền chọn tuyệt đối không may mắn. Thứ ba, chi phí giao dịch tương đối cao,
một phần là do hai vấn đề trên.
6
Năm 1973, đã có một thay đổi mang tính cách mạng trong thế giới quyền
chọn. Sàn giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT), sàn giao dịch lâu đời nhất
và lớn nhất về các hợp đồng giao sau hàng hoá, đã tổ chức một sàn giao dịch
dành riêng cho giao dịch quyền chọn cổ phiếu. Sàn giao dịch này được đặt tên là
Chicago Board Option Exchange (CBOE) và mở cửa giao dịch quyền chọn mua
vào ngày 26/4/1973. Các hợp đồng quyền chọn bán đầu tiên được đưa vào giao
dịch trong tháng 6/1977.
CBOE đã tạo ra một thị trường trung tâm cho các hợp đồng quyền chọn.
Bằng cách tiêu chuẩn hoá các kỳ hạn và điều kiện của hợp đồng quyền chọn, nó
đã làm tăng tính thanh khoản của thị trường. Nói cách khác một nhà đầu tư đã
mua hoặc bán một hợp đồng quyền chọn trước đó có thể quay trở lại thị trường
trước khi hợp đồng đáo hạn và bán hoặc mua quyền chọn, và như vậy là đã bù
trừ vị thế ban đầu. Tuy nhiên, quan trọng nhất, CBOE đã bổ sung một trung tâm
thanh toán đảm bảo cho người mua rằng người bán sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
theo hợp đồng. Vì vậy, không giống như trên thị trường phi tập trung, người
mua quyền chọn không còn phải lo lắng về rủi ro tín dụng của người bán. Điều
này khiến quyền chọn ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với công chúng.
Từ thời điểm đó, nhiều sàn giao dịch chứng khoán và gần như tất cả sàn
giao dịch giao sau bắt đầu giao dịch quyền chọn. Được kích thích bởi nhu cầu
của công chúng về quyền chọn, ngành kinh doanh này tăng trưởng mạnh mẽ cho
đến khi thị trường chứng khoán sụp đổ nặng nề vào năm 1987. Bị tổn hại bởi cú
sốc này, nhiều nhà đầu tư cá nhân đẫ sử dụng quyền chọn trước đây đã tránh xa
thị trường này, và khối lượng giao dịch chỉ mới hồi phục ở mức năm 1987 trong
thời gian gần đây.
Mặc dù các giao dịch của các định chế trên sàn giao dịch quyền chọn vẫn
tương đối mạnh sau vụ sụp đổ, một xu hướng đồng thời tồn tại đã buộc các sàn
giao dịch phải đương đầu với mối đe doạ cạnh tranh mới: sự hồi sinh của các thị
trường quyền chọn phi tập trung. Vào đầu thập niên 1980, nhiều công ty bắt đầu
sử dụng hoán đổi tiền tệ và lãi suất để quản trị rủi ro. Do sự vận hành tốt của thị
trường và ngay sau đó, các công ty bắt đầu tạo ra các dạng hợp đồng phi tập
7
trung khác, như hợp đồng kỳ hạn và như mong đợi, quyền chọn bắt đầu được sử
dụng. Tuy nhiên vì định mức tối thiểu của mỗi giao dịch khá lớn và có rủi ro tín
dụng, công chúng không thể tham gia vào thị trường phi tập trung mới hồi sinh
này. Sự phát triển của thị trường tập trung của các định chế này đã gây áp lực
nặng nề lên các sàn giao dịch quyền chọn. Vào đầu thập niên 1990, các sàn giao
dịch cố gắng trở nên sáng tạo hơn để dành lại thị phần giao dịch của các định
chế và kích thích mối quan tâm của công chúng với quyền chọn. Tuy nhiên các
xu hướng này không có nghĩa là quyền chọn đang mất dần tính đại chúng; thật
ra chúng phổ biến hơn bao giờ hết đối với các định chế tài chính và doanh
nghiệp, nhưng mức tăng trưởng thì tập trung ở các thị trường phi tập trung.
Hiện nay có một số lớn các thị trường quyền chọn phi tập trung được giao
dịch chủ yếu bởi các nhà đầu tư tổ chức. Chicago không còn là trung tâm của
ngành kinh doanh quyền chọn. Quy mô thị trường này là trên toàn thế giới.
1.2.2. Các loại quyền chọn
1.2.2.1. Quyền chọn cổ phiếu
Quyền chọn đối với các cổ phiếu riêng lẻ đôi khi được gọi là quyền chọn
cổ phiếu hay quyền chọn vốn cổ phần. Các quyền chọn này tồn tại đối với hàng
ngàn cổ phiếu riêng lẻ, mặc dù khối lượng giao dịch có thể thấp đối với một số
loại cổ phiếu nhất định. Ngoài ra, một số loại quyền chọn đối với hầu hết mọi cổ
phiếu, như loại có thời gian đáo hạn dài và loại có khối lượng giao dịch thấp. Ở
Mỹ, quyền chọn đối với nhiều loại cổ phiếu được giao dịch trên nhiều sàn giao
dịch.
1.2.2.2. Quyền chọn chỉ số
Một chỉ số chứng khoán là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị của một nhóm
các cổ phiếu được chỉ định. Như trong bất kỳ chỉ số nào, nó là một chỉ tiêu
tương đối, thể hiện giá trị tương đối so với giá trị trước đó. Đối với quyền chọn
chỉ số, chúng ta hiểu mức yết giá là giá trị thị trường của cổ phiếu so với một
mức giá trị cơ sở, được thiết lập từ nhiều năm trước, khi chỉ số được khởi tạo.
8
Quyền chọn đầu tiên với một chỉ số cổ phiếu được đưa ra đầu tiên trên
CBOE năm 1983 và đã rất thành công. Từ thời điểm đó, một số lớn quyền chọn
chỉ số đã được bổ sung và nhiều quyền chọn được giao dịch rất sôi động. Quyền
chọn đối với chỉ số NASDAQ 100 là tiêu biểu của quyền chọn có giao dịch sôi
động nhất trong toàn bộ quyền chọn ở Mỹ.
1.2.2.3. Quyền chọn tiền tệ
Tỷ giá là giá mà một đối tượng có thể trao đổi một đồng tiền với một đồng
tiền khác. Một đồng tiền có thể được xem là một tài sản, giống như cổ phiếu
hoặc trái phiếu. Giống như giá cổ phiếu và trái phiếu, giá tiền tệ, tức là tỷ giá, rất
biến động trên thị trường. Người ta có thể mua một đồng tiền và nắm giữ nó,
trong suốt thời gian đó đồng tiền này sẽ được hưởng lãi suất theo lãi suất nước
ngoài. Mức lãi có thể được xem giống như lãi trái phiếu hoặc cổ tức cổ phiếu.
Vì nhiều công ty và nhà đầu tư nhạy cảm với rủi ro tỷ giá, quyền chọn tiền
tệ, cũng như các công cụ phái sinh khác, được sử dụng rộng rãi. Một hợp đồng
quyền chọn tiền tệ quy định cụ thể giá thực hiện, được thể hiện dưới dạng tỷ giá,
ngày đáo hạn, định dạng tiền tệ cơ sở, quy mô hợp đồng, giá quyền chọn…
Các quyền chọn tiền tệ được niêm yết trên sàn giao dịch Philadelphia Stock
Exchange, mặc dù hoạt động giao dịch rất ít. Thị trường sôi động hơn chính là
thị trường quyền chọn tiền tệ OTC.
1.2.2.4. Các dạng quyền chọn khác
Các sàn giao dịch quyền chọn đã thử nghiệm nhiều loại quyền chọn khác
nhau, bao gồm cả quyền chọn trái phiếu, mặc dù những quyền chọn này ít hấp
dẫn công chúng. Tuy nhiên, quyền chọn trái phiếu và các quyền chọn có liên
quan được gọi là quyền chọn lãi suất, lại rất phổ biến trên thị trường OTC.
1.2.2.5. Quyền chọn thực
Quyền chọn thực không phải là quyền chọn đối với bất động sản, và tên gọi
này cũng không phải có ý nói là các quyền chọn khác có phần nào đó không
thực. Quyền chọn thực là các quyền chọn thường được thấy trong các quyết định
đầu tư của công ty, các quyết định này thường được gọi là đầu tư thực.
9
Các quyền chọn thực có nhiều đặc tính của quyền chọn thông thường.
Nhưng chúng cũng có nhiều điểm khác biệt. Các quyền chọn thực có các đặc
quyền có giá trị rõ ràng, nhưng thưông thường thì ngày đáo hạn và giá thực hiện
của chúng không mấy rõ ràng. Các quyền chọn thực thường dựa trên tài sản cơ
sở rất mập mờ và không được giao dịch trên thị trường có tính thanh khoản hay
thậm chí không thể giao dịch.
1.2.3. Thị trường quyền chọn vàng ở Việt Nam
Trên thị trường tài chính và tiền tệ thế giới, các sản phẩm Options (ngoại
hối, vàng, hàng hóa…) là một công cụ đã xuất hiện từ lâu nhằm bảo hiểm rủi ro
thị trường nhưng tại Việt Nam các sản phẩm này tương đối mới. Trong khi các
sản phẩm quyền chọn ngoại hối chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu muốn bảo hiểm lợi nhuận, thì sản phẩm Gold Options
(gọi tắt là Quyền chọn vàng) sẽ có tác dụng hữu ích cho mọi thành phần dân cư
và kinh tế.
Quan tâm đến quyền chọn vàng nhiều nhất hiện nay là những người trong
giới buôn bán nhà đất, những người cần vàng trong tương lai. “Họ muốn bảo
hiểm tỷ giá, nhằm tạo sự an tâm là đến khi mua vàng trả tiền nhà, họ có vàng để
trả và không bị ảnh hưởng nếu giá vàng tăng cao”.
Bởi lẽ, tại Việt Nam vàng vẫn đang được coi là đơn vị tính toán để mua bán
bất động sản. Sử dụng sản phẩm quyền chọn vàng người mua bất động sản có
thể đảm bảo khả năng chi trả và tránh thua lỗ trước những biến động tăng của
giá vàng mà vẫn có lợi khi giá vàng xuống, còn người bán thì một mặt luôn đảm
bảo lợi nhuận khi giá vàng xuống, mặt khác sẽ có lãi nhiều hơn khi giá vàng
tăng.
Trong điều kiện nhu cầu nhà ở của người dân đang ngày càng tăng, đồng
thời giá vàng liên tục có những biến động mạnh và khó dự báo như hiện nay, sản
phẩm quyền chọn vàng chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu của nhiều người và
các thành phần kinh tế có giao dịch vàng trong kinh doanh.
10
Thời điểm hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chỉ cho phép cá nhân và tổ chức
mua quyền chọn mua (call Options) hoặc mua quyền chọn bán (put Options).
Tuy nhiên, khách hàng có thể bán lại hợp đồng Options đã mua trước đó với
ngân hàng. Nếu thực sự có nhu cầu mua quyền chọn vàng, khách hàng cần trực
tiếp đến ngân hàng để được thông báo phí và các điều kiện khác chính xác bằng
văn bản trước khi ký hợp đồng. Mức phí được tính toán dựa trên nhiều tham số:
giá giao ngay tại thời điểm giao dịch, giá thực hiện hợp đồng Options, thời hạn
hợp đồng, chênh lệch lãi suất của vàng và VNĐ, độ biến động của giá vàng…
Hiện nay có 3 ngân hàng cung cấp sản phẩm Quyền chọn vàng là ACB,
Sacombank và Eximbank. Quy mô giao dịch tối thiểu là 100 lượng (với ACB),
800 lượng (với Sacombank).
Được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng ACB bắt đầu
cung cấp sản phẩm quyền chọn vàng cho khách hàng giao dịch chính thức kể từ
ngày 15-12-2004.
Quy mô giao dịch của một hợp đồng Options giữa ACB với khách hàng tối
thiểu là 100 lượng vàng, tối đa là 5.000 lượng vàng đối với cá nhân và 10.000
lượng đối với các tổ chức. Thời hạn giao dịch của mỗi hợp đồng quyền chọn
vàng giữa ACB với khách hàng tối thiểu 2 tuần, tối đa là 3 tháng. Tùy theo nhu
cầu, khách hàng có thể yêu cầu thực hiện hợp đồng có giao nhận vàng thực tế
hoặc không muốn giao nhận vàng thực tế.
Ngân hàng sẽ thực hiện chi trả khoản tiền chênh lệch giá dựa trên giá vàng
do ACB niêm yết hai chiều (gồm giá mua và giá bán) tại thời điểm đáo hạn hợp
đồng để bù trừ giao dịch vàng cho khách hàng. Khách hàng có thể yêu cầu bán
lại hợp đồng Options trước hạn. Khi đó ngân hàng sẽ tính toán mức trả phí cho
khách hàng.
Đây là một loại hình dịch vụ ngân hàng mới ở nước ta. Sản phẩm quyền
chọn vàng sẽ giúp khách hàng có thêm một công cụ tài chính hữu hiệu để quản
lý tài sản của mình một cách linh hoạt và hiệu quả. Sau khi Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam cho phép triển khai dịch vụ này, ngân hàng ACB đã giao dịch
11
với khách hàng về quyền chọn vàng với khối lượng 20 tấn vàng chỉ trong 6
tháng qua.
Tuy nhiên, các chuyên gia ngân hàng cũng khuyên rằng, nếu khách hàng
thực sự có khoản thanh toán tương lai bằng vàng nhưng trên thị trường giá vàng
không ổn định thì không nên chọn nghiệp vụ "Quyền chọn vàng". Mặc dù với
phương thức này khách hàng có quyền mua hoặc bán một số lượng vàng với
mức giá thực hiện được ấn định trước cho một thời hạn cụ thể trong tương lai
khi đã trả phí cho ngân hàng ngay khi ký hợp đồng. Đồng thời khách hàng cũng
có quyền thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng nhưng ở thời điểm này
"Quyền chọn vàng" không phát huy hiệu quả. Khách hàng muốn thực hiện
phương thức này phải giao dịch vàng tối thiểu 800 lượng và mức phí phải trả rất
cao. Vì khi bán nghiệp vụ này ngân hàng trong nước phải mua đối ứng lại với
ngân hàng nước ngoài, và điều kiện của ngân hàng nước ngoài phải có 800
lượng vàng trở lên và mức phí được tính theo giá vàng thế giới. Tại thời điểm
này phí "Quyền chọn vàng" đang được cho là rất cao 1 tháng là 2,5%/doanh số
tức gần 30%/năm.
1.2.4. Các bộ phận cấu thành nên giá quyền chọn
1.2.4.1. Giá trị nội tại của quyền
Giá trị nội tại của một quyền chọn là giá trị mà người nắm giữ quyền chọn
sẽ nhận được bằng cách thực hiện quyền ngay lập tức.
Đối với một quyền chọn mua, nếu giá trị thực hiện quyền thấp hơn giá của
tài sản cơ sở, quyền chọn mua đó được coi là lãi. Một quyền chọn có mức giá
thực thi ngang bằng với giá hiện hành của tài sản cơ sở được coi là hoà vốn, nếu
còn thấp hơn giá hiện hành của tài sản cơ sở thì bị coi là lỗ. Trong cả hai trường
hợp quyền chọn mang lại khoản lỗ và hòa vốn đều có giá trị nội tại bằng không
bởi vì người thực hiện quyền không thu được lãi.
Đối với quyền chọn bán thì ngược lại, người thực hiện quyền sẽ có lãi nếu
giá thực hiện quyền cao hơn giá hiện hành của tài sản cơ sở và sẽ bị lỗ nếu giá
thực hiện quyền thấp hơn thị trường của tài sản cơ sở.
12
1.2.4.2. Giá trị thời gian của quyền
Giá trị thời gian của một quyền chọn là khoản chênh lệch giữa giá của
quyền so với giá trị nội tại. Thời gian cho đến khi đáo hạn của quyền càng dài
thì giá trị thời gian của quyền càng lớn, bởi vì người mua quyền chọn hy vọng
rằng vào một thời điểm nào đó trước khi hết hiệu lực, những thay đổi về giá của
tài sản cơ sở trên thị trường sẽ làm tăng giá trị của các quyền chọn, do đó họ sẵn
sàng trả một khoản tiền chênh lệch trên giá trị nội tại.
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá của quyền chọn
1.2.5.1. Giá thị trường của tài sản cơ sở
Đối với một quyền chọn mua, giá thị trường của tài sản cơ sở và giá của
quyền chọn mua tăng (giảm) cùng chiều. Đối với một quyền chọn bán thì ngược
lại, đó là mối quan hệ tăng giảm ngược chiều.
1.2.5.2. Giá thực hịên
Loại bỏ tác động của các yếu tố khác, mức giá thực hiện quyền càng cao thì
giá của một quyền chọn mua càng thấp. Đối với một quyền chọn bán thì ngược
lại: mức giá thực hiện càng cao thì giá của quyền chọn bán càng cao.
1.2.5.3. Thời gian cho đến khi đáo hạn
Đối với các quyền lựa chọn kiểu Mỹ (cả quyền chọn mua và chọn bán),
thời gian đáo hạn càng dài thì giá của quyền càng cao, vì giá của tài sản cơ sở có
khả năng biến động để cho quyền chọn trở thành có lãi và đem lại lợi nhuận cho
người sở hữu. Đối với các quyền chọn kiểu Châu Âu, ảnh hưởng của thời gian
cho đến khi đáo hạn phụ thuộc vào việc quyền chọn là quyền chọn mua hay
quyền chọn bán.
1.2.5.4. Lãi suất ngắn hạn phi rủi ro trong suốt thời hạn tồn tại của
quyền
Cố định tất cả các yếu tố khác, giá của một quyền chọn mua của một trái
phiếu sẽ tăng khi lãi suất ngắn hạn phi rủi ro tăng. Đối với một quyền chọn bán
của trái phiếu thì ngược lại: một sự gia tăng mức lãi suất ngắn hạn phi rủi ro sẽ
làm giảm giá của một quyền chọn bán.
13
1.2.5.5. Lãi suất Coupon
Đối với các quyền chọn trái phiếu, các quyền chọn mua của các trái phiếu
coupon sẽ bị định giá thấp hơn so với các quyền chọn mua của các trái phiếu
không có coupon. Ngược lại các coupon có xu hướng làm tăng giá của các
quyền chọn bán
2.1.3.6. Mứcdao động dự đoán của các mức lãi suất trong suốt thời hạn
của quyền
Quan hệ giữa mức dao động dự đoán của mức lãi suất trong suốt thời gian
của quyền và giá của quyền là mối quan hệ tỷ lệ thuận bởi vì mức dao động dự
đoán càng cao, xác suất giá của tài sản cơ sở sẽ dịch chuyển theo hướng có lợi
cho người mua tài sản cơ sở sẽ càng cao.
1.2.6. Vai trò của thị trường các sản phẩm phái sinh
1.2.6.1. Quản trị rủi ro
Vì giá của sản phẩm phái sinh có quan hệ chặt chẻ với giá của tài sản cơ
sở trên thị trường giao ngay, các sản phẩm phái sinh có thể được sử dụng để làm
giảm hay tăng rủi ro của việc sở hữu tài sản giao ngay. Ví dụ, mua một tài sản
giao ngay và bán một hợp đồng giao sau hay một quyền chọn mua sẽ làm giảm
rủi ro của nhà đầu tư. Nếu giá hàng hoá giảm xuống, giá của quyền chọn cũng sẽ
giảm. Khi đó nhà đầu tư có thể mua lại hợp đồng với giá thấp hơn, do đó nhận
được một khoản lợi nhuận ít nhất có thể bù đắp phần nào mức lỗ từ tài sản cơ
sở. Dạng giao dịch này gọi là phòng ngừa rủi ro.
Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của
mình chuyển rủi ro cho những người sẳn sàng chấp nhận nó, đó là các nhà đầu
cơ. Vì thị trường này là rất hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà
đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản
thân mình. Vì vậy, các nhà đầu tư sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị
trường tài chính. Điều này sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho nền kinh tế, vì nó tạo điều
kiện cho nhiều công ty có khả năng huy động vốn trên thị trường hơn và giữ cho
chi phí sử dụng vốn càng thấp càng tốt.
14
Ngược lại với phòng ngừa rủi ro là đầu cơ. Trừ khi người phòng ngừa rủi ro tìm
được một người phòng ngừa rủi ro khác có nhu cầu đối lập hoàn toàn với mình,
rủi ro của người phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ bởi các nhà đầu cơ. Thay
vì giao dịch cổ phiếu hoặc trái phiếu cơ sở, nhà đầu tư có thể giao dịch sản phẩm
phái sinh.Việc đầu cơ dễ dàng hơn bằng sản phẩm phái sinh lại tạo điều kiện cho
việc phòng ngừa rủi ro ít tốn kém hơn.
1.2.6.2. Thông tin hiệu quả hình thành giá
Các thị trường kỳ hạn và giao sau là nguồn thông tin rất quan trọng đối với
giá cả. Đặc biệt, thị trường giao sau được xem như một công cụ chủ yếu để xác
định giá giao ngay của tài sản. Vàng, dầu và hàng hoá giao dịch ở nhiều nơi
khác nhau và ở các thời điểm khác nhau. Ứng với mỗi loại tài sản, có rất nhiều
xếp hạng khác nhau về chùng loại và chất lượng. Vì vậy, có rất nhiều mức giá
“giao ngay” có thể xảy ra của tài sản. Thị trường giao sau tổng hợp tất cả các
thông tin vào một dạng thống nhất, phản ánh giá giao ngay của một tài sản riêng
biệt, là cơ sở của hợp đồng giao sau. Giá của hợp đồng giao sau đáo hạn sớm
nhất thường được xem là giá giao ngay.
Giá hợp đồng giao sau và kỳ hạn cũng chứa những thong tin về những gì
mà người ta mong đợi về giá giao ngay trong tương lai. Thị trương quyền chọn
không cung cấp những dự báo về giá giao ngay trong tương lai một cách trực
tiếp. Tuy nhiên, chúng cung cấp những thông tin quý giá về độ bất ổn, và cũng
là rủi ro của tài sản giao ngay cơ sở.
1.2.6.3. Các lợi thế về hoạt động
Các thị trường sản phẩm phái sinh cung cấp rất nhiều lợi thế về hoạt động.
Thứ nhất chúng có chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc sử dụng
giao dịch trên các thị trường này thay thế hoặc bổ sung cho các giao dịch trên thị
trường giao ngay trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn.
Thứ hai, thị trường các sản phẩm phái sinh, đặc biệt là sàn giao dịch giao
sau và quyền chọn, có tính thanh khoản cao hơn so với thị trường giao ngay.
Mặc dù thị trường giao ngay nói chung có tính thanh khoản rất cao đối với các
15
chứng khoán của các công ty lớn, chúng không thể hấp thụ được các giao dịch
có giá trị lớn mà không gây ra biến động giá đáng kể. Tính thanh khoản cao hơn
một phần là do mức vốn yêu cầu để tham gia vào thị trường sản phẩm phái sinh
là thấp hơn. Tỷ suất sinh lợi và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ
nào như mong muốn, nhưng vì cần ít vốn hơn nên các thị trường này có thể hấp
thu nhiều giao dịch hơn.
Thứ ba, các thị trường sản phẩm phái sinh cho phép các nhà đầu tư bán
khống dễ dàng hơn. Thị trường chứng khoán áp đặt nhiều giới hạn được thiết kế
để hạn chế hoặc không khuyến khích việc bán khống, nhưng những giới hạn này
thì không được áp dụng cho giao dịch sản phẩm phái sinh.
1.2.6.4. Thị trường hiệu quả
Các thị trương giao ngay có thể vẫn hiệu quả ngay cả khi không có thị
trường sản phẩm phái sinh. Tuy nhiên một số cơ hội kinh doanh chênh lệch lãi
suất có thể đem lại lợi nhuận vẫn tồn tại, ngay cả trong thị trường thường xuyên
hiệu quả. Sự tồn tại của những cơ hội này có nghĩa là giá của một số tài sản tạm
thời vi phạm các quy luật. Các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận vượt hơn
mức hợp lý của thị trường ứng với mức rủi ro cho trước.
Việc giao dịch dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn trên các thị trường này tạo
điều kiện cho giao dịch kinh doanh chênh lệch giá và những điều chỉnh nhanh
chóng về giá sẽ loại trừ ngay lập tức những cơ hội lợi nhuận này.
16
CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ
QUYỀN CHỌN
2.1. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN
Định giá quyền chọn dựa trên 2 nguyên lý cơ bản
- Nguyên lý không có cơ lợi
- Lập danh mục phòng hộ hoàn hảo
2.1.1. Nguyên tắc định giá quyền chọn mua
2.1.1.1. Giá trị thấp nhất của quyền chọn mua
Một quyền chọn mua là một công cụ với nghĩa vụ pháp lý giới hạn. Nếu
người mua quyền chọn thấy rằng thực hiện quyền chọn là có lợi, quyền chọn sẽ
được thực hiện. Nếu thực hiện quyền chọn sẽ làm giảm sự giàu có của người sở
hữu quyền chọn, người mua sẽ không thực hiện. Quyền chọn không thể có giá
trị âm, vì người mua không bị bắt buộc phải thực hiện quyền chọn. Vì vậy:
C(S0,T,X) 0
Đối với quyền chọn kiểu Mỹ, kết luận quyền chọn mua có giá trị thấp nhất
là 0 bị lấn át bởi kết luận: ),0(),,( 00 XSMaxXTSCa 
Hình 2.1: Giá trị thấp nhất của quyền chọn mua kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ
17
Trong hình 2.1, giá quyền chọn nằm trong vùng màu sậm
Giá trị thấp nhất của một quyền chọn được gọi là giá trị nội tại, hay còn gọi
là giá trị cân bằng, hoặc giá trị thực hiện. Giá trị nội tại là giá trị mà người mua
quyền chọn mua nhận được khi thực hiện quyền chọn và là giá trị mà người bán
quyền chọn mua từ bỏ khi quyền chọn được thực hiện.
Khái niệm giá trị nội tại chỉ áp dụng đối với quyền chọn mua kiểu Mỹ, vì
quyền chọn mua kiểu Châu Âu chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn.
Giá quyền chọn mua kiểu Mỹ thường lớn hơn giá trị nội tại của nó. Chênh
lệch giữa giá quyền chọn và giá trị nội tại được gọi là giá trị thời gian hay giá trị
đầu cơ của quyền chọn mua, được định nghĩa là Ca(S0,T,X) – Max(0,S0 - X). Giá
trị thời gian phản ánh những gì mà nhà kinh doanh sẵn sàng chi trả cho sự không
Max(0,X-S0)
Giá cổ phiếu (S0)
Giáquyềnchọnmua
(b) Quyền chọn kiểu Mỹ
0
X
0 Giá cổ phiếu (S0)
Giáquyềnchọnmua
(a) Giá quyền chọn kiểu Châu Âu
18
chắc chắn của tài sản cơ sở. Giá trị thời gian tăng cùng chiều với thời gian tính
cho đến khi đáo hạn.
2.1.1.2. Giá trị tối đa của quyền chọn mua
Quyền chọn mua có giá trị tối đa: C(S0,T,X) S0
Quyền chọn mua là một kênh mà nhà đầu tư có thể mua tài sản cơ sở. Điều
mà người ta mong muốn đạt được nhiều nhất từ quyền chọn mua là giá trị của
tài sản cơ sở trừ đi giá thực hiện. Ngay cả khi giá thực hiện là 0, không ai có thể
trả nhiều tiền để mua quyền chọn mua hơn là để mua tài sản cơ sở. Tuy nhiên,
có một quyền chọn mua đáng giá bằng với giá tài sản cơ sở là quyền chọn mua
có kỳ hạn vĩnh viễn.
Hình 2.2: Giá trị tối thiểu và tối đa của quyền chọn mua kiểu Châu Âu và
Mỹ
(a) Quyền chọn kiểu Châu Âu
Giá cổ phiếu (S0)
0
S0
Giáquyềnchọnmua
19
2.1.1.3. Giá trị của quyền chọn mua khi đáo hạn
Giá trị của quyền chọn mua lúc đáo hạn được thể hiện như sau:
C(S0,T,X) = Max(0,ST - X)
Vì quyền chọn đã đến thời điểm đáo hạn, giá quyền chọn không còn chứa
đựng giá trị thời gian. Triển vọng tăng lên trong tương lai của giá tài sản cơ sở
không còn liên quan đến giá của quyền chọn đang đáo hạn, tức là đơn giản chỉ
còn lại giá trị nội tại.
Khi đáo hạn quyền chọn kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu là các công cụ giống
nhau. Vì vậy, quy tắc này đúng cho cả hai loại quyền chọn.
Hình 2.3: Giá trị của quyền chọn mua tại thời điểm đáo hạn
Giá cổ phiếu (S0)
0
S0
Max(0,S0-X)
X
Giáquyềnchọnmua
(b) Quyền chọn kiểu Mỹ
20
2.1.1.4. Tác động của thời gian đến khi đáo hạn
Xét hai quyền chọn kiểu Mỹ chỉ khác nhau thời gian cho đến khi đáo hạn.
Một quyền chọn có thời gian đến khi đáo hạn là T1 và có giá Ca(S0,T1,X) và
quyền chọn còn lại có thời gian đến khi đáo hạn là T2 và giá là Ca(S0,T2,X), Giả
định T2>T1 và hôm nay là ngày đáo hạn của quyền chọn có thời hạn ngắn hơn.
Giá tài sản cơ sở là 1TS . Giá quyền chọn đang đáo hạn là Max(0, )1
XST  . Quyền
chọn thứ hai có thời gian đến khi đáo hạn là T2 – T1. Giá trị tối thiểu của nó là
Max(0, )1
XST  . Vì vậy, khi quyền chọn có thời hạn ngắn hơn đáo hạn, giá trị
của nó là giá trị thấp nhất của quyền chọn có thời hạn dài hơn. Vì vậy:
Ca(S0,T2,X) Ca(S0,T1,X)
Thông thường quyền chọn có thời gian đáo hạn dài hơn thì có giá trị lớn
hơn, nhưng nếu nó không có giá trị thời gian khi quyền chọn ngắn hơn đáo hạn,
hai quyền chọn sẽ không có cùng một giá. Điều này có thể xảy ra khi giá của cổ
phiếu cơ sở rất cao hoặc rất thấp.
Giá trị thời gian của một quyền chọn mua thay đổi theo thời gian đến khi
đáo hạn và chênh lệch giữa giá cổ phiếu và giá thực hiện. Các nhà đầu tư chi trả
cho giá trị thời gian của quyền chọn mua dựa trên độ bất ổn của giá tài sản cơ sở
trong tương lai.
C(ST,0,X)
Max(0,S0-X)
Giáquyềnchọnmua
Giá cổ phiếu tại thời điểm đáo hạn (ST)
X
21
Mối quan hệ giữa thời gian đến khi đáo hạn và giá quyền chọn cũng đúng
với quyền chọn kiểu Châu Âu. Khi thời gian đáo hạn đến gần , đường cong biểu
hiện giá quyền chọn mua sẽ tiến về đường giá trị nội tại.
Hình 2.4: Đường cong biểu diễn giá của quyền chọn mua kiểu Mỹ
2.1.1.5. Tác động của giá thực hiện
Tác động lên giá trị quyền chọn. Xét hai quyền chọn mua kiểu Châu Âu
chỉ khác nhau giá thực hiện, giá thực hiện của hai quyền chọn lần lượt là X1và
X2, X2>X1.
Xét hai danh mục đầu tư, A và B. Danh mục đầu tư A bao gồm một vị thế
mua quyền chọn mua với giá thực hiện là X1 và một vị thế bán quyền chọn mua
với giá thực hiện là X2. Danh mục này được gọi là chênh lệch tiền tệ. Vì chúng
ta chi ra Ce(S0,T,X1) và nhận về Ce(S0,T,X2), giá trị ban đầu của danh mục này là
Ce(S0,T,X1) - Ce(S0,T,X2). Chúng ta vẫn chưa biết giá trị ban đầu âm hay dương,
điều đó phụ thuộc vào giá quyền chọn nào cao hơn.
Danh mục B chỉ gồm các trái phiếu phi rủi ro có mệnh giá X2 – X1. Các trái
phiếu này được xem là các công cụ chiết khấu thuần tuý, như trái phiếu Chính
phủ ngắn hạn, và đáo hạn khi quyền chọn đáo hạn. Vì vậy giá trị của danh mục
này là hiện giá của mệnh giá của trái phiếu, hay đơn giản là (X2 – X1)(1+r)-T.
Giáquyềnchọnmua
Max(0,S0 – X)
Giá cổ phiếu (S0)
X
Ca(S0,T,X
)
0
22
Đối với danh mục A, thứ nhất chúng ta cần xác định giá trị danh mục khi
đáo hạn. Giá trị của bất kỳ danh mục nào sẽ là dòng tiền của nó hoặc khoản
thanh toán khi quyền chọn đáo hạn, phụ thuộc vào giá tài sản cơ sở khi đáo hạn,
ST. Giá tài sản cơ sở khi đáo hạn có 3 trường hợp: (1) ST<X1; (2) 21 XSX T  ;
hay (3) TSXX  21 .
Khi ST lớn hơn X1, quyền chọn mua có giá thực hiện là X1 sẽ có giá trị ST –
X1. Nếu ST lớn hơn X2, quyền chọn mua có giá thực hiện X2 sẽ có giá trị ST –
X2. Tuy nhiên chúng ta có vị thế bán đối với quyền chọn có giá trị thực hiện X2.
Vì người mua nhận được khoản thanh toán ST – X2 khi quyền chọn đáo hạn cao
giá, người bán phải thanh toán –ST + X2. Tính tổng khoản thanh toán của hai
quyền chọn, ta thầy rằng danh mục A sẽ luôn tạo ra khoản giá trị không nhỏ hơn
0, và trong suốt một số trường hợp, lớn hơn 0. Vì vậy
Ce(S0,T,X1)  Ce(S0,T,X2)
Với quyền chọn mua kiểu Mỹ, quyền chọn mua ở vị thế mua không nhất
thiết phải được thực hiện, do đó chúng ta chỉ cần quan tâm đến điều gì sẽ xảy ra
nếu quyền chọn mua ở vị thế bán được thực hiện sớm.
Giả định rằng giá cổ phiếu cơ sở trước khi đáo hạn là St và lớn hơn X2. Vì
bất cứ lý do nào đó, quyền chọn được thực hiện. Điều này tạo ra một dòng tiền
âm, -(St - X2). Nhà kinh doanh sau đó thực hiện quyền chọn mua ở vị thế mua,
điều này tạo ra một dòng tiền dương St – X1. Tổng hai dòng tiền này là X2 – X1,
có giá trị dương vì X2>X1.
Vì vậy thực hiện quyền chọn sớm sẽ không tạo ra một dòng tiền âm. Vì vậy
danh mục A sẽ không bao giờ tạo ra dòng tiền âm khi đáo hạn, ngay cả khi
quyền chọn là Kiểu Mỹ. Vì vậy, kết quả của chúng ta đúng đối với cả quyền
chọn mua kiểu Mỹ lẫn kiểu Châu Âu.
Kết quả này cho thấy rằng giá của quyền chọn mua với giá thực hiện thấp
hơn không thể thấp hơn giá quyền chọn mua có giá thực hiện cao hơn. Tuy
nhiên hai mức giá quyền chọn mua này có thể bằng nhau.
23
Giới hạn chênh lệch chi phí. So sánh kết quả của danh mục A với danh
mục B, ta thấy rằng lợi nhuận của danh mục B không bao giờ thấp hơn danh
mục A. Vì vậy các nhà đầu tư sẽ không bao giờ chi trả cho danh mục B thấp hơn
danh mục A. Giá của danh mục A là Ce(S0,T,X1) – Ce(S0,T,X2), giá của quyền
chọn được mua trừ đi giá của quyền chọn đã bán. Giá của danh mục B là (X2 –
X1)(1+r)-T hiện giá của mệnh giá trái phiếu. Vì vậy
(X2 – X1)(1+r)-T
 Ce(S0,T,X1) – Ce(S0,T,X2)
(X2 – X1)  Ce(S0,T,X1) – Ce(S0,T,X2)
Điều này có nghĩa là lợi thế của việc mua một quyền chọn với giá thực hiện
thấp hơn so với một quyền chọn có giá thực hiện cao hơn sẽ không cao hơn
chênh lệch giá thực hiện.
Đối với quyền chọn mua kiểu Mỹ, quyền chọn mua có giá thực hiện thấp
hơn có giá trị ít nhất cũng bằng với quyền chọn mua có giá thực hiện cao hơn.
Tuy nhiên kết luận rằng chênh lệch giá thực hiện không đúng đối với quyền
chọn mua kiểu Mỹ. Nếu cả hai quyền chọn mua đều được thực hiện ở thời điểm
t trước khi đáo hạn, và khoản thanh toán X2 – X1 được đầu tư vào trái phiếu phi
rủi ro, lợi nhuận của danh mục A sẽ là
(X2 – X1)(1+r)(T-t)
Giá trị này sẽ lớn giá trị của danh mục B là X2 – X1. Vì vậy danh mục B sẽ
không luôn luôn có hiệu quả lơn hơn hoặc bằng danh mục A.
Tuy nhiên, nếu các trái phiếu trong danh mục B có mệnh giá là (X2 – X1)(1+r)T,
và vì vậy có hiện giá là X2 – X1, danh mục B sẽ luôn hiệu quả hơn danh mục A.
Trong trường hợp đó, giá trị hiện tại của danh mục A không thể vượt hơn giá trị
hiện tại của danh mục B. Do đó, chúng ta có thể kết luận đối với quyền chọn
kiểu Mỹ:
(X2 – X1)  Ca(S0,T,X1) – Ca(S0,T,X2)
2.1.1.6. Giới hạn dưới của quyền chọn mua kiểu Châu Âu
Chúng ta biết rằng đối với quyền chọn mua kiểu Mỹ
Ca(S0,T,X) Max(0,S0 – X)
24
Vì ở đây yêu cầu thực hiện ngay là có thể được, chúng ta không thể kết luận
tương tự như vậy đối với quyền chọn mua kiểu Châu Âu. Tuy nhiên, chúng ta có
thể xây dựng một giới hạn dưới cho quyền chọn mua kiểu Châu Âu, giới hạn
này sẽ cao hơn giá trị nội tại của một quyền chọn mua kiểu Mỹ.
Một lần nữa xem xét hai danh mục đầu tư A và B. Danh mục A gồm một
cổ phiếu đang được định giá là S0, còn danh mục B gồm một quyền chọn mua
kiểu Châu Âu có giá Ce(S0,T,X) và trái phiếu phi rủi ro có mệnh giá X, và vì vậy
có hiện giá là X(1+r)-T. Giá trị hiện tại của danh mục B là Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T
Thu nhập khi đáo hạn của danh mục A và B
Danh mục Giá trị hiện tại XST  ST >X
A S0 ST ST
B Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T X (ST – X) +X = ST
Thu nhập từ danh mục B luôn ít nhất là bằng với thu nhập của danh mục A
và đôi khi còn lớn hơn. Các nhà đầu tư sẽ nhận thấy điều này và định giá danh
mục B tối thiểu cũng bằng với danh mục a, có nghĩa là:
Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T  S0
 Ce(S0,T,X)  S0 - X(1+r)-T
Nếu S0 - X(1+r)-T là âm, chúng ta xem giá trị thấp nhất của quyền chọn
mua là 0. Kết hợp các kết quả này cho ta một giới hạn dưới:
Ce(S0,T,X)  Max(0, S0 - X(1+r)-T)
Nếu giá quyền chọn mua thấp hơn giá cổ phiếu cơ sở trừ đi hiện giá của giá
thực hiện, chúng ta có thể xây dựng một danh mục kinh doanh chênh lệch giá.
Chúng ta mua quyền chọn mua và trái phiếu phi rủi ro và bán khống tài sản cơ
sở. Danh mục này có dòng tiền ban đầu dương vì giá quyền chọn cộng với giá
trái phiếu thấp hơn giá cổ phiếu. Khi đáo hạn, thu nhập của danh mục là X – ST
nếu C > ST và bằng 0 nếu ngược lại. Danh mục có dòng tiền dương ngay bây giờ
và có dòng tiền hoặc bằng không hoặc dương khi đáo hạn.
25
Hình 2.5: Đường cong biểu diễn giá của quyền chọn mua kiểu Châu Âu
Hình 2.5 thể hiện kết quả của quyền mua kiểu Châu Âu. Đường cong là giá
quyền chọn mua, nằm trên đường giới hạn dưới. Khi thời gian đáo hạn đến gần,
thời gian đến khi đáo hạn giảm đến mức mà đường giới hạn dưới di chuyển sang
bên phải. Giá trị thời gian cũng giảm xuống đối với quyền chọn và di chuyển
theo đường giới hạn dưới, tất cả đều dần về giá trị nội tại, Max(0,S0 – X), khi
đáo hạn.
Quyền chọn mua kiểu Mỹ so với kiểu Châu Âu
Ca(S0,T,X)  Ce(S0,T,X)
2.1.2. Nguyên tắc định giá quyền chọn bán
2.1.2.1. Giá trị nhỏ nhất của quyền chọn bán
Một quyền chọn bán là một quyền chọn cho phép bán một cổ phiếu. Một
người sở hữu quyền chọn bán không bị bắt buộc phải thực hiện quyền chọn và
sẽ không làm vậy nếu việc thực hiện làm giảm giá trị tài sản. Vì vậy một quyền
chọn bán không bao giờ có giá trị âm:
P(S0,T,X)  0
Một quyền chọn bán kiểu Mỹ có thể thực hiện sớm. Vì vậy
Pa(S0,T,X)  Max(0,X - S0)
Giá trị Max(0,X - S0) được gọi là giá trị nội tại của quyền chọn bán. Chênh
lệch giữa giá quyền chọn bán và giá trị nội tại là giá trị thời gian hay giá trị đầu
cơ. Giá trị thời gian được định nghĩa là Pa(S0,T,X) - Max(0,X - S0). Giá trị thời
Ce(S0,T,X)
Max(0,S0 – X)
XX(1+r)-T
Giá cổ phiếu (S0)
Max(0,S0 – X(1+r)-T)
Giáquyềnchọnmua
0
26
gian phản ánh những gì mà một nhà đầu tư sẵn sàng trả cho sự không chắc chắn
của kết quả cuối cùng.
Hình 2.6: Giá trị tối thiểu của quyền chọn bán kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ
Trong hình 2.6, giá quyền chọn bán kiểu Châu Âu nằm trong khu vực được
tô màu sậm trong đồ thị a. Giá quyền chọn bán kiểu Mỹ nằm trong khu vực
được tô màu sậm trong đồ thị b.
Đặc điểm về giá trị nội tại, Max(0,X - S0) không đúng cho quyền chọn bán
kiểu Châu Âu vì quyền chọn phải có thể được thực hiện đối với nhà đầu tư thực
hiện các giao dịch kinh doanh chênh lệch lãi suất.
2.1.2.2. Giá trị lớn nhất của quyền chọn bán
Khi đáo hạn, thu nhập từ một quyền chọn bán kiểu Châu Âu là Max(0,X -
ST). Hiện giá của giá thực hiện là giá trị lớn nhất có thể đạt được của quyền chọn
0 Giá cổ phiếu (S0)
(a) Giá quyền chọn kiểu Châu
Âu
Gi¸quyÒn
chänb¸n
X
Gi¸quyÒn
chänb¸n
Giá cổ phiếu (S0)
0
Max(0,X -S0)
(b) Giá quyền chọn kiểu Mỹ
X
27
bán kiểu Châu Âu. Vì quyền chọn bán kiểu Mỹ có thể được thực hiện sớm vào
bất cứ lúc nào, giá trị lớn nhất của nó là giá thực hiện
Pe(S0,T,X) T
rX 
 )1(
Pa(S0,T,X)  X
Hình 2.7: Giá trị tối thiểu và tối đa của quyền chọn bán kiểu Châu Âu và
Mỹ
2.1.2.3. Giá trị của quyền chọn bán khi đáo hạn
Vào ngày đáo hạn quyền chọn bán không còn giá trị thời gian. Quyền chọn
bán kiểu Mỹ vì vậy cũng giống như quyền chọn bán kiểu Châu Âu. Giá trị của
cả hai loại quyền chọn bán này phải bằng giá trị nội tại. Vì vậy
0
Giáquyềnchọnbán
X
(b) Quyền chọn kiểu Mỹ
X
Max(0,X-S0)
Giá cổ phiếu (S0)
Giá cổ phiếu (S0)0
Giáquyềnchọnbán
X(1+r)-T
(a) Quyền chọn kiểu Châu Âu
28
P(ST,T,X) = Max(0,X – ST)
Nếu X>ST và giá quyền chọn bán thấp hơn X – ST, các nhà đầu tư có thể mua quyền
chọn bán và cổ phiếu, rồi thực hiện quyền chọn bán ngay lập tức để kiếm lợi nhuận phi
rủi ro. Nếu quyền chọn bán đáo hạn dưới giá (X<ST), nó không có giá trị.
Hình 2.8: Giá trị quyền chọn bán tại thời điểm đáo hạn
2.1.2.4. Tác động của thời gian đến khi đáo hạn
Xét hai quyền chọn bán kiểu Mỹ, một quyền có thời gian đáo hạn là T1 và
quyền chọn còn lại có thời gian đến khi đáo hạn là T2, với T2>T1. Bây giờ giả
định ngày hôm nay là ngày đáo hạn của quyền chọn bán có thời hạn đáo hạn
ngắn hơn. Giá cổ phiếu là 1TS . Quyền chọn bán đang đáo hạn có giá trị Max(0,X
- 1TS ). Quyền chọn bán khác, với thời gian còn lại đến khi đáo hạn là T2 – T1, có
giá trị thấp nhất là Max(0,X - 1TS ). Vì vậy, vào thời điểm 0, chúng ta phải có:
Pa(S0,T2,X)  Pa(S0,T1,X)
Các nguyên tắc về giá trị thời gian của quyền chọn bán giống với các
nguyên tắc về giá trị thời gian của quyền chọn mua. Giá trị thời gian lớn nhất
khi giá cổ phiếu gần với giá thực hiện và nhỏ nhất khi giá cổ phiếu hoặc là rất
cao hoặc là rất thấp so với giá thực hiện.
Hình 2.9:Biểu diễn giá quyền chọn bán kiểu Mỹ
X
X
0
P(ST,0,X)
Max(0,X– ST)
Giá cổ phiếu tại thời điểm đáo hạn (ST)
Gi¸quyÒnchän
b¸n
29
Mối quan hệ giữa thời gian đến khi đáo hạn và quyền chọn bán sẽ phức tạp
hơn trong trường hợp quyền chọn bán kiểu Châu Âu việc mua một quyền chọn
bán giống như trì hoãn việc bán cổ phiếu với giá thực hiện X. Thời gian cho đến
khi đáo hạn càng xa, người sở hữu quyền chọn bán phải chờ lâu hơn để bán cổ
phiếu và nhận được X. Điều này có thể khiến quyền chọn bán kiểu Châu Âu có
thời hạn dài hơn có giá trị thấp hơn quyền chọn ván có thời hạn ngắn hơn. Điều
này không đúng đối với quyền chọn bán kiểu Mỹ, vì người sở hữu luôn luôn
được thực hiện quyền chọn và nhận về X ngay hiện tại. Đối với quyền chọn bán
kiểu Châu Âu, thời gian đến khi đáo hạn dài hơn vừa có lợi thế - giá trị thời gian
lớn hơn – và bất lợi - phải đợi lâu hơn để nhận được khoản tiền bằng với giá
thực hiện. Tuy nhiên hiệu ứng giá trị thời gian có xu hướng vượt trội hơn và
trong hầu hết các trường hợp quyền chọn bán có thời hạn dài hơn sẽ có giá trị
hơn so với quyền chọn bán có thời hạn ngắn hơn.
2.1.2.5. Tác động của giá thực hiện
Tác động lên giá quyền chọn. Xét hai quyền chọn bán kiểu Châu Âu chỉ
khác nhau giá thực hiện. Một quyền chọn bán có giá thực hiện là X1 và phí
quyền chọn là Pe(S0,T,X1); quyền chọn còn lại có giá thực hiện là X2 và phí
quyền chọn là Pe(S0,T,X2); X2>X1.
Giáquyềnchọnbán
X
X
Pa(S0,T,X)
0
Max(0,X -S0)
Giá cổ phiếu (S0)
30
Xét hai danh mục A và B. Danh mục A gồm một vị thế mua đối với quyền
chọn bán có giá Pe(S0,T,X2) và một vị thế bán đối với quyền chọn bán có giá trị
Pe(S0, T, X1). Danh mục B gồm một vị thế trường đối với trái phiếu phi rủi ro có
mệnh giá X2 – X1 và hiện giá là (X2 – X1)(1+r)-T
Thu nhập khi đáo hạn của hai danh mục A và B
Danh mục Giá trị hiện tại ST < X1 21 XSX T  TSXX  21
A -Pe(S0,T,X1) -X1 + ST 0 0
+Pe(S0,T,X2) X2 – ST X2 – ST 0
Tổng (A) X2 – X1>0 X2 – ST >0 0
B (X2 – X1)(1+r)-T X2 – X1>0 X2 – X1>0 X2 – X1>0
Đối vơi danh mục A, tất cả thu nhập đêu không âm. Vì danh mục này
không thể làm cho người sở hữu phải có dòng chi ra, giá của quyền chọn được
mua phải không nhỏ hơn giá của quyền chọn được bán đi; nghĩa là:
Pe(S0,T,X2)  Pe(S0,T,X1)
Đối với quyền chọn bán kiểu Mỹ, thì quyền chọn bán có giá thực hiện thấp
hơn có thể được thực hiện sớm. Nếu giá cổ phiếu vào thời điểm t trước khi đáo
hạn là St, với St<X1. Nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền chọn bán có giá thực hiện
X1, sau đó thực hiện quyền chọn có giá thực hiện là X2. Dòng tiền từ hai giao
dịch này là –(X1 – St) + (X2 – St) = X2 – X1, có giá trị dương. Việc thực hiện sớm
sẽ không tạo ra dòng tiền âm. Vì vậy kết quả đúng cho cả quyền chọn bán kiểu
Mỹ cũng như quyền chọn bán kiểu Châu Âu.
Giới hạn đối với chênh lệch phí quyền chọn. So sánh thu nhập của danh mục
A và danh mục B. Chúng ta thấy rằng thu nhập của danh mục B không bao giờ
31
thấp hơn danh mục A. Vì vậy không có nhà đầu tư nào trả nhiều hơn cho danh
mục A so với danh mục B. Vậy
(X2 – X1)(1+r)-T
 Pe(S0,T,X2) S- Pe(S0,T,X1)
Tuy nhiên kết quả không đúng với quyền chọn bán kiểu Mỹ. Nếu quyền chọn
bán này là kiểu Mỹ và đều được thực hiện, nhà đầu tư sẽ nhận được X2 – X1.
Khoản tiền này sẽ được đầu tư với trái phiếu phi rủi ro và sẽ thu được khoản lãi
trong thời hạn còn lại của quyền chọn. Khi đáo hạn nhà đầu tư sẽ nhận được
nhiều hơn X2 – X1, tức là thu nhập của danh mục B.
Vì chênh lệch của các giá thực hiện lớn hơn hiện giá của chênh lệch giá
thực hiện, chúng ta có thể kết luận đối với quyền chọn bán kiểu Châu Âu
X2 – X1  Pe(S0, T, X2) - Pe(S0, T, X1)
Kết quả này đúng đối với cả quyền chọn bán kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu.
Thật vậy, nếu ta xem trái phiếu của danh mục B có mệnh giá là (X2 – X1)(1+r)-T
và hiện giá là (X2 – X1). Nếu như thực hiện sớm quyền chọn tại thời điểm t, hầu
hết những người sở hữu danh mục A sẽ nhận được khi đáo hạn là (X2 –
X1)(1+r)T-t. Người sở hữu danh mục B sẽ thu được khoản tiền lớn hơn, (X2 –
X1)(1+r)T. Điều này chứng tỏ danh mục A sẽ không bao giờ đem lại lợi nhuận
cao hơn danh mục B khi đáo hạn. Do đó giá trị hiện tại của danh mục A,
Pa(S0,T,X2) – Pa(S0,T,X1), không thể lớn hơn giá trị hiện tại của danh mục B, X2
– X1. Do đó
X2 – X1  Pa(S0,T,X2) – Pa(S0,T,X1)
2.1.2.6. Giới hạn dưới của quyền chọn bán kiểu Châu Âu
Chúng ta đã biết rằng giá trị nhỏ nhất của một quyền chọn bán kiểu Mỹ là
Max(0,X – S0). Kết luận này không đúng đối với trường hợp quyền chọn bán
kiểu Châu Âu, vì nó không thể được thực hiện sớm.
Xét hai danh mục A và B. Danh mục A bao gồm một cổ phiếu. Danh mục
B bao gồm một vị thế bán đối với một quyền chọn bán kiểu Châu Âu được định
giá là Pe(S0,T,X) và một vị thế mua đối với một trái phiếu phi rủi ro có mệnh giá
là X và giá hiện thời là X(1+r)-T.
32
Thu nhập khi đáo hạn của danh mục A và B
Danh mục Giá trị hiện tại ST < X ST  X
A S0 ST ST
B X(1+r)-T- Pe(S0,T,X) X – (X – ST)= ST X
Thu nhập danh mục A ít nhất cũng tốt như danh mục B. Vì vậy sẽ không có
người nào sẵn sàng trả cao hơn cho danh mục B so với danh mục A. Hiện giá
của danh mục A phải không thấp hơn hiện giá của danh mục B; tức là
S0  X(1+r)-T- Pe(S0,T,X)
 Pe(S0,T,X)  X(1+r)-T – S0
Nếu hiện giá của danh mục thực hiện thấp hơn giá cổ phiếu, giới hạn dưới
này sẽ có giá trị âm. Vì chúng ta biết quyền chọn bán không thể có giá trị thấp
hơn 0, chúng ta có thể viết
Pe(S0,T,X)  Max(0,X(1+r)-T – S0)
Hình 2.10:Đường biểu diễn giá quyền chọn bán kiểu Châu Âu
Quyền chọn bán kiểu Mỹ và quyền chọn bán kiểu Châu Âu
X
X(1+r)-T
0
Giá cổ phiếu (S0)
XX(1+r)-T
Pe(S0,T,X)
Giáquyềnchọnbán
33
Tất cả mọi điều có thể áp dụng đối với quyền chọn bán kiểu Châu Âu đều
có thể áp dụng đối với quyền chọn bán kiểu Mỹ. Ngoài ra một quyền chọn bán
kiểu Mỹ có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trước khi đáo hạn. Vì vậy giá
quyền chọn bán kiểu Mỹ ít nhất phải bằng với giá quyền chọn bán kiểu Châu
Âu; tức là
Pa(S0,T,X)  Pe(S0,T,X)
Ngang giá quyền chọn mua - Quyền chọn bán
Đối với quyền chọn về cổ phiếu, giá quyền chọn mua và quyền chọn bán
với cùng một cổ phiếu với cùng giá thực hiện và ngày đáo hạn có một mối quan
hệ đặc biệt. Giá quyền chọn bán, quyền chọn mua, giá cổ phiếu, giá thực hiện,
thời gian đến khi đáo hạn, và lãi suất phi rủi ro đều có liên hệ với nhau theo một
công thức được gọi là ngang giá quyền chọn mua - quyền chọn bán.
Có hai danh mục A và B. Danh mục A bao gồm một cổ phiếu và một
quyền chọn bán kiểu Châu Âu. Danh mục này sẽ yêu cầu một khoản đầu tư ban
đầu là S0 + Pe(S0,T,X). Danh mục B bao gồm một quyền chọn mua kiểu Châu
Âu với cùng giá thực hiện và một trái phiếu chiết khấu phi rủi ro thuần tuý có
mệnh giá là X. Danh mục này sẽ yêu cầu một khoản đầu tư ban đầu là
Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T
Thu nhập khi đáo hạn của danh mục A và B
Thu nhập từ Giá trị hiện tại ST  X ST > X
A
Cổ phiếu
Quyền chọn bán
S0
Pe(S0,T,X)
ST
X – ST
ST
0
Cộng X ST
B
Quyền chọn mua
Trái phiếu
Ce(S0,T,X)
X(1+r)-T
0
X
ST – X
X
Cộng X ST
34
Theo luật một giá thì giá trị hiện tại của hai danh mục này phải bằng nhau. Vì
vậy
S0 + Pe(S0,T,X) = Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T
Kết quả này được gọi là ngang giá quyền chọn mua - quyền chọn bán.
Hình 2.11:Mối liên hệ giữa quyền chọn mua, quyền chọn bán, tài sản cơ sở
và trái phiếu phi rủi ro
2.2. CHIẾN LƯỢC PHÒNG NGỪA RỦI RO BẰNG QUYỀN CHỌN
2.2.1. Thuật ngữ và khái niệm
C = Giá quyền chọn mua hiện tại
P = Giá quyền chọn bán hiện tại
S0 = Giá cổ phiếu hiện tại
T = Thời gian đến khi đáo hạn
X = Giá thực hiện
ST = Giá cổ phiếu khi đáo hạn quyền chọn
 = Lợi nhuận của chiến lược
NC = Số quyền chọn mua
NP = Số quyền chọn bán
NS = Số cổ phiếu
Phương trình lợi nhuận
Quyền
chọn mua
Tài sản cơ
sở
Quyền
chọn bán
Trái
phiếu phi
rủi ro
Ngang giá quyền
chọn mua - quyền
chọn bán
35
Một trong những đặc điểm nổi trội của NC, NP, NS là dấu của các số này chỉ
ra vị thế là dài hạn hay ngắn hạn
Nếu NC > (<) 0, nhà đầu tư đang mua (bán) quyền chọn mua.
Nếu NP > (<) 0, nhà đầu tư đang mua (bán) quyền chọn bán.
Nếu NS > (<) 0, nhà đầu tư đang mua (bán) cổ phiếu.
Với quyền chọn mua được nắm giữ cho đến khi đáo hạn, chúng ta biết rằng
quyền chọn mua sẽ có giá trị bằng giá trị nội tại khi đáo hạn. Vì vậy, lợi nhuận
là:
 CXSMaxN TC  ),0(
Nếu nhà đầu tư là người mua một quyền chọn mua, NC = 1, có lợi nhuận là:
CXSMax T  ),0(
Nếu nhà đầu tư là người bán một quyền chọn mua, NC = - 1, lợi nhuận là:
CXSMax T  ),0(
Đối với quyền chọn bán, lợi nhuận biểu diễn như sau
 PXSMaxN TP  ),0(
Nếu nhà đầu tư là người mua một quyền chọn bán, NP = 1, lợi nhuận là:
PXSMax T  ),0(
Nếu nhà đầu tư là người bán một quyền chọn bán, NP = - 1, lợi nhuận là:
PXSMax T  ),0(
Đối với giao dịch chỉ bao gồm cổ phiếu, phương trình lợi nhuận chính là:
)( 0SSN TS 
Nếu nhà đầu tư là người mua một cổ phiếu, NS = 1, lợi nhuận là:
0SST 
Nếu nhà đầu tư là người bán một cổ phiếu, NS = -1, lợi nhuận là:
0SST 
Các thời gian nắm giữ khác nhau
36
Các trường hợp được mô tả trong phần trước là các chiến lược mà vị thế
được nắm giữ cho đến khi quyền chọn đáo hạn. Vì quyền chọn không còn giá trị
thời gian và được bán với giá trị nội tại, lợi nhuận rất dễ xác định. Tuy nhiên,
không nhất thiết một nhà giao dịch quyền chọn phải nắm giữ vị thế cho đến khi
đáo hạn. Thời gian sở hữu quyền chọn của nhà đầu tư có thể là bất kỳ khoảng
thời gian nào mà ông ta muốn. Trong trường hợp vị thế được đóng trước khi
quyền chọn đáo hạn, cần phải xác định quyền chọn sẽ được bán với giá nào.
Giả sử có ba mốc thời gian T1, T2 và T. Chúng ta cho phép nhà đầu tư nắm
giữ vị thế cho đến T1, T2 hoặc đến khi đáo hạn T. Thời gian sở hữu kể từ ngày
hôm nay đến T1 là ngắn nhất. Nếu một nhà đầu tư đóng vị thế vào thời điểm T1,
quyền chọn sẽ có thời gian còn lại đến khi đáo hạn là T – T1. Thời gian sở hữu
kể từ ngày hôm nay đến T2 là khoảng thời gian trung bình. Nhà đầu tư đóng vị
thế vào thời điểm này sẽ có thời gian còn lại đến khi đáo hạn là T – T2. Nếu nhà
đầu tư giữ vị thế cho đến khi đáo hạn, thời gian còn lại là T – T =0.
Vì vậy, lợi nhuận vị thế quyền chọn mua, nếu vị thế được đóng vào thời
điểm T1 trước khi đáo hạn và khi giá cổ phiếu là 1TS , được biểu diễn như sau:
 CXTTSCN TC  ),,( 11

Với C( 1TS , T - T1, X) là giá quyền chọn mua.
Tương tự ta cũng tính được lợi nhuận khi vị thế đóng ở các thời điểm T2, T.
Các giả định
Có rất nhiều giả định quan trọng làm nền tảng cho việc phân tích chiến
lược quyền chọn. Thứ nhất ta giả định cổ phiếu không trả cổ tức. Thứ hai ta giả
định rằng không có thuế và chi phí giao dịch
2.2.2. Các giao dịch cổ phiếu
Mua cồ phiếu
Giao dịch đơn giản nhất là mua cổ phiếu. Phương trình lợi nhuận là:
)( 0SSN TS  với NS > 0.
Hình 2.12:Mua cổ phiếu
37
Bán khống cổ phiếu
Bán khống cổ phiếu là hình ảnh tương phản của mua cổ phiếu. Phương
trình lợi nhuận là: )( 0SSN TS  với NS < 0.
Hình 2.13:Bán khống cổ phiếu
2.2.3. Giao dịch quyền chọn mua
2.2.3.1. Mua quyền chọn mua
Lợi nhuận từ việc mua quyền chọn mua là
Lợi
nhuận
Giá cổ phiếu vào cuối thời gian sở hữu
0
Lợi
nhuận
Giá cổ phiếu vào cuối thời gian sở hữu
0
38
 CXSMaxN TC  ),0( với NC > 0.
Xét trường hợp mà số quyền chọn mua được mua là 1 (NC = 1). Giả định
rằng giá cổ phiếu khi đáo hạn nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện, lúc đó lợi nhuận
của quyền chọn mua là – C (vì quyền chọn mua đáo hạn mà không được thực
hiện). Người mua quyền chọn mua gánh chịu một khoản lỗ bằng với phí quyền
chọn mua.
39
Hình 2.14:Mua quyền chọn mua
Giả định rằng tại thời điểm đáo hạn giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện, lúc
đó người mua quyền chọn mua sẽ thực hiện quyền chọn mua, mua cổ phiếu với
giá X và bán nó với giá ST, sẽ có lợi nhuận ròng là ST – X – C. Các kết quả này
được tổng kết như sau:
CXST  nếu ST > X
C nếu ST X
Chúng ta có thể tính giá cổ phiếu hoà vốn khi đáo hạn đơn giản bằng cách
cho lợi nhuận bằng 0 ứng với trường hợp giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện.
Sau đó ta giải phương trình tìm giá cổ phiếu hoà vốn, *
TS . *
TS = X + C.
Lựa chọn giá thực hiện. Thường thì có rất nhiều quyền chọn có cùng thời gian
đáo hạn nhưng khác nhau giá thực hiện. Chúng ta nên mua quyền chọn nào?
Không có một câu trả lời rõ ràng.
Mua quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn có mức lỗ tối đa cao hơn
nhưng lợi nhuận đạt được khi giá tăng cũng cao hơn.
Lựa chọn mua quyền chọn nào là không dễ dàng và phụ thuộc vào việc
người mua quyền chọn tự tin bao nhiêu về triển vọng của thị trường.
Hình 2.15:Mua quyền chọn mua với giá thực hiện khác nhau
Lợi
nhuận
Giá cổ phiếu khi đáo hạn (ST)
0
Lỗ tối đa
Điểm hoà vốn
40
Lựa chọn thời gian sở hữu. Các chiến lược được nghiên cứu trước đây giả định
rằng nhà đầu tư nắm giữ quyền chọn đến ngày đáo hạn. Một lựa chọn khác là
người mua quyền chọn mua có thể bán quyền chọn trước khi đáo hạn.
Giả sử ta nghiên cứu ba khoàng thời gian sở hữu khác nhau. Thời gian sở
hữu ngắn nhất liên quan đến việc bán quyền chọn vào thời điểm T1. Thời gian sở
hữu trung bình ứng với trường hợp bán quyền chọn ở thời điểm T2. Thời gian sở
hữu lâu nhất là trường hợp quyền chọn được nắm giữ cho đến khi đáo hạn. Nếu
quyền chọn được bán vào thời điểm T1, lợi nhuận bằng giá quyền chọn mua vào
thời điểm bán trừ đi giá mua lúc đầu. Tương tự ta tính được ứng với các trường
hợp thời gian sở hữu là T2, T.
Ở đây ta có một kết luận, với giá cổ phiếu cho trước, quyền chọn mua được
sở hữu càng lâu, giá trị thời gian mất đi càng nhiều và lợi nhuận càng thấp.
Hình 2.16:Mua quyền chọn mua với thời giansở hữu khác nhau
Lợi
nhuận
0
Giá thực hiện cao tạo ra
mức lợi nhuận thấphơn
khi giá tăng nhưng lỗ ít
hơn khi giá giảm
Giá cổ phiếu khi đáo hạn
41
2.3.2.2. Bán quyền chọn mua
Một nhà kinh doanh quyền chọn thực hiện bán một quyền chọn mua mà
không đồng thời sở hữu cổ phiếu được gọi là bán một quyền chọn mua không
được phòng ngừa.
Nếu bán quyền chọn mua không được phòng ngừa kết hợp với các chiến
lược khác như mua cổ phiếu hay một quyền chọn khác, để tạo thành một chiến
lược với rủi ro rất thấp.
Lợi nhuận của người mua và người bán là các hình ảnh tương phàn của
nhau. Lợi nhuận của người bán là:
 CXSMaxN TC  ),0( với NC < 0
Giả định với một quyền chọn mua, NC = -1. Khi đó lợi nhuận là:
C nếu XST 
CXST  nếu ST >X
Hình 2.17:Bán quyền chọn mua
Lợi
nhuận
0
T1
T2
T
Giá cổ phiếu khi đáo hạn
42
Bán quyền chọn mua là một chiến lược kinh doanh giá xuống và mang lại
lợi nhuận có giới hạn chính là phí quyền chọn, nhưng mức lỗ thì vô hạn.
Lựa chọn giá thực hiện. So sánh chiến lược bán quyền chọn mua ở các mức giá
thực hiện khác nhau ta thấy bánquyền chọnmua với mức giá thực hiện thấp hơn có
mức lợi nhuận tối đa cao hơn nhưng mức lỗ do giá tăng cũng cao hơn.
Hình 2.18:Bánquyềnchọnmua với giá thực hiệnkhác nhau
Lựa chọn thời gian sở hữu. Với giá cổ phiếu cho trước, vị thế bán quyền chọn
mua được duy trì càng lâu, giá trị thời gian càng mất dần và lợi nhuận càng lớn.
Hình 2.19:Bán quyền chọn mua với thời gian sở hữu khác nhau
Lợi
nhuận
Giá cổ phiếu khi đáo hạn (ST)
0
Lợi nhuận tối đa
Lợi
nhuận
0
Giá cổ phiếu khi đáo hạn
Giá thực hiện cao làm
cho lợi nhuận nhỏ hơn
khi giá giảm nhưng lỗ
ít hơn khi giá tăng
43
2.2.4. Giao dịch quyền chọn bán
2.2.4.1. Mua quyền chọn bán
Mua quyền chọn bán là một chiến lược dành cho thị trường giá xuống.
Mức lỗ tiềm năng được giới hạn trong phí quyền chọn được chi trả. Lợi nhuận
cũng bị giới hạn nhưng vẫn có thể rất lớn. Lợi nhuận từ việc một quyền chọn
bán được thực hiện là:
 PXSMaxN TP  ),0( với NP > 0.
Xét việc mua một quyền chọn bán duy nhất, NP = 1. Nếu giá cổ phiếu khi
đáo hạn thấp hơn giá thực hiện, thì quyền chọn bán sẽ được thực hiện. Nếu giá
cổ phiếu khi đáo hạn là lớn hơn hoặc bằng giá thực hiện, nếu quyền chọn bán
được thực hiện thì sẽ bị lỗ một khoản đúng bằng chi phí mua quyền chọn P.
Ta có phương trình lợi nhuận:
PSX T  nếu ST < X
P nếu XST 
Hình 2.20:Mua quyền chọn bán
Lợi
nhuận
T1
0
T
T2
Giá cổ phiếu cuối thời gian sở hữu
44
Chúng ta có thể tính giá cổ phiếu hoà vốn khi đáo hạn đơn giản bằng cách
cho lợi nhuận bằng 0 ứng với trường hợp giá cổ phiếu thấp hơn giá thực hiện.
Sau đó ta giải phương trình tìm giá cổ phiếu hoà vốn, *
TS . *
TS = X - P.
Lựa chọn giá thực hiện. So sánh lợi nhuận của quyền chọn bán ở các mức giá
thực hiện khác nhau ta có một kết luận, mua một quyền chọn bán với giá thực
hiện cao hơn có mức lỗ tối đa lớn hơn nhưng lợi nhuận do giá giảm cũng lớn
hơn.
Hình 2.21: Mua quyền chọn bán với giá thực hiện khác nhau
Giá cổ phiếu khi đáo hạn (ST)
Lỗ tối đa
Điểm hoà vốn
Lợinhuận
0
45
Lựa chọn thời gian sở hữu. Với mức giá cổ phiếu cho trước, một quyền chọn
bán được sở hữu càng lâu, giá trị thời gian mất đi càng nhiều và lợi nhuận càng
thấp. Đối với quyền chọn bán kiểu Châu Âu, tác động này ngược lại khi giá cổ
phiếu khá thấp.
Hình 2.22:Mua quyền chọn bán với thời gian sở hữu khác nhau
2.2.4.2. Bán quyền chọn bán
Người bán quyền chọn bán có trách nhiệm mua cổ phiếu của người mua
quyền chọn bán ở mức giá thực hiện. Người bán quyền chọn bán có lợi nhuận
nếu giá cổ phiếu tăng và vì vậy quyền chọn bán không được thực hiện, trong
Lợi
nhuận
Giá thực hiện thấp hơn
làm cho lợi nhuận nhỏ
hơn khi giá giảm nhưng
lỗ ít hơn khi giá tăng
Giá cổ phiếu khi đáo hạn
0
T
0
Lợi
nhuận
T2
Giá cổ phiếu cuối thời gian nắm giữ
T1
46
trường hợp đó người bán sẽ giữ hoàn toàn khoản phí. Nếu giá cổ phiếu giảm đến
mức quyền chọn bán được thực hiện, người bán quyền chọn bán bị buộc phải
mua cổ phiếu với giá cao hơn giá thị trường của nó. Đối với quyền chọn bán
kiểu Mỹ, điều này dĩ nhiên có thể diễn ra trước hoặc vào lúc đáo hạn.
Bán quyền chọn bán là một chiến lược kinh doanh giá lên với mức lợi
nhuận có giới hạn là phí quyền chọn và một mức lỗ tiềm năng lớn nhưng cũng
có giới hạn. Phương trình lợi nhuận của người bán quyền chọn bán là:
 PSXMaxN TP  ),0( với NP < 0.
Xét trường hợp đơn giản của một quyền chọn bán duy nhất, NP = -1. Lợi
nhuận của người bán là hình ảnh tương phản của lợi nhuận của người mua:
PSX T  nếu ST < X
P nếu ST
 X
Hình 2.23:Bán quyền chọn bán
Lựa chọngiá thực hiện. Bánmộtquyềnchọnbánvớigiá thực hiện cao hơncó mức
lợi nhuận tối đa lớn hơn nhưng mức lỗ tiềm năng cũng lớn hơn khi giá giảm.
Hình 2.24:Bán quyền chọn bán với giá thực hiện khác nhau
Lợi
nhuận
Giá cổ phiếu khi đáo hạn (ST)
0
Lợi nhuận tối đa
Điểm hoà vốn
47
Lựa chọn thời gian sở hữu. Với giá cổ phiếu cho trước, vị thế bán quyền chọn
bán được duy trì càng lâu, giá trị thời gian mất đi càng nhiều và lợi nhuận càng
cao. Đối với quyền chọn bán kiểu Châu Âu, tác động này ngược lại khi giá cổ
phiếu thấp.
Hình 2.25: Bán quyền chọn bán với thời gian sở hữu khác nhau
2.2.5. Quyền chọn mua được phòng ngừa
Chúng ta có thể tạo ra một danh mục phòng ngừa phi rủi ro bằng cách mua
cổ phiếu và bán quyền chọn mua. Số quyền chọn mua được bán phải lớn hơn số
cổ phiếu, và tỷ lệ phòng ngừa phải được duy trì trong suốt thời gian sở hữu. Một
chiến lược đơn giản nhưng có độ rủi ro thấp là bán một quyền chọn mua ứng với
mỗi cổ phiếu đang sở hữu. Mặc dù chiến lược này không phải là phi rủi ro, nó
Lợi
nhuận
0
Giá cổ phiếu khi đáo hạn
Giá thực hiện cao hơn làm cho lợi
nhuận cao hơn khi giá tăng và lỗ
nhiều hơn khi giá giảm
Giá cổ phiếu cuối thời gian sở hữu
Lợi
nhuận
0
T1
T2
T
48
đã làm giảm rủi ro của việc chỉ sở hữu cổ phiếu. Nó cũng là một trong số các
chiến lược phổ biến nhất của các nhà kinh doanh quyền chọn chuyên nghiệp.
Một nhà đầu tư thực hiện chiến lược này được gọi là bán một quyền chọn mua
được phòng ngừa.
Việc xác định lợi nhuận của chiến lược quyền chọn mua được phòng ngừa
là khá đơn giản: chúng ta chỉ cần cộng hai phương trình lợi nhuận của hai chiến
lược mua cổ phiếu và bán quyền chọn lại với nhau.
 CXSMaxNSSN TCTS  ),0()( 0 với NS > 0, NC < 0 và NS = - NC.
Điều kiện cuối cùng, NS = - NC, quy định cụ thể rằng số quyền chọn được
bán phải bằng với số phiếu được mua. Xét trường hợp của một cổ phiếu và một
quyền chọn, NS = 1, NC = - 1.
Phương trình lợi nhuận là:
 CXSMaxSS TT  ),0(0
Nếu tại thời điểm đáo hạn giá cổ phiếu thấp hơn giá thực hiện, quyền chọn
mua không được thực hiện, do đó khoàn lỗ của cổ phiếu sẽ được giảm đi nhờ
phí quyền chọn. Nếu giá cổ phiếu khi đáo hạn cao hơn giá thực hiện, quyền
chọn sẽ được thực hiện và cổ phiếu sẽ được chuyển giao. Điều này sẽ làm giảm
mức lợi nhuận của cổ phiếu.
CSST  0 nếu ST  X
CSXCXSSS TT  00 nếu ST > X
Điều này có nghĩa là trong trường hợp giá cổ phiéu khi đáo hạn thấp hơn
hoặc bằng giá thực hiện thì lợi nhuận tăng theo mỗi đơn vị mà giá cổ phiếu khi
đáo hạn cao hơn giá mua cổ phiếu ban đầu. Trong trường hợp quyền chọn kết
thúc ở trạng thái giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện thì lợi nhuận không bị ảnh
hưởng bởi giá cổ phiếu khi đáo hạn.
Giá cổ phiếu hoà vốn xảy ra khi lợi nhuận bằng 0
00
*
 CSST  giá hoà vốn CSST  0
*
Hình 2.26:Quyền chọn mua được phòng ngừa
49
Lựa chọn giá thực hiện. Bán một quyền chọn mua được phòng ngừa với mức
giá thấp nhất là lựa chọn mang tính bảo thủ nhất, vì mức lỗ khi cổ phiếu giảm
giá là thấp nhất; tuy nhiên mức tăng khi cổ phiếu tăng giá cũng thấp hơn. Bán
một quyền chọn mua có phòng ngừa với mức giá thực hiện cao nhất là chiến
lược mạo hiểm hơn, vì lợi nhuận tiềm năng khi giá cổ phiếu tăng là lớn hơn
nhưng mức bảo vệ khi giá giảm thì thấp hơn. Bất chấp mức giá thực hiện được
lựa chọn, bán một quyền chọn mua được phòng ngừa ít rủi ro hơn nhiều so với
việc chỉ sở hữu cổ phiếu. Phí quyền chọn mua, bất kể là lớn hay nhỏ, làm giảm
bớt mức lỗ của người sở hữu cổ phiếu khi thị trường xuống giá.
Hình 2.27: Quyền chọn mua được phòng ngừa với các mức giá thực hiện
khác nhau
Lợi
nhuận
Giá cổ phiếu khi đáo hạn
Điểm hoà vốn
Lợi nhuận tối đa
0
Lợi
nhuận
Giá cổ phiếu khi đáo hạn
0
50
Lựa chọn thời gian sở hữu. Với giá cổ phiếu cho trước, quyền chọn mua được
phòng ngừa duy trì càng lâu, giá trị thời gian mất đi càng nhiều và lợi nhuận
càng lớn.
Hình 2.28: Quyền chọn mua được phòng ngừa với các thời gian sở hữu
khác nhau
2.2.6. Quyền chọn bán bảo vệ
Người sở hữu cổ phiếu muốn được bảo vệ đối với việc giá cổ phiếu giảm
có thể chọn cách bán một quyền chọn mua. Một cách để nhận được sự bảo vệ
trước thị trường giá xuống và vẫn có thể chia phần lợi nhuận trong một thị
trường giá lên là mua một quyền chọn bán bảo vệ. Nghĩa là nhà đầu tư sẽ mua
cổ phiếu và một quyền chọn bán.
Quyền chọn bán bảo vệ ấn định mức lỗ tối đa do giá giảm nhưng lại chịu
một loại chi phí là lợi nhuận ít hơn khi giá tăng.
Quyền chọn bán bảo vệ hoạt động như một hợp đồng bảo hiểm tài sản.
Trong thị trường giá xuống, tổn thất của cổ phiếu sẽ phần nào được bù đắp bởi
việc thực hiện quyền chọn.
Phương trình lợi nhuận của quyền chọn bán bảo vệ được thiết lập bằng
cách cộng hai phương trình lợi nhuận của chiến lược mua cổ phiếu và chiến lược
mua quyền chọn bán. Từ đó chúng ta được:
Lợi
nhuận
0
Giá cổ phiếu cuối thời gian sở hữu
T
T2
T1
51
 PSXMaxNSSN TPTS  ),0()( 0
 với NS > 0, NP > 0, và NS = NP.
Xét trường hợp có một cổ phiếu và một quyền chọn bán, NS = 1 và NP = 1.
Ta có: PSST  0 nếu ST  X
PSXPSXSS TT  00 nếu ST < X
Giá cổ phiếu hoà vốn vào thời điểm đáo hạn xảy ra khi giá cổ phiếu khi đáo hạn
lớn hơn giá thực hiện. Đặt mức lợi nhuận này bằng 0 và giải phương trình tìm
giá cổ phiếu hoà vốn, *
TS :
0
*
0
*
0
SPS
PSS
T
T


Hình 2.29:Quyền chọn bán bảo vệ
Lựa chọn giá thực hiện. Khoản tiền đền bù mà quyền chọn bán bảo vệ cung
cấp bị ảnh hưởng bởi giá thực hiện được lựa chọn. Quyền chọn bán bảo vệ với
giá thực hiện cao hơn tạo ra mức bảo vệ lớn hơn nhưng lợi nhuận do tăng giá
thấp hơn.
Hình 2.30: Quyền chọn bán bảo vệ với các mức giá thực hiện khác nhau
Lợi
nhuận
Giá cổ phiếu khi đáo hạn
Lỗ tối đa
0
Điểm hoà vốn
52
Lựa chọn thời gian sở hữu. Với giá cổ phiếu cho trước, quyền chọn bán được
bảo vệ được sở hữu càng lâu, giá trị thời gian mất đi càng lớn và lợi nhuận đạt
được càng thấp. Đối với quyền chọn bán kiểu Châu Âu, tác động này ngược lại
khi giá cổ phiếu là thấp.
Hình 2.31:Quyền chọn bán bảo vệ với thời giansở hữu khác nhau
2.3. MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN
2.3.1. Mô hình Nhị phân định giá quyền chọn
2.3.1.1. Mô hình Nhị Phân một thời kỳ
Lợi
nhuận
0
Giá cổ phiếu khi đáo hạn
Giá thực hiện cao hơn tạo
ra mức bảo vệ cao hơn khi
giá giảm nhưng đổi lại lợi
nhuận thấp hơn khi giá
tăng
Lợi
nhuận
0
T1
T2
T
Giá cổ phiếu vào cuối thời gian sở hữu
53
Một quyền chọn có một đời sống được quy định, thông thường được biểu
diễn bằng số ngày. Giả sử đời sống của quyền chọn là một đơn vị thời gian.
Khoảng thời gian này có thể dài ngắn tuỳ thuộc vào nhu cầu của quyền chọn.
Nếu đời sống của quyền chọn là một thời kỳ duy nhất. Mô hình này được gọi là
mô hình nhị phân một thời kỳ.
Trong việc ứng dụng mô hình nhị phân vào một tài sản cơ sở, thì chúng ta
thấy dãy các kết quả khả thi có thể lớn hơn hai trạng thái (tăng hoặc giảm của tài
sản cơ sở) mà phân phối nhị phân có thể đáp ứng, tuy nhiên điều này cũng
không làm mô hình bị mất giá trị. Tác dụng của nó là làm đơn giản hoá.
Xét tài sản cơ sở là cổ phiếu, một quyền chọn mua cổ phiếu có giá trị S1,
giá thực hiện là X và giá hiện tại là C Quyền chọn mua này còn giá trị một thời
gian nữa thì hết hiệu lực. Ngày bắt đầu thời kỳ là hôm nay và được gọi là thời
điểm 0. Ngày kết thúc thời kỳ gọi là thời điểm 1. Khi quyền chọn hết hiệu lực
thì cổ phiếu có thể nhận một trong hai giá trị sau: Nó có thể tăng lên theo một
tham số u hoặc giảm xuống theo một tham số d. Nếu nó tăng lên thì giá cổ phiếu
sẽ là Su. Nếu giá cổ phiếu giảm xuống thì nó sẽ là Sd và giá trị của quyền chọn
là giá trị nội tại của nó:
Cu = Max(0,Su – X) hoặc Cd = Max(0,Sd – X); u>1, d<1.
Sơ đồ cây nhị phân một thời kỳ
(a) Đường đi của giá cổ phiếu
Thời điểm 0 Thời điểm 1
Su
S
Sd
(b) Đường đi của giá quyền chọn mua
Thời điểm 0 Thời điểm 1
Cu
54
C
Cd
Giả định rằng sd nhỏ hơn X, Su lớn hơn X. Lãi suất phi rủi ro là lãi suất
đạt được từ một khoản đầu tư không có rủi ro qua một thời kỳ bằng với đời sống
còn lại của quyền chọn. Lãi suất phi rủi ro nằm trong khoảng giữa tỷ suất sinh
lợi của trường hợp giá cổ phiếu tăng và tỷ suất sinh lợi của trường hợp giá cổ
phiếu giảm. Do đó,
d < 1+r < u2.
Chúng ta giả định rằng tất cả các nhà đầu tư có thể đi vay và cho vay theo
lãi suất phi rủi ro.
Lập một danh mục gồm h cổ phiếu và một vị thế bán quyền chọn mua. Giá
trị hiện tại của danh mục là giá trị của h cổ phiếu trừ đi giá trị của vị thế bán
quyền chọn mua. Ký hiệu là V
V = hS – C
V là khoản tiền cần để xây dựng danh mục này. Tại ngày đáo hạn, giá trị
của danh mục hoặc là Vu nếu giá cổ phiếu tăng hoặc là Vd nếu giá cổ phiếu giảm
Vu = hSu – Cu
Vd = hSd – Cd
Với Vu, Vd là khoản tiền mà chúng ta thu được từ kết quả của danh mục khi
quyền chọn đáo hạn. Nếu kết quả của danh mục là không đổi bất chấp giá cổ
phiếu biến động như thế nào thì danh mục được gọi là phi rủi ro. Chúng ta có
thể chọn một giá trị của h cho điều này xảy ra. h được gọi là tỷ số phòng ngừa.
Ta chỉ cần đơn giản cho Vu = Vd, khi đó:
hSu – Cu = hSd – Cd
h =
SdSu
CC du


Vì chúng ta đã biết được giá trị của S, u và d nên chúng ta có thể xác định được
Cu, Cd và h.
55
Một khoản đầu tư phi rủi ro sẽ thu được một tỷ suất sinh lợi bằng lãi suất
phi rủi ro. Do đó, giá trị của danh mục vào thời điểm một thời kỳ sau sẽ bằng
với giá trị hiện tại tính cho một thời kỳ theo lãi suất phi rủi ro. Nếu điều này
không đúng thì giá trị danh mục có thể được định giá sai hoặc là hàm chứa trong
đó một cớ hội arbitrage tiềm ẩn.
Nếu giá trị ban đầu của danh mục tăng theo lãi suất phi rủi ro thì giá trị của
nó tại ngày quyền chọn đáo hạn sẽ là
(hS – C)(1 + r)
Hai giá trị của danh mục tại ngày đáo hạn, Vu và Vd là bằng nhau, vì vậy
chúng ta có thể chọn một trong hai. Chọn Vu và cho nó bằng với giá trị ban đầu
của danh mục tính theo lãi suất phi rủi ro chúng ta được
V(1 + r) = Vu
(hS – C)(1 + r) = hSu – Cu
Thế h bởi công thức ở trên vào công thức này để tìm C, chúng ta được công thức
định giá quyền chọn
C=
r
CppC du


1
)1(
Với p được tính bởi
p =
du
dr

1
p được gọi là xác suất dung hoà rủi ro.
2.3.1.2. Mô hình nhị phân hai thời kỳ
Các giả định
- Quá trình giá của tài sản cơ sở theo mô hình nhị phân
- Không có chi phí giao dịch và thuế
Trong trường hợp chỉ xem xét một thời kỳ, giá cổ phiếu hoặc là tăng hoặc
là giảm. Do đó chỉ có hai khả năng về giá của cổ phiếu trong tương lai. Để làm
tăng tính thực tế, chúng ta sẽ thêm vào một thời kỳ nữa. Điều này sẽ làm gia
56
tăng số lượng các kết cục tại ngày đáo hạn. Mô hình của chúng ta sẽ có ba thời
điểm: ngày hôm nay là thời điểm 0, thời điểm 1 và thời điểm 2.
Giả sử cuối thời kỳ đầu tiên, giá cổ phiếu tăng lên Su. Trong suốt thời kỳ
thứ hai giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm, trong mỗi tình huống nó có thể kết
thúc tại mức Su2 hoặc Sud. Nếu giá cổ phiếu giảm xuống Sd trong thời kỳ đầu
tiên thì trong thời kỳ thứ hai nó có thể tiếp tục giảm nữa hoặc tăng trở lại, trong
mọi trường hợp nó có thể kết thúc tại mức giá Sd2 hoặc Sdu. Các giá quyền chọn
tại ngày đáo hạn là:
2
u
C = Max(0,Su2 – X)
Cud = Max(0,Sud – X)
2
d
C = Max(0,Sd2 – X)
Các mức giá có thể của quyền chọn mua vào thời điểm cuối kỳ đẩu tiên, Cu
và Cd, lúc ban đầu không thể biết được nhưng có thể tìm thấy được
Giả định rằng trong thời kỳ đầu tiên giá cổ phiếu tăng lên Su. Bởi vì chỉ
còn lại một thời kỳ duy nhất với hai trường hợp kết quả có thể có cho nên mô
hình nhị phân một thời kỳ vẫn thích hợp để tìm kiếm giá của quyền chọn, Cu.
Nếu vào thời điểm kết thúc của thời kỳ đầu tiên giá cổ phiếu giảm xuống Sd,
chúng ta lại gặp trường hợp một thời kỳ với hai kết quả có thể. Do đó chúng ta
có thể sử dụng mô hình nhị phân một thời kỳ để tìm giá trị của quyền chọn, Cd.
Cu =
r
CppC udu


1
)1(2
Và
Cd =
r
CppC dud


1
)1( 2
Sơ đồ cây nhị phân hai thời kỳ
(a) Đường đi của giá cổ phiếu
Thời điểm 0 Thời điểm 1 Thời điểm 2
Su2
57
Su
Sud
S
Sd
Sd2
(b) Đường đi của quyền chọn mua
Thời điểm 0 Thời điểm 1 Thời điểm 2
2
u
C
Cu
Cud
C
Cd
2
d
C
Trong mô hình một thời kỳ, giá trị quyền chọn mua là một bình quân có
trọng số của hai giá trị khả thi của quyền chọn vào cuối thời kỳ tới. Giá trị quyền
chọn nếu giá cổ phiếu tăng trong thời kỳ tới được đặt trọng số là p, giá trị quyền
chọn nếu giá cổ phiếu giảm trong thời kỳ tới được đặt trọng số là (1 – p). Để
tính được giá quyền chọn mua vào thời điểm đầu kỳ, chúng ta chiết khấu bình
quân có trọng số của hai mức giá khả thi trong tương lai của quyền chọn mua
theo lãi suất phi rủi ro cho một thời kỳ. Do đó mô hình nhị phân một thời kỳ là
một công thức tổng quát có thể sử dụng cho mô hình đa thời kỳ khi chỉ còn lại
một thời kỳ.
58
C = 2
22
)1(
)1()1(2 22
r
CpCppCp dudu


2.3.1.3. Mô hình nhị phân n thời kỳ
Mô hình nhị phân được mở rộng một cách dễ dàng cho bất kỳ một số lượng
thời kỳ nào. Với n thời kỳ còn lại cho đến khi quyền chọn hết hiệu lực và không
có cổ tức, giá quyền chọn mua kiểu Châu Âu được tính bởi công thức:
C =
 
n
n
j
jnjjnj
r
XdSuMaxpp
jnj
n
)1(
,0)1(
)!(!
!
0





Các thông số tăng giảm trong mô hình nhị phân có thể được điều chỉnh theo
cách sau:
u = nTnTr
e /)/)(2/)1(ln( 2
 
d = nTnTr
e /)/)(2/)1(ln( 2
 
Với xác suất dung hoà rủi ro p = nTnT
nT
ee
enTe
//
/
2/)/(
2






2.3.2. Mô hình Black–Scholes định giá quyền chọn
2.3.2.1. Các giả định của mô hình
- Giá của tài sản cơ sở biến động ngẫu nhiên và phát triển theo phân phối
chuẩn
- Lãi suất phi rủi ro và độ ổn định của tỷ suất sinh lời theo logarit của tài
sản cơ sở không thay đổi trong suốt thời gian đáo hạn của quyền chọn
- Không có thuế và chi phí giao dịch
- Các quyền chọn là kiểu Châu Âu
- Cổ phiếu không trả cổ tức
2.3.2.2. Mô hình
Sit = Là giá của tài sản i tại thời điểm t
i = Tỷ suất lợi nhuận hay tỷ lệ tăng trưởng của tài sản i
59
i = Độ bất ổn hay độ lệch chuẩn của tài sản i
r = Là lãi suất phi rủi ro
T = Ngày đáo hạn
Nếu Rit = ln(Sit/Sit-1) - tỷ lệ tăng trưởng giữa hai thời kỳ - có phân phối
chuẩn thì mức thay đổi của Si trong khoảng thời gian dt được biểu diễn như sau:
dSi = i Sidt + i SidWi i=1,2,…, d
Trong đó dWi có phân bố chuẩn với kỳ vọng bằng không và phương sai dt,
(N(0,dt)); hay dWi là quá trình Wiener
E(dWi, dWj) = dtij );,( jiij RRCov
Xét một danh mục đầu tư: Bán 1 đơn vị quyền chọn mua C và thu được 
tài sản S.
Trong đó C = C(S, t) là giá quyền chọn mua
Theo bổ đề Ito
dt
S
C
SdS
S
C
dt
t
C
dC 2
2
22
2
1








 
Mức thay đổi C gồm hai phần: Phần tất định chỉ phụ thuộc vào độ lớn của
dt; phần ngẫu nhiên phụ thuộc vào dS.
 = C(S, t) - S: Giá trị danh mục đầu tư đối với người mua (long position)
 gồm hai thành phần: phần tất định và phần ngẫu nhiên. Phần ngẫu nhiên là rủi
ro của danh mục đầu tư.
d = dS
S
C
dt
S
C
S
t
C




















2
2
22
2
1

= i2
2
22
W
2
1
Sd
S
C
dtS
S
C
S
C
S
t
C
 





























Nếu như  =
S
C


thì yếu tố ngẫu nhiên sẽ không ảnh hưởng đến giá trị của
cặp đầu tư, hay danh mục trở thành một danh mục đầu tư phi rủi ro.
Khi thị trường hoạt động theo nguyên tắc không cơ lợi thì:
60
d = rdt = r dt
S
C
SC 








Theo công thức Black – Scholes:
0
2
1
2
2
22









rC
S
C
rS
S
C
S
t
C

Trong đó )(RVar .
Với điều kiện ban đầu:
C(S, 0) = Max(S – X, 0)
Đặt tT  ta có thể viết lại phương trình trên dưới dạng:




C
S
C
rSrC
S
C
S





2
2
22
2
1

Lại đặt y = lnS ta có




C
rC
y
C
r
y
C











 2
2
2
2
2
1
2
1

Bây giờ đặt C(y, ) = ),( 
ye r
ta có phương trình:
y
r
y 












 




 2
2
2
2
2
1
2
1
, (*) 0,  y
Với điều kiện đầu là
)0,max()0,( Xey y

Nghiệm cơ bản của phương trình (*) là:



  dyy ),()0,(),(






d
ry
Xe





















 


2
22
2
)
2
(
exp
2
1
)0,max(
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn
Quyền Chọn

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi roChương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi roDzung Phan Tran Trung
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiNhí Minh
 
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để  phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để  phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...BeriDang
 
Bài giảng ttqt in cho sv (1)
Bài giảng ttqt in cho sv (1)Bài giảng ttqt in cho sv (1)
Bài giảng ttqt in cho sv (1)Toàn Toàn
 
Sức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPPSức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPPLê Thiện Tín
 
Chuong 2 tỷ giá hối đoái
Chuong 2 tỷ giá hối đoáiChuong 2 tỷ giá hối đoái
Chuong 2 tỷ giá hối đoáibaconga
 
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)pikachukt04
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)pikachukt04
 
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giảiHệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giảiBUG Corporation
 
Quản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tmQuản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tmĐinh Hiep
 
Học thuyết ngang giá sức mua
Học thuyết ngang giá sức muaHọc thuyết ngang giá sức mua
Học thuyết ngang giá sức muaLê Thiện Tín
 
Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...
Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...
Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...jackjohn45
 
Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếnhiepphongx5
 
44651882 bai-tập-tcqt
44651882 bai-tập-tcqt44651882 bai-tập-tcqt
44651882 bai-tập-tcqttatto0
 
TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁITỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁIpikachukt04
 

Mais procurados (20)

Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi roChương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giai
 
Bai hoan chinh
Bai hoan chinhBai hoan chinh
Bai hoan chinh
 
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để  phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để  phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
 
Bài giảng ttqt in cho sv (1)
Bài giảng ttqt in cho sv (1)Bài giảng ttqt in cho sv (1)
Bài giảng ttqt in cho sv (1)
 
Sức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPPSức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPP
 
Chuong 2 tỷ giá hối đoái
Chuong 2 tỷ giá hối đoáiChuong 2 tỷ giá hối đoái
Chuong 2 tỷ giá hối đoái
 
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
 
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giảiHệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
 
Quản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tmQuản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tm
 
Học thuyết ngang giá sức mua
Học thuyết ngang giá sức muaHọc thuyết ngang giá sức mua
Học thuyết ngang giá sức mua
 
Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...
Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...
Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...
 
Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tế
 
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt NamLuận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
 
44651882 bai-tập-tcqt
44651882 bai-tập-tcqt44651882 bai-tập-tcqt
44651882 bai-tập-tcqt
 
Ngân hàng trung gian
Ngân hàng trung gianNgân hàng trung gian
Ngân hàng trung gian
 
TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁITỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Bài tập chương 3
Bài tập chương 3Bài tập chương 3
Bài tập chương 3
 

Semelhante a Quyền Chọn

Tai chinh phai sinh
Tai chinh phai sinhTai chinh phai sinh
Tai chinh phai sinhHoang Ha
 
Bai 2 cau truc thi truong quyen chon
Bai 2   cau truc thi truong quyen chonBai 2   cau truc thi truong quyen chon
Bai 2 cau truc thi truong quyen chonyenthanhlll
 
Chứng khoán
Chứng khoánChứng khoán
Chứng khoánSEOLENTOP1
 
2. Giáo Trình Forex.pdf
2. Giáo Trình Forex.pdf2. Giáo Trình Forex.pdf
2. Giáo Trình Forex.pdfquanbangoc1
 
Ty gia hoi doai (Chinh thuc)
Ty gia hoi doai (Chinh thuc)Ty gia hoi doai (Chinh thuc)
Ty gia hoi doai (Chinh thuc)haiduabatluc
 
bai-giang-thi-truong-chung-khoan
bai-giang-thi-truong-chung-khoanbai-giang-thi-truong-chung-khoan
bai-giang-thi-truong-chung-khoanTominhhuong83
 
Hợp đồng quyền chọn CME.docx
Hợp đồng quyền chọn CME.docxHợp đồng quyền chọn CME.docx
Hợp đồng quyền chọn CME.docxOanhNguyn944914
 
Option 110413222536-phpapp02
Option 110413222536-phpapp02Option 110413222536-phpapp02
Option 110413222536-phpapp02gathit01
 
Wyckoff1 Hoàng Gia Vị.pdf
Wyckoff1 Hoàng Gia Vị.pdfWyckoff1 Hoàng Gia Vị.pdf
Wyckoff1 Hoàng Gia Vị.pdfbienax
 
Tong quan thi truong vang
Tong quan thi truong vangTong quan thi truong vang
Tong quan thi truong vangBlue Label
 
Chungkhoanphaisinh for sv
Chungkhoanphaisinh for svChungkhoanphaisinh for sv
Chungkhoanphaisinh for svlengan1936
 
Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)
Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)
Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)nthuphuongktqd
 
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoánCác nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoánThanh Hoa
 
Chuong_6___Cac_cong_cu_phai_sinh.pdf
Chuong_6___Cac_cong_cu_phai_sinh.pdfChuong_6___Cac_cong_cu_phai_sinh.pdf
Chuong_6___Cac_cong_cu_phai_sinh.pdfVyTng578160
 
Tỉ giá hối đoái phần 3-4
Tỉ giá hối đoái phần 3-4Tỉ giá hối đoái phần 3-4
Tỉ giá hối đoái phần 3-4nguyenvuhoainhan
 

Semelhante a Quyền Chọn (20)

Tai chinh phai sinh
Tai chinh phai sinhTai chinh phai sinh
Tai chinh phai sinh
 
Option thuyet trinh
Option thuyet trinhOption thuyet trinh
Option thuyet trinh
 
Bai 2 cau truc thi truong quyen chon
Bai 2   cau truc thi truong quyen chonBai 2   cau truc thi truong quyen chon
Bai 2 cau truc thi truong quyen chon
 
Chứng khoán
Chứng khoánChứng khoán
Chứng khoán
 
2. Giáo Trình Forex.pdf
2. Giáo Trình Forex.pdf2. Giáo Trình Forex.pdf
2. Giáo Trình Forex.pdf
 
Ty gia hoi doai (Chinh thuc)
Ty gia hoi doai (Chinh thuc)Ty gia hoi doai (Chinh thuc)
Ty gia hoi doai (Chinh thuc)
 
bai-giang-thi-truong-chung-khoan
bai-giang-thi-truong-chung-khoanbai-giang-thi-truong-chung-khoan
bai-giang-thi-truong-chung-khoan
 
Hợp đồng quyền chọn CME.docx
Hợp đồng quyền chọn CME.docxHợp đồng quyền chọn CME.docx
Hợp đồng quyền chọn CME.docx
 
Option 110413222536-phpapp02
Option 110413222536-phpapp02Option 110413222536-phpapp02
Option 110413222536-phpapp02
 
Option
OptionOption
Option
 
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt NamĐề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
 
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂMKhóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
 
Wyckoff1 Hoàng Gia Vị.pdf
Wyckoff1 Hoàng Gia Vị.pdfWyckoff1 Hoàng Gia Vị.pdf
Wyckoff1 Hoàng Gia Vị.pdf
 
Tong quan thi truong vang
Tong quan thi truong vangTong quan thi truong vang
Tong quan thi truong vang
 
Intro forex-trading-vn
Intro forex-trading-vnIntro forex-trading-vn
Intro forex-trading-vn
 
Chungkhoanphaisinh for sv
Chungkhoanphaisinh for svChungkhoanphaisinh for sv
Chungkhoanphaisinh for sv
 
Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)
Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)
Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)
 
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoánCác nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
 
Chuong_6___Cac_cong_cu_phai_sinh.pdf
Chuong_6___Cac_cong_cu_phai_sinh.pdfChuong_6___Cac_cong_cu_phai_sinh.pdf
Chuong_6___Cac_cong_cu_phai_sinh.pdf
 
Tỉ giá hối đoái phần 3-4
Tỉ giá hối đoái phần 3-4Tỉ giá hối đoái phần 3-4
Tỉ giá hối đoái phần 3-4
 

Mais de Buu Dang

HỒ SƠ NĂNG LỰC OQUAA
HỒ SƠ NĂNG LỰC OQUAAHỒ SƠ NĂNG LỰC OQUAA
HỒ SƠ NĂNG LỰC OQUAABuu Dang
 
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpChuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpBuu Dang
 
20 cach de lam khach hang yeu ban hon
20 cach de lam khach hang yeu ban hon20 cach de lam khach hang yeu ban hon
20 cach de lam khach hang yeu ban honBuu Dang
 
60 popular vintage i phone 6 plus cases covers that you'll love
60 popular vintage i phone 6 plus cases covers that you'll love60 popular vintage i phone 6 plus cases covers that you'll love
60 popular vintage i phone 6 plus cases covers that you'll loveBuu Dang
 
Top biggest i phone 6 touch cases collection
Top biggest i phone 6 touch cases collectionTop biggest i phone 6 touch cases collection
Top biggest i phone 6 touch cases collectionBuu Dang
 
Zazzle's 60 popular i phone 6 cases
Zazzle's 60 popular i phone 6 casesZazzle's 60 popular i phone 6 cases
Zazzle's 60 popular i phone 6 casesBuu Dang
 
Zazzle's 60 popular iphone 6 cases
Zazzle's 60 popular iphone 6 casesZazzle's 60 popular iphone 6 cases
Zazzle's 60 popular iphone 6 casesBuu Dang
 
Danh ba postal code Vietnam day du - ma buu cuc
Danh ba postal code Vietnam day du - ma buu cuc Danh ba postal code Vietnam day du - ma buu cuc
Danh ba postal code Vietnam day du - ma buu cuc Buu Dang
 
Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...
Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...
Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...Buu Dang
 
Che bien cac phu pham giet mo
Che bien cac phu pham giet moChe bien cac phu pham giet mo
Che bien cac phu pham giet moBuu Dang
 
Nghiên cứu quy trình công nghệ lên men bã dứa làm thức ăn cho bò sữa
Nghiên cứu quy trình công nghệ lên men bã dứa làm thức ăn cho bò sữa  Nghiên cứu quy trình công nghệ lên men bã dứa làm thức ăn cho bò sữa
Nghiên cứu quy trình công nghệ lên men bã dứa làm thức ăn cho bò sữa Buu Dang
 
Thanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia cam
Thanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia camThanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia cam
Thanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia camBuu Dang
 
Tieu chuan an hang ngay cho de cuu
Tieu chuan an hang ngay cho de cuuTieu chuan an hang ngay cho de cuu
Tieu chuan an hang ngay cho de cuuBuu Dang
 
Nhu cau axit amin trong khau phan an cho lon thit
Nhu cau axit amin trong khau phan an cho lon thitNhu cau axit amin trong khau phan an cho lon thit
Nhu cau axit amin trong khau phan an cho lon thitBuu Dang
 
Nhu cau dinh duong cho gia suc nhai lai
Nhu cau dinh duong cho gia suc nhai laiNhu cau dinh duong cho gia suc nhai lai
Nhu cau dinh duong cho gia suc nhai laiBuu Dang
 
Nhu cau dinh duong cho ga
Nhu cau dinh duong cho gaNhu cau dinh duong cho ga
Nhu cau dinh duong cho gaBuu Dang
 
Mot so dac tinh cua bot ca dung trong san xuat thuc an nuoi thuy san
Mot so dac tinh cua bot ca dung trong san xuat thuc an nuoi thuy sanMot so dac tinh cua bot ca dung trong san xuat thuc an nuoi thuy san
Mot so dac tinh cua bot ca dung trong san xuat thuc an nuoi thuy sanBuu Dang
 
Tiêu hóa ca cua xanh
Tiêu hóa ca cua xanhTiêu hóa ca cua xanh
Tiêu hóa ca cua xanhBuu Dang
 
đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...
đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...
đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...Buu Dang
 
ảNh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến hiệu quả chăn nuôi ...
ảNh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến hiệu quả chăn nuôi ...ảNh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến hiệu quả chăn nuôi ...
ảNh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến hiệu quả chăn nuôi ...Buu Dang
 

Mais de Buu Dang (20)

HỒ SƠ NĂNG LỰC OQUAA
HỒ SƠ NĂNG LỰC OQUAAHỒ SƠ NĂNG LỰC OQUAA
HỒ SƠ NĂNG LỰC OQUAA
 
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpChuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
 
20 cach de lam khach hang yeu ban hon
20 cach de lam khach hang yeu ban hon20 cach de lam khach hang yeu ban hon
20 cach de lam khach hang yeu ban hon
 
60 popular vintage i phone 6 plus cases covers that you'll love
60 popular vintage i phone 6 plus cases covers that you'll love60 popular vintage i phone 6 plus cases covers that you'll love
60 popular vintage i phone 6 plus cases covers that you'll love
 
Top biggest i phone 6 touch cases collection
Top biggest i phone 6 touch cases collectionTop biggest i phone 6 touch cases collection
Top biggest i phone 6 touch cases collection
 
Zazzle's 60 popular i phone 6 cases
Zazzle's 60 popular i phone 6 casesZazzle's 60 popular i phone 6 cases
Zazzle's 60 popular i phone 6 cases
 
Zazzle's 60 popular iphone 6 cases
Zazzle's 60 popular iphone 6 casesZazzle's 60 popular iphone 6 cases
Zazzle's 60 popular iphone 6 cases
 
Danh ba postal code Vietnam day du - ma buu cuc
Danh ba postal code Vietnam day du - ma buu cuc Danh ba postal code Vietnam day du - ma buu cuc
Danh ba postal code Vietnam day du - ma buu cuc
 
Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...
Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...
Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...
 
Che bien cac phu pham giet mo
Che bien cac phu pham giet moChe bien cac phu pham giet mo
Che bien cac phu pham giet mo
 
Nghiên cứu quy trình công nghệ lên men bã dứa làm thức ăn cho bò sữa
Nghiên cứu quy trình công nghệ lên men bã dứa làm thức ăn cho bò sữa  Nghiên cứu quy trình công nghệ lên men bã dứa làm thức ăn cho bò sữa
Nghiên cứu quy trình công nghệ lên men bã dứa làm thức ăn cho bò sữa
 
Thanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia cam
Thanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia camThanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia cam
Thanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia cam
 
Tieu chuan an hang ngay cho de cuu
Tieu chuan an hang ngay cho de cuuTieu chuan an hang ngay cho de cuu
Tieu chuan an hang ngay cho de cuu
 
Nhu cau axit amin trong khau phan an cho lon thit
Nhu cau axit amin trong khau phan an cho lon thitNhu cau axit amin trong khau phan an cho lon thit
Nhu cau axit amin trong khau phan an cho lon thit
 
Nhu cau dinh duong cho gia suc nhai lai
Nhu cau dinh duong cho gia suc nhai laiNhu cau dinh duong cho gia suc nhai lai
Nhu cau dinh duong cho gia suc nhai lai
 
Nhu cau dinh duong cho ga
Nhu cau dinh duong cho gaNhu cau dinh duong cho ga
Nhu cau dinh duong cho ga
 
Mot so dac tinh cua bot ca dung trong san xuat thuc an nuoi thuy san
Mot so dac tinh cua bot ca dung trong san xuat thuc an nuoi thuy sanMot so dac tinh cua bot ca dung trong san xuat thuc an nuoi thuy san
Mot so dac tinh cua bot ca dung trong san xuat thuc an nuoi thuy san
 
Tiêu hóa ca cua xanh
Tiêu hóa ca cua xanhTiêu hóa ca cua xanh
Tiêu hóa ca cua xanh
 
đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...
đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...
đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...
 
ảNh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến hiệu quả chăn nuôi ...
ảNh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến hiệu quả chăn nuôi ...ảNh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến hiệu quả chăn nuôi ...
ảNh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến hiệu quả chăn nuôi ...
 

Quyền Chọn

  • 1. 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây cùng với sự sôi động của thị trường chứng khoán thì vàng và dầu mỏ là hai mặt hàng được giới đầu tư rất quan tâm. Với bản chất và đặc tính của mình, vàng đang được coi là phương tiện cất trữ an toàn của thế giới mỗi khi có biến động. Các nhà đầu tư nhận định vàng đang là phương tiện đầu tư hấp dẫn và an toàn hơn so với các loại cổ phiếu và trái phiếu do lạm phát đang có chiều hướng gia tăng trên phạm vi toàn cầu do giá dầu tăng cao. Song giá vàng lên xuống thất thường. Nguyên nhân, trước hết do nhu cầu vàng thế giới tăng mạnh, thứ hai do nguồn cung cấp vàng của thế giới hạn hẹp hơn. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác tác động tới giá vàng, như tình hình chính trị bất ổn, nguy cơ lạm phát gia tăng, đồng Đô la tăng giá so với các đồng ngoại tệ khác, uy tín của đồng Euro giảm sút, biến động về lãi suất… Giới quan sát cho rằng vàng vẫn đang trong vòng xoáy tăng giá, do các nhà đầu tư đưa vàng vào danh mục đầu tư thay cho việc đầu tư vào chứng khoán và trái phiếu, hay đầu tư vào đồng Đô la và đồng Euro. Các quỹ hàng hoá đã bắt đầu bán tháo các chứng khoán năng lượng để chuyển sang vàng do giá dầu thế giới có chiều hướng đảo chiều. Theo các chuyên gia dự báo sắp tới các nhân tố hỗ trợ giá vàng tăng vẫn còn nhiều, khả năng giá vàng sẽ còn leo cao. Mặc dù có nhiều dự báo khác nhau nhưng trên thực tế giá vàng biến động hết sức thất thường và không ai có thể tiên đoán một cách chính xác mức lên xuống của nó. Biến động giá vàng sẽ không liên tục theo một chiều tăng hay giảm, mà giao động theo chiều díc dắc trong xu thế tăng lên. Đầu tư vào vàng là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm và hứa hẹn sẽ mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó tiên liệu về lạm phát và những xáo trộn chính trị, đầu tư vào vàng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì vậy việc thực hiện biện pháp để phòng ngừa rủi ro là rất cần thiết, mà trong
  • 2. 2 đó Quyền chọn là một trong những công cụ khá phổ biến được các nhà đầu tư lựa chọn. Ở Việt Nam việc thực thực hiện các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong việc kinh doanh chứng khoán nói chung cũng như trong kinh doanh vàng chưa được phổ biến. Hiện nay, lác đác mới xuất hiện một số ngân hàng thực hiện quyền chọn trong việc kinh doanh vàng và ngoại tệ, vì vậy việc nghiên cứu những kiến thức về quyền chọn nhằm áp dụng rộng rãi nó như là một công cụ giứp các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro góp phần tạo sự ổn định và hiệu quả cho thị trường. Đó chính là lý do để em lựa chọn đề tài “Địnhgiá quyền chọn vàng – thêm một công cụ để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng”. Trong quá trình học tập kết hợp với thời gian thực tập tại Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam, được sự giúp đỡ hết sức tận tình của các thầy cô cũng như các anh chị tại nơi thực tập, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng Nghiên cứu Tổng hợp và Hợp tác Quốc tế tại Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại đây.
  • 3. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CHỌN 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Chứng khoán phái sinh Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng khoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc. Các chứng khoán phái sinh được hình thành do nhu cầu giao dịch của người mua và người bán và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường chứng khoán. Có thể phân loại chứng khoán phái sinh thành các loại như sau: - Quyền mua trước - Chứng khế - Hợp đồng kỳ hạn - Hợp đồng tương lai - Quyền chọn 1.1.2. Quyền chọn Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền mua) hoặc được bán (nếu là quyền bán) một khối lượng hàng hoá cơ sở nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định. Khác với việc sở hữu một hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai buộc phải mua hoặc bán các tài sản cơ sở trong tương lai, người sử dụng hợp đồng quyền chọn có thể lựa chọn xem có nên mua (call) hay bán (put) một tài sản cơ sở trong tương lai tại mức giá thực hiện được xác định vào ngày hôm nay. Khả năng lựa chọn có thể tạo ra các khoản thanh toán không cân xứng, nghĩa là người sở hữu hợp đồng quyền chọn có thể từ chối cơ hội mua hay bán một tài sản. Trên thực tế người sở hữu hợp đồng quyền chọn sẽ từ chối thực hiện hợp đồng nếu giá hợp đồng này bất lợi so với giá thực hiện của hợp đồng, ngược lại nếu mức giá thuận lợi họ sẽ thực hiện quyền mua hay bán tài sản.
  • 4. 4 - Nếu căn cứ vào tính chất đối với quyền mua hay quyền bán thì quyền chọn chia làm hai loại là quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option). Quyền chọn mua trao cho người nắm giữ quyền mua tài sản vào một ngày nhất định với một giá xác định. Quyền chọn bán trao cho người nắm giữ quyền bán tài sản vào một ngày nhất định với một giá xác định. Ngày nêu trên hợp đồng là ngày đáo hạn hay là ngày thực hiện và giá nêu trên hợp đồng là giá quyền chọn. - Nếu căn cứ vào tính chất thời gian thì hợp đồng quyền chọn được chia làm hai loại: hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ, hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu Một hợp đồng quyền chọn Mỹ có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào cho đến tận ngày đáo hạn. Một quyền chọn Châu Âu có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn. Có bốn chiến lược cơ bản trong giao dịch quyền chọn là: mua quyền chọn mua, bán quyền chọn mua, mua quyền chọn bán và bán quyền chọn bán. 1.1.3. Các ký hiệu S0 = Giá tài sản cơ sở hiện tại X = Giá thực hiện T = Thời gian cho đến khi đáo hạn r = Lãi suất phi rủi ro ST = Giá tài sản cơ sở tại thời điểm đáo hạn quyền chọn, tức là sau khoảng thời gian T C(S0,T,X) = Giá quyền chọn mua với giá tài sản cơ sở hiện tại là S0, thời gian cho đến lúc đáo hạn là T, giá thực hiện là X Ca(S0,T,X) = Giá quyền chọn mua kiểu Mỹ Ce(S0,T,X) = Giá quyền chọn mua kiểu Châu Âu P(S0,T,X) = Giá quyền chọn bán với giá tài sản cơ sở hiện tại là S0, thời gian cho đến lúc đáo hạn là T, giá thực hiện là X
  • 5. 5 Pa(S0,T,X) = Giá quyền chọn bán kiểu Mỹ Pe(S0,T,X) = Giá quyền chọn bán kiểu Châu Âu 1.2. THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN 1.2.1. Sự phát triển của thị trường quyền chọn Có rất nhiều ví dụ về quyền chọn trong cuộc sống hàng ngày. Các nhà sử học và khảo cổ học thậm chí còn phát hiện ra các hợp đồng quyền chọn sơ khai. Mặc dù các thoả thuận này có thể tương tự với các quyền chọn hiện đại, hệ thống thị trường quyền chọn hiện nay có nguồn gốc từ thế kỷ 19, khi quyền chọn mua và chọn bán được chào bán đối với cổ phiếu. Sau đó, trong những năm đầu của thập niên 1900, một nhóm các công ty gọi là Hiệp hội các Nhà môi giới và Kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán đã thành lập thị trường các quyền chọn. Nếu một người nào đó mua quyền chọn mua, một thành viên của hiệp hội này sẽ tìm một người bán sẵn sang muốn ký kết hợp đồng bán quyền chọn. Nếu công ty thành viên không thề tìm được người bán, tự công ty sẽ bán quyền chọn. Vì vậy một công ty thành viên có thể vừa là nhà môi giới - người mang người mua và người bán đến với nhau - hoặc nhà kinh doanh - người thật sự thực hiện vị thế giao dịch. Mặc dù thị trường quyền chọn phi tập trung (OTC)này có thể tồn tại, nó có rất nhiều khiếm khuyết. Thứ nhất, thị trường này không cung cấp cho người nắm giữ quyền chọn cơ hội bán quyền chọn cho một người khác trước khi quyền chọn đáo hạn. Các quyền chọn được thiết kế để được nắm giữ cho đến khi đáo hạn, và rồi chúng sẽ được thực hiện hoặc để cho hết hiệu lực. Vì vậy, hợp đồng quyền chọn có rất ít thậm chí là không có tính thanh khoản. Thứ hai, việc thực hiện hợp đồng của người bán chỉ được bảo đảm bởi công ty môi giới kiêm kinh doanh. Nếu người bán hoặc công ty thành viên của Hiệp hội các Nhà Môi giới và Kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán bị phá sản, người nắm giữ quyền chọn tuyệt đối không may mắn. Thứ ba, chi phí giao dịch tương đối cao, một phần là do hai vấn đề trên.
  • 6. 6 Năm 1973, đã có một thay đổi mang tính cách mạng trong thế giới quyền chọn. Sàn giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT), sàn giao dịch lâu đời nhất và lớn nhất về các hợp đồng giao sau hàng hoá, đã tổ chức một sàn giao dịch dành riêng cho giao dịch quyền chọn cổ phiếu. Sàn giao dịch này được đặt tên là Chicago Board Option Exchange (CBOE) và mở cửa giao dịch quyền chọn mua vào ngày 26/4/1973. Các hợp đồng quyền chọn bán đầu tiên được đưa vào giao dịch trong tháng 6/1977. CBOE đã tạo ra một thị trường trung tâm cho các hợp đồng quyền chọn. Bằng cách tiêu chuẩn hoá các kỳ hạn và điều kiện của hợp đồng quyền chọn, nó đã làm tăng tính thanh khoản của thị trường. Nói cách khác một nhà đầu tư đã mua hoặc bán một hợp đồng quyền chọn trước đó có thể quay trở lại thị trường trước khi hợp đồng đáo hạn và bán hoặc mua quyền chọn, và như vậy là đã bù trừ vị thế ban đầu. Tuy nhiên, quan trọng nhất, CBOE đã bổ sung một trung tâm thanh toán đảm bảo cho người mua rằng người bán sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng. Vì vậy, không giống như trên thị trường phi tập trung, người mua quyền chọn không còn phải lo lắng về rủi ro tín dụng của người bán. Điều này khiến quyền chọn ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với công chúng. Từ thời điểm đó, nhiều sàn giao dịch chứng khoán và gần như tất cả sàn giao dịch giao sau bắt đầu giao dịch quyền chọn. Được kích thích bởi nhu cầu của công chúng về quyền chọn, ngành kinh doanh này tăng trưởng mạnh mẽ cho đến khi thị trường chứng khoán sụp đổ nặng nề vào năm 1987. Bị tổn hại bởi cú sốc này, nhiều nhà đầu tư cá nhân đẫ sử dụng quyền chọn trước đây đã tránh xa thị trường này, và khối lượng giao dịch chỉ mới hồi phục ở mức năm 1987 trong thời gian gần đây. Mặc dù các giao dịch của các định chế trên sàn giao dịch quyền chọn vẫn tương đối mạnh sau vụ sụp đổ, một xu hướng đồng thời tồn tại đã buộc các sàn giao dịch phải đương đầu với mối đe doạ cạnh tranh mới: sự hồi sinh của các thị trường quyền chọn phi tập trung. Vào đầu thập niên 1980, nhiều công ty bắt đầu sử dụng hoán đổi tiền tệ và lãi suất để quản trị rủi ro. Do sự vận hành tốt của thị trường và ngay sau đó, các công ty bắt đầu tạo ra các dạng hợp đồng phi tập
  • 7. 7 trung khác, như hợp đồng kỳ hạn và như mong đợi, quyền chọn bắt đầu được sử dụng. Tuy nhiên vì định mức tối thiểu của mỗi giao dịch khá lớn và có rủi ro tín dụng, công chúng không thể tham gia vào thị trường phi tập trung mới hồi sinh này. Sự phát triển của thị trường tập trung của các định chế này đã gây áp lực nặng nề lên các sàn giao dịch quyền chọn. Vào đầu thập niên 1990, các sàn giao dịch cố gắng trở nên sáng tạo hơn để dành lại thị phần giao dịch của các định chế và kích thích mối quan tâm của công chúng với quyền chọn. Tuy nhiên các xu hướng này không có nghĩa là quyền chọn đang mất dần tính đại chúng; thật ra chúng phổ biến hơn bao giờ hết đối với các định chế tài chính và doanh nghiệp, nhưng mức tăng trưởng thì tập trung ở các thị trường phi tập trung. Hiện nay có một số lớn các thị trường quyền chọn phi tập trung được giao dịch chủ yếu bởi các nhà đầu tư tổ chức. Chicago không còn là trung tâm của ngành kinh doanh quyền chọn. Quy mô thị trường này là trên toàn thế giới. 1.2.2. Các loại quyền chọn 1.2.2.1. Quyền chọn cổ phiếu Quyền chọn đối với các cổ phiếu riêng lẻ đôi khi được gọi là quyền chọn cổ phiếu hay quyền chọn vốn cổ phần. Các quyền chọn này tồn tại đối với hàng ngàn cổ phiếu riêng lẻ, mặc dù khối lượng giao dịch có thể thấp đối với một số loại cổ phiếu nhất định. Ngoài ra, một số loại quyền chọn đối với hầu hết mọi cổ phiếu, như loại có thời gian đáo hạn dài và loại có khối lượng giao dịch thấp. Ở Mỹ, quyền chọn đối với nhiều loại cổ phiếu được giao dịch trên nhiều sàn giao dịch. 1.2.2.2. Quyền chọn chỉ số Một chỉ số chứng khoán là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị của một nhóm các cổ phiếu được chỉ định. Như trong bất kỳ chỉ số nào, nó là một chỉ tiêu tương đối, thể hiện giá trị tương đối so với giá trị trước đó. Đối với quyền chọn chỉ số, chúng ta hiểu mức yết giá là giá trị thị trường của cổ phiếu so với một mức giá trị cơ sở, được thiết lập từ nhiều năm trước, khi chỉ số được khởi tạo.
  • 8. 8 Quyền chọn đầu tiên với một chỉ số cổ phiếu được đưa ra đầu tiên trên CBOE năm 1983 và đã rất thành công. Từ thời điểm đó, một số lớn quyền chọn chỉ số đã được bổ sung và nhiều quyền chọn được giao dịch rất sôi động. Quyền chọn đối với chỉ số NASDAQ 100 là tiêu biểu của quyền chọn có giao dịch sôi động nhất trong toàn bộ quyền chọn ở Mỹ. 1.2.2.3. Quyền chọn tiền tệ Tỷ giá là giá mà một đối tượng có thể trao đổi một đồng tiền với một đồng tiền khác. Một đồng tiền có thể được xem là một tài sản, giống như cổ phiếu hoặc trái phiếu. Giống như giá cổ phiếu và trái phiếu, giá tiền tệ, tức là tỷ giá, rất biến động trên thị trường. Người ta có thể mua một đồng tiền và nắm giữ nó, trong suốt thời gian đó đồng tiền này sẽ được hưởng lãi suất theo lãi suất nước ngoài. Mức lãi có thể được xem giống như lãi trái phiếu hoặc cổ tức cổ phiếu. Vì nhiều công ty và nhà đầu tư nhạy cảm với rủi ro tỷ giá, quyền chọn tiền tệ, cũng như các công cụ phái sinh khác, được sử dụng rộng rãi. Một hợp đồng quyền chọn tiền tệ quy định cụ thể giá thực hiện, được thể hiện dưới dạng tỷ giá, ngày đáo hạn, định dạng tiền tệ cơ sở, quy mô hợp đồng, giá quyền chọn… Các quyền chọn tiền tệ được niêm yết trên sàn giao dịch Philadelphia Stock Exchange, mặc dù hoạt động giao dịch rất ít. Thị trường sôi động hơn chính là thị trường quyền chọn tiền tệ OTC. 1.2.2.4. Các dạng quyền chọn khác Các sàn giao dịch quyền chọn đã thử nghiệm nhiều loại quyền chọn khác nhau, bao gồm cả quyền chọn trái phiếu, mặc dù những quyền chọn này ít hấp dẫn công chúng. Tuy nhiên, quyền chọn trái phiếu và các quyền chọn có liên quan được gọi là quyền chọn lãi suất, lại rất phổ biến trên thị trường OTC. 1.2.2.5. Quyền chọn thực Quyền chọn thực không phải là quyền chọn đối với bất động sản, và tên gọi này cũng không phải có ý nói là các quyền chọn khác có phần nào đó không thực. Quyền chọn thực là các quyền chọn thường được thấy trong các quyết định đầu tư của công ty, các quyết định này thường được gọi là đầu tư thực.
  • 9. 9 Các quyền chọn thực có nhiều đặc tính của quyền chọn thông thường. Nhưng chúng cũng có nhiều điểm khác biệt. Các quyền chọn thực có các đặc quyền có giá trị rõ ràng, nhưng thưông thường thì ngày đáo hạn và giá thực hiện của chúng không mấy rõ ràng. Các quyền chọn thực thường dựa trên tài sản cơ sở rất mập mờ và không được giao dịch trên thị trường có tính thanh khoản hay thậm chí không thể giao dịch. 1.2.3. Thị trường quyền chọn vàng ở Việt Nam Trên thị trường tài chính và tiền tệ thế giới, các sản phẩm Options (ngoại hối, vàng, hàng hóa…) là một công cụ đã xuất hiện từ lâu nhằm bảo hiểm rủi ro thị trường nhưng tại Việt Nam các sản phẩm này tương đối mới. Trong khi các sản phẩm quyền chọn ngoại hối chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu muốn bảo hiểm lợi nhuận, thì sản phẩm Gold Options (gọi tắt là Quyền chọn vàng) sẽ có tác dụng hữu ích cho mọi thành phần dân cư và kinh tế. Quan tâm đến quyền chọn vàng nhiều nhất hiện nay là những người trong giới buôn bán nhà đất, những người cần vàng trong tương lai. “Họ muốn bảo hiểm tỷ giá, nhằm tạo sự an tâm là đến khi mua vàng trả tiền nhà, họ có vàng để trả và không bị ảnh hưởng nếu giá vàng tăng cao”. Bởi lẽ, tại Việt Nam vàng vẫn đang được coi là đơn vị tính toán để mua bán bất động sản. Sử dụng sản phẩm quyền chọn vàng người mua bất động sản có thể đảm bảo khả năng chi trả và tránh thua lỗ trước những biến động tăng của giá vàng mà vẫn có lợi khi giá vàng xuống, còn người bán thì một mặt luôn đảm bảo lợi nhuận khi giá vàng xuống, mặt khác sẽ có lãi nhiều hơn khi giá vàng tăng. Trong điều kiện nhu cầu nhà ở của người dân đang ngày càng tăng, đồng thời giá vàng liên tục có những biến động mạnh và khó dự báo như hiện nay, sản phẩm quyền chọn vàng chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu của nhiều người và các thành phần kinh tế có giao dịch vàng trong kinh doanh.
  • 10. 10 Thời điểm hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chỉ cho phép cá nhân và tổ chức mua quyền chọn mua (call Options) hoặc mua quyền chọn bán (put Options). Tuy nhiên, khách hàng có thể bán lại hợp đồng Options đã mua trước đó với ngân hàng. Nếu thực sự có nhu cầu mua quyền chọn vàng, khách hàng cần trực tiếp đến ngân hàng để được thông báo phí và các điều kiện khác chính xác bằng văn bản trước khi ký hợp đồng. Mức phí được tính toán dựa trên nhiều tham số: giá giao ngay tại thời điểm giao dịch, giá thực hiện hợp đồng Options, thời hạn hợp đồng, chênh lệch lãi suất của vàng và VNĐ, độ biến động của giá vàng… Hiện nay có 3 ngân hàng cung cấp sản phẩm Quyền chọn vàng là ACB, Sacombank và Eximbank. Quy mô giao dịch tối thiểu là 100 lượng (với ACB), 800 lượng (với Sacombank). Được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng ACB bắt đầu cung cấp sản phẩm quyền chọn vàng cho khách hàng giao dịch chính thức kể từ ngày 15-12-2004. Quy mô giao dịch của một hợp đồng Options giữa ACB với khách hàng tối thiểu là 100 lượng vàng, tối đa là 5.000 lượng vàng đối với cá nhân và 10.000 lượng đối với các tổ chức. Thời hạn giao dịch của mỗi hợp đồng quyền chọn vàng giữa ACB với khách hàng tối thiểu 2 tuần, tối đa là 3 tháng. Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể yêu cầu thực hiện hợp đồng có giao nhận vàng thực tế hoặc không muốn giao nhận vàng thực tế. Ngân hàng sẽ thực hiện chi trả khoản tiền chênh lệch giá dựa trên giá vàng do ACB niêm yết hai chiều (gồm giá mua và giá bán) tại thời điểm đáo hạn hợp đồng để bù trừ giao dịch vàng cho khách hàng. Khách hàng có thể yêu cầu bán lại hợp đồng Options trước hạn. Khi đó ngân hàng sẽ tính toán mức trả phí cho khách hàng. Đây là một loại hình dịch vụ ngân hàng mới ở nước ta. Sản phẩm quyền chọn vàng sẽ giúp khách hàng có thêm một công cụ tài chính hữu hiệu để quản lý tài sản của mình một cách linh hoạt và hiệu quả. Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép triển khai dịch vụ này, ngân hàng ACB đã giao dịch
  • 11. 11 với khách hàng về quyền chọn vàng với khối lượng 20 tấn vàng chỉ trong 6 tháng qua. Tuy nhiên, các chuyên gia ngân hàng cũng khuyên rằng, nếu khách hàng thực sự có khoản thanh toán tương lai bằng vàng nhưng trên thị trường giá vàng không ổn định thì không nên chọn nghiệp vụ "Quyền chọn vàng". Mặc dù với phương thức này khách hàng có quyền mua hoặc bán một số lượng vàng với mức giá thực hiện được ấn định trước cho một thời hạn cụ thể trong tương lai khi đã trả phí cho ngân hàng ngay khi ký hợp đồng. Đồng thời khách hàng cũng có quyền thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng nhưng ở thời điểm này "Quyền chọn vàng" không phát huy hiệu quả. Khách hàng muốn thực hiện phương thức này phải giao dịch vàng tối thiểu 800 lượng và mức phí phải trả rất cao. Vì khi bán nghiệp vụ này ngân hàng trong nước phải mua đối ứng lại với ngân hàng nước ngoài, và điều kiện của ngân hàng nước ngoài phải có 800 lượng vàng trở lên và mức phí được tính theo giá vàng thế giới. Tại thời điểm này phí "Quyền chọn vàng" đang được cho là rất cao 1 tháng là 2,5%/doanh số tức gần 30%/năm. 1.2.4. Các bộ phận cấu thành nên giá quyền chọn 1.2.4.1. Giá trị nội tại của quyền Giá trị nội tại của một quyền chọn là giá trị mà người nắm giữ quyền chọn sẽ nhận được bằng cách thực hiện quyền ngay lập tức. Đối với một quyền chọn mua, nếu giá trị thực hiện quyền thấp hơn giá của tài sản cơ sở, quyền chọn mua đó được coi là lãi. Một quyền chọn có mức giá thực thi ngang bằng với giá hiện hành của tài sản cơ sở được coi là hoà vốn, nếu còn thấp hơn giá hiện hành của tài sản cơ sở thì bị coi là lỗ. Trong cả hai trường hợp quyền chọn mang lại khoản lỗ và hòa vốn đều có giá trị nội tại bằng không bởi vì người thực hiện quyền không thu được lãi. Đối với quyền chọn bán thì ngược lại, người thực hiện quyền sẽ có lãi nếu giá thực hiện quyền cao hơn giá hiện hành của tài sản cơ sở và sẽ bị lỗ nếu giá thực hiện quyền thấp hơn thị trường của tài sản cơ sở.
  • 12. 12 1.2.4.2. Giá trị thời gian của quyền Giá trị thời gian của một quyền chọn là khoản chênh lệch giữa giá của quyền so với giá trị nội tại. Thời gian cho đến khi đáo hạn của quyền càng dài thì giá trị thời gian của quyền càng lớn, bởi vì người mua quyền chọn hy vọng rằng vào một thời điểm nào đó trước khi hết hiệu lực, những thay đổi về giá của tài sản cơ sở trên thị trường sẽ làm tăng giá trị của các quyền chọn, do đó họ sẵn sàng trả một khoản tiền chênh lệch trên giá trị nội tại. 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá của quyền chọn 1.2.5.1. Giá thị trường của tài sản cơ sở Đối với một quyền chọn mua, giá thị trường của tài sản cơ sở và giá của quyền chọn mua tăng (giảm) cùng chiều. Đối với một quyền chọn bán thì ngược lại, đó là mối quan hệ tăng giảm ngược chiều. 1.2.5.2. Giá thực hịên Loại bỏ tác động của các yếu tố khác, mức giá thực hiện quyền càng cao thì giá của một quyền chọn mua càng thấp. Đối với một quyền chọn bán thì ngược lại: mức giá thực hiện càng cao thì giá của quyền chọn bán càng cao. 1.2.5.3. Thời gian cho đến khi đáo hạn Đối với các quyền lựa chọn kiểu Mỹ (cả quyền chọn mua và chọn bán), thời gian đáo hạn càng dài thì giá của quyền càng cao, vì giá của tài sản cơ sở có khả năng biến động để cho quyền chọn trở thành có lãi và đem lại lợi nhuận cho người sở hữu. Đối với các quyền chọn kiểu Châu Âu, ảnh hưởng của thời gian cho đến khi đáo hạn phụ thuộc vào việc quyền chọn là quyền chọn mua hay quyền chọn bán. 1.2.5.4. Lãi suất ngắn hạn phi rủi ro trong suốt thời hạn tồn tại của quyền Cố định tất cả các yếu tố khác, giá của một quyền chọn mua của một trái phiếu sẽ tăng khi lãi suất ngắn hạn phi rủi ro tăng. Đối với một quyền chọn bán của trái phiếu thì ngược lại: một sự gia tăng mức lãi suất ngắn hạn phi rủi ro sẽ làm giảm giá của một quyền chọn bán.
  • 13. 13 1.2.5.5. Lãi suất Coupon Đối với các quyền chọn trái phiếu, các quyền chọn mua của các trái phiếu coupon sẽ bị định giá thấp hơn so với các quyền chọn mua của các trái phiếu không có coupon. Ngược lại các coupon có xu hướng làm tăng giá của các quyền chọn bán 2.1.3.6. Mứcdao động dự đoán của các mức lãi suất trong suốt thời hạn của quyền Quan hệ giữa mức dao động dự đoán của mức lãi suất trong suốt thời gian của quyền và giá của quyền là mối quan hệ tỷ lệ thuận bởi vì mức dao động dự đoán càng cao, xác suất giá của tài sản cơ sở sẽ dịch chuyển theo hướng có lợi cho người mua tài sản cơ sở sẽ càng cao. 1.2.6. Vai trò của thị trường các sản phẩm phái sinh 1.2.6.1. Quản trị rủi ro Vì giá của sản phẩm phái sinh có quan hệ chặt chẻ với giá của tài sản cơ sở trên thị trường giao ngay, các sản phẩm phái sinh có thể được sử dụng để làm giảm hay tăng rủi ro của việc sở hữu tài sản giao ngay. Ví dụ, mua một tài sản giao ngay và bán một hợp đồng giao sau hay một quyền chọn mua sẽ làm giảm rủi ro của nhà đầu tư. Nếu giá hàng hoá giảm xuống, giá của quyền chọn cũng sẽ giảm. Khi đó nhà đầu tư có thể mua lại hợp đồng với giá thấp hơn, do đó nhận được một khoản lợi nhuận ít nhất có thể bù đắp phần nào mức lỗ từ tài sản cơ sở. Dạng giao dịch này gọi là phòng ngừa rủi ro. Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển rủi ro cho những người sẳn sàng chấp nhận nó, đó là các nhà đầu cơ. Vì thị trường này là rất hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Vì vậy, các nhà đầu tư sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính. Điều này sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho nền kinh tế, vì nó tạo điều kiện cho nhiều công ty có khả năng huy động vốn trên thị trường hơn và giữ cho chi phí sử dụng vốn càng thấp càng tốt.
  • 14. 14 Ngược lại với phòng ngừa rủi ro là đầu cơ. Trừ khi người phòng ngừa rủi ro tìm được một người phòng ngừa rủi ro khác có nhu cầu đối lập hoàn toàn với mình, rủi ro của người phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ bởi các nhà đầu cơ. Thay vì giao dịch cổ phiếu hoặc trái phiếu cơ sở, nhà đầu tư có thể giao dịch sản phẩm phái sinh.Việc đầu cơ dễ dàng hơn bằng sản phẩm phái sinh lại tạo điều kiện cho việc phòng ngừa rủi ro ít tốn kém hơn. 1.2.6.2. Thông tin hiệu quả hình thành giá Các thị trường kỳ hạn và giao sau là nguồn thông tin rất quan trọng đối với giá cả. Đặc biệt, thị trường giao sau được xem như một công cụ chủ yếu để xác định giá giao ngay của tài sản. Vàng, dầu và hàng hoá giao dịch ở nhiều nơi khác nhau và ở các thời điểm khác nhau. Ứng với mỗi loại tài sản, có rất nhiều xếp hạng khác nhau về chùng loại và chất lượng. Vì vậy, có rất nhiều mức giá “giao ngay” có thể xảy ra của tài sản. Thị trường giao sau tổng hợp tất cả các thông tin vào một dạng thống nhất, phản ánh giá giao ngay của một tài sản riêng biệt, là cơ sở của hợp đồng giao sau. Giá của hợp đồng giao sau đáo hạn sớm nhất thường được xem là giá giao ngay. Giá hợp đồng giao sau và kỳ hạn cũng chứa những thong tin về những gì mà người ta mong đợi về giá giao ngay trong tương lai. Thị trương quyền chọn không cung cấp những dự báo về giá giao ngay trong tương lai một cách trực tiếp. Tuy nhiên, chúng cung cấp những thông tin quý giá về độ bất ổn, và cũng là rủi ro của tài sản giao ngay cơ sở. 1.2.6.3. Các lợi thế về hoạt động Các thị trường sản phẩm phái sinh cung cấp rất nhiều lợi thế về hoạt động. Thứ nhất chúng có chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc sử dụng giao dịch trên các thị trường này thay thế hoặc bổ sung cho các giao dịch trên thị trường giao ngay trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn. Thứ hai, thị trường các sản phẩm phái sinh, đặc biệt là sàn giao dịch giao sau và quyền chọn, có tính thanh khoản cao hơn so với thị trường giao ngay. Mặc dù thị trường giao ngay nói chung có tính thanh khoản rất cao đối với các
  • 15. 15 chứng khoán của các công ty lớn, chúng không thể hấp thụ được các giao dịch có giá trị lớn mà không gây ra biến động giá đáng kể. Tính thanh khoản cao hơn một phần là do mức vốn yêu cầu để tham gia vào thị trường sản phẩm phái sinh là thấp hơn. Tỷ suất sinh lợi và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn, nhưng vì cần ít vốn hơn nên các thị trường này có thể hấp thu nhiều giao dịch hơn. Thứ ba, các thị trường sản phẩm phái sinh cho phép các nhà đầu tư bán khống dễ dàng hơn. Thị trường chứng khoán áp đặt nhiều giới hạn được thiết kế để hạn chế hoặc không khuyến khích việc bán khống, nhưng những giới hạn này thì không được áp dụng cho giao dịch sản phẩm phái sinh. 1.2.6.4. Thị trường hiệu quả Các thị trương giao ngay có thể vẫn hiệu quả ngay cả khi không có thị trường sản phẩm phái sinh. Tuy nhiên một số cơ hội kinh doanh chênh lệch lãi suất có thể đem lại lợi nhuận vẫn tồn tại, ngay cả trong thị trường thường xuyên hiệu quả. Sự tồn tại của những cơ hội này có nghĩa là giá của một số tài sản tạm thời vi phạm các quy luật. Các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận vượt hơn mức hợp lý của thị trường ứng với mức rủi ro cho trước. Việc giao dịch dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn trên các thị trường này tạo điều kiện cho giao dịch kinh doanh chênh lệch giá và những điều chỉnh nhanh chóng về giá sẽ loại trừ ngay lập tức những cơ hội lợi nhuận này.
  • 16. 16 CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN 2.1. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN Định giá quyền chọn dựa trên 2 nguyên lý cơ bản - Nguyên lý không có cơ lợi - Lập danh mục phòng hộ hoàn hảo 2.1.1. Nguyên tắc định giá quyền chọn mua 2.1.1.1. Giá trị thấp nhất của quyền chọn mua Một quyền chọn mua là một công cụ với nghĩa vụ pháp lý giới hạn. Nếu người mua quyền chọn thấy rằng thực hiện quyền chọn là có lợi, quyền chọn sẽ được thực hiện. Nếu thực hiện quyền chọn sẽ làm giảm sự giàu có của người sở hữu quyền chọn, người mua sẽ không thực hiện. Quyền chọn không thể có giá trị âm, vì người mua không bị bắt buộc phải thực hiện quyền chọn. Vì vậy: C(S0,T,X) 0 Đối với quyền chọn kiểu Mỹ, kết luận quyền chọn mua có giá trị thấp nhất là 0 bị lấn át bởi kết luận: ),0(),,( 00 XSMaxXTSCa  Hình 2.1: Giá trị thấp nhất của quyền chọn mua kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ
  • 17. 17 Trong hình 2.1, giá quyền chọn nằm trong vùng màu sậm Giá trị thấp nhất của một quyền chọn được gọi là giá trị nội tại, hay còn gọi là giá trị cân bằng, hoặc giá trị thực hiện. Giá trị nội tại là giá trị mà người mua quyền chọn mua nhận được khi thực hiện quyền chọn và là giá trị mà người bán quyền chọn mua từ bỏ khi quyền chọn được thực hiện. Khái niệm giá trị nội tại chỉ áp dụng đối với quyền chọn mua kiểu Mỹ, vì quyền chọn mua kiểu Châu Âu chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn. Giá quyền chọn mua kiểu Mỹ thường lớn hơn giá trị nội tại của nó. Chênh lệch giữa giá quyền chọn và giá trị nội tại được gọi là giá trị thời gian hay giá trị đầu cơ của quyền chọn mua, được định nghĩa là Ca(S0,T,X) – Max(0,S0 - X). Giá trị thời gian phản ánh những gì mà nhà kinh doanh sẵn sàng chi trả cho sự không Max(0,X-S0) Giá cổ phiếu (S0) Giáquyềnchọnmua (b) Quyền chọn kiểu Mỹ 0 X 0 Giá cổ phiếu (S0) Giáquyềnchọnmua (a) Giá quyền chọn kiểu Châu Âu
  • 18. 18 chắc chắn của tài sản cơ sở. Giá trị thời gian tăng cùng chiều với thời gian tính cho đến khi đáo hạn. 2.1.1.2. Giá trị tối đa của quyền chọn mua Quyền chọn mua có giá trị tối đa: C(S0,T,X) S0 Quyền chọn mua là một kênh mà nhà đầu tư có thể mua tài sản cơ sở. Điều mà người ta mong muốn đạt được nhiều nhất từ quyền chọn mua là giá trị của tài sản cơ sở trừ đi giá thực hiện. Ngay cả khi giá thực hiện là 0, không ai có thể trả nhiều tiền để mua quyền chọn mua hơn là để mua tài sản cơ sở. Tuy nhiên, có một quyền chọn mua đáng giá bằng với giá tài sản cơ sở là quyền chọn mua có kỳ hạn vĩnh viễn. Hình 2.2: Giá trị tối thiểu và tối đa của quyền chọn mua kiểu Châu Âu và Mỹ (a) Quyền chọn kiểu Châu Âu Giá cổ phiếu (S0) 0 S0 Giáquyềnchọnmua
  • 19. 19 2.1.1.3. Giá trị của quyền chọn mua khi đáo hạn Giá trị của quyền chọn mua lúc đáo hạn được thể hiện như sau: C(S0,T,X) = Max(0,ST - X) Vì quyền chọn đã đến thời điểm đáo hạn, giá quyền chọn không còn chứa đựng giá trị thời gian. Triển vọng tăng lên trong tương lai của giá tài sản cơ sở không còn liên quan đến giá của quyền chọn đang đáo hạn, tức là đơn giản chỉ còn lại giá trị nội tại. Khi đáo hạn quyền chọn kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu là các công cụ giống nhau. Vì vậy, quy tắc này đúng cho cả hai loại quyền chọn. Hình 2.3: Giá trị của quyền chọn mua tại thời điểm đáo hạn Giá cổ phiếu (S0) 0 S0 Max(0,S0-X) X Giáquyềnchọnmua (b) Quyền chọn kiểu Mỹ
  • 20. 20 2.1.1.4. Tác động của thời gian đến khi đáo hạn Xét hai quyền chọn kiểu Mỹ chỉ khác nhau thời gian cho đến khi đáo hạn. Một quyền chọn có thời gian đến khi đáo hạn là T1 và có giá Ca(S0,T1,X) và quyền chọn còn lại có thời gian đến khi đáo hạn là T2 và giá là Ca(S0,T2,X), Giả định T2>T1 và hôm nay là ngày đáo hạn của quyền chọn có thời hạn ngắn hơn. Giá tài sản cơ sở là 1TS . Giá quyền chọn đang đáo hạn là Max(0, )1 XST  . Quyền chọn thứ hai có thời gian đến khi đáo hạn là T2 – T1. Giá trị tối thiểu của nó là Max(0, )1 XST  . Vì vậy, khi quyền chọn có thời hạn ngắn hơn đáo hạn, giá trị của nó là giá trị thấp nhất của quyền chọn có thời hạn dài hơn. Vì vậy: Ca(S0,T2,X) Ca(S0,T1,X) Thông thường quyền chọn có thời gian đáo hạn dài hơn thì có giá trị lớn hơn, nhưng nếu nó không có giá trị thời gian khi quyền chọn ngắn hơn đáo hạn, hai quyền chọn sẽ không có cùng một giá. Điều này có thể xảy ra khi giá của cổ phiếu cơ sở rất cao hoặc rất thấp. Giá trị thời gian của một quyền chọn mua thay đổi theo thời gian đến khi đáo hạn và chênh lệch giữa giá cổ phiếu và giá thực hiện. Các nhà đầu tư chi trả cho giá trị thời gian của quyền chọn mua dựa trên độ bất ổn của giá tài sản cơ sở trong tương lai. C(ST,0,X) Max(0,S0-X) Giáquyềnchọnmua Giá cổ phiếu tại thời điểm đáo hạn (ST) X
  • 21. 21 Mối quan hệ giữa thời gian đến khi đáo hạn và giá quyền chọn cũng đúng với quyền chọn kiểu Châu Âu. Khi thời gian đáo hạn đến gần , đường cong biểu hiện giá quyền chọn mua sẽ tiến về đường giá trị nội tại. Hình 2.4: Đường cong biểu diễn giá của quyền chọn mua kiểu Mỹ 2.1.1.5. Tác động của giá thực hiện Tác động lên giá trị quyền chọn. Xét hai quyền chọn mua kiểu Châu Âu chỉ khác nhau giá thực hiện, giá thực hiện của hai quyền chọn lần lượt là X1và X2, X2>X1. Xét hai danh mục đầu tư, A và B. Danh mục đầu tư A bao gồm một vị thế mua quyền chọn mua với giá thực hiện là X1 và một vị thế bán quyền chọn mua với giá thực hiện là X2. Danh mục này được gọi là chênh lệch tiền tệ. Vì chúng ta chi ra Ce(S0,T,X1) và nhận về Ce(S0,T,X2), giá trị ban đầu của danh mục này là Ce(S0,T,X1) - Ce(S0,T,X2). Chúng ta vẫn chưa biết giá trị ban đầu âm hay dương, điều đó phụ thuộc vào giá quyền chọn nào cao hơn. Danh mục B chỉ gồm các trái phiếu phi rủi ro có mệnh giá X2 – X1. Các trái phiếu này được xem là các công cụ chiết khấu thuần tuý, như trái phiếu Chính phủ ngắn hạn, và đáo hạn khi quyền chọn đáo hạn. Vì vậy giá trị của danh mục này là hiện giá của mệnh giá của trái phiếu, hay đơn giản là (X2 – X1)(1+r)-T. Giáquyềnchọnmua Max(0,S0 – X) Giá cổ phiếu (S0) X Ca(S0,T,X ) 0
  • 22. 22 Đối với danh mục A, thứ nhất chúng ta cần xác định giá trị danh mục khi đáo hạn. Giá trị của bất kỳ danh mục nào sẽ là dòng tiền của nó hoặc khoản thanh toán khi quyền chọn đáo hạn, phụ thuộc vào giá tài sản cơ sở khi đáo hạn, ST. Giá tài sản cơ sở khi đáo hạn có 3 trường hợp: (1) ST<X1; (2) 21 XSX T  ; hay (3) TSXX  21 . Khi ST lớn hơn X1, quyền chọn mua có giá thực hiện là X1 sẽ có giá trị ST – X1. Nếu ST lớn hơn X2, quyền chọn mua có giá thực hiện X2 sẽ có giá trị ST – X2. Tuy nhiên chúng ta có vị thế bán đối với quyền chọn có giá trị thực hiện X2. Vì người mua nhận được khoản thanh toán ST – X2 khi quyền chọn đáo hạn cao giá, người bán phải thanh toán –ST + X2. Tính tổng khoản thanh toán của hai quyền chọn, ta thầy rằng danh mục A sẽ luôn tạo ra khoản giá trị không nhỏ hơn 0, và trong suốt một số trường hợp, lớn hơn 0. Vì vậy Ce(S0,T,X1)  Ce(S0,T,X2) Với quyền chọn mua kiểu Mỹ, quyền chọn mua ở vị thế mua không nhất thiết phải được thực hiện, do đó chúng ta chỉ cần quan tâm đến điều gì sẽ xảy ra nếu quyền chọn mua ở vị thế bán được thực hiện sớm. Giả định rằng giá cổ phiếu cơ sở trước khi đáo hạn là St và lớn hơn X2. Vì bất cứ lý do nào đó, quyền chọn được thực hiện. Điều này tạo ra một dòng tiền âm, -(St - X2). Nhà kinh doanh sau đó thực hiện quyền chọn mua ở vị thế mua, điều này tạo ra một dòng tiền dương St – X1. Tổng hai dòng tiền này là X2 – X1, có giá trị dương vì X2>X1. Vì vậy thực hiện quyền chọn sớm sẽ không tạo ra một dòng tiền âm. Vì vậy danh mục A sẽ không bao giờ tạo ra dòng tiền âm khi đáo hạn, ngay cả khi quyền chọn là Kiểu Mỹ. Vì vậy, kết quả của chúng ta đúng đối với cả quyền chọn mua kiểu Mỹ lẫn kiểu Châu Âu. Kết quả này cho thấy rằng giá của quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn không thể thấp hơn giá quyền chọn mua có giá thực hiện cao hơn. Tuy nhiên hai mức giá quyền chọn mua này có thể bằng nhau.
  • 23. 23 Giới hạn chênh lệch chi phí. So sánh kết quả của danh mục A với danh mục B, ta thấy rằng lợi nhuận của danh mục B không bao giờ thấp hơn danh mục A. Vì vậy các nhà đầu tư sẽ không bao giờ chi trả cho danh mục B thấp hơn danh mục A. Giá của danh mục A là Ce(S0,T,X1) – Ce(S0,T,X2), giá của quyền chọn được mua trừ đi giá của quyền chọn đã bán. Giá của danh mục B là (X2 – X1)(1+r)-T hiện giá của mệnh giá trái phiếu. Vì vậy (X2 – X1)(1+r)-T  Ce(S0,T,X1) – Ce(S0,T,X2) (X2 – X1)  Ce(S0,T,X1) – Ce(S0,T,X2) Điều này có nghĩa là lợi thế của việc mua một quyền chọn với giá thực hiện thấp hơn so với một quyền chọn có giá thực hiện cao hơn sẽ không cao hơn chênh lệch giá thực hiện. Đối với quyền chọn mua kiểu Mỹ, quyền chọn mua có giá thực hiện thấp hơn có giá trị ít nhất cũng bằng với quyền chọn mua có giá thực hiện cao hơn. Tuy nhiên kết luận rằng chênh lệch giá thực hiện không đúng đối với quyền chọn mua kiểu Mỹ. Nếu cả hai quyền chọn mua đều được thực hiện ở thời điểm t trước khi đáo hạn, và khoản thanh toán X2 – X1 được đầu tư vào trái phiếu phi rủi ro, lợi nhuận của danh mục A sẽ là (X2 – X1)(1+r)(T-t) Giá trị này sẽ lớn giá trị của danh mục B là X2 – X1. Vì vậy danh mục B sẽ không luôn luôn có hiệu quả lơn hơn hoặc bằng danh mục A. Tuy nhiên, nếu các trái phiếu trong danh mục B có mệnh giá là (X2 – X1)(1+r)T, và vì vậy có hiện giá là X2 – X1, danh mục B sẽ luôn hiệu quả hơn danh mục A. Trong trường hợp đó, giá trị hiện tại của danh mục A không thể vượt hơn giá trị hiện tại của danh mục B. Do đó, chúng ta có thể kết luận đối với quyền chọn kiểu Mỹ: (X2 – X1)  Ca(S0,T,X1) – Ca(S0,T,X2) 2.1.1.6. Giới hạn dưới của quyền chọn mua kiểu Châu Âu Chúng ta biết rằng đối với quyền chọn mua kiểu Mỹ Ca(S0,T,X) Max(0,S0 – X)
  • 24. 24 Vì ở đây yêu cầu thực hiện ngay là có thể được, chúng ta không thể kết luận tương tự như vậy đối với quyền chọn mua kiểu Châu Âu. Tuy nhiên, chúng ta có thể xây dựng một giới hạn dưới cho quyền chọn mua kiểu Châu Âu, giới hạn này sẽ cao hơn giá trị nội tại của một quyền chọn mua kiểu Mỹ. Một lần nữa xem xét hai danh mục đầu tư A và B. Danh mục A gồm một cổ phiếu đang được định giá là S0, còn danh mục B gồm một quyền chọn mua kiểu Châu Âu có giá Ce(S0,T,X) và trái phiếu phi rủi ro có mệnh giá X, và vì vậy có hiện giá là X(1+r)-T. Giá trị hiện tại của danh mục B là Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T Thu nhập khi đáo hạn của danh mục A và B Danh mục Giá trị hiện tại XST  ST >X A S0 ST ST B Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T X (ST – X) +X = ST Thu nhập từ danh mục B luôn ít nhất là bằng với thu nhập của danh mục A và đôi khi còn lớn hơn. Các nhà đầu tư sẽ nhận thấy điều này và định giá danh mục B tối thiểu cũng bằng với danh mục a, có nghĩa là: Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T  S0  Ce(S0,T,X)  S0 - X(1+r)-T Nếu S0 - X(1+r)-T là âm, chúng ta xem giá trị thấp nhất của quyền chọn mua là 0. Kết hợp các kết quả này cho ta một giới hạn dưới: Ce(S0,T,X)  Max(0, S0 - X(1+r)-T) Nếu giá quyền chọn mua thấp hơn giá cổ phiếu cơ sở trừ đi hiện giá của giá thực hiện, chúng ta có thể xây dựng một danh mục kinh doanh chênh lệch giá. Chúng ta mua quyền chọn mua và trái phiếu phi rủi ro và bán khống tài sản cơ sở. Danh mục này có dòng tiền ban đầu dương vì giá quyền chọn cộng với giá trái phiếu thấp hơn giá cổ phiếu. Khi đáo hạn, thu nhập của danh mục là X – ST nếu C > ST và bằng 0 nếu ngược lại. Danh mục có dòng tiền dương ngay bây giờ và có dòng tiền hoặc bằng không hoặc dương khi đáo hạn.
  • 25. 25 Hình 2.5: Đường cong biểu diễn giá của quyền chọn mua kiểu Châu Âu Hình 2.5 thể hiện kết quả của quyền mua kiểu Châu Âu. Đường cong là giá quyền chọn mua, nằm trên đường giới hạn dưới. Khi thời gian đáo hạn đến gần, thời gian đến khi đáo hạn giảm đến mức mà đường giới hạn dưới di chuyển sang bên phải. Giá trị thời gian cũng giảm xuống đối với quyền chọn và di chuyển theo đường giới hạn dưới, tất cả đều dần về giá trị nội tại, Max(0,S0 – X), khi đáo hạn. Quyền chọn mua kiểu Mỹ so với kiểu Châu Âu Ca(S0,T,X)  Ce(S0,T,X) 2.1.2. Nguyên tắc định giá quyền chọn bán 2.1.2.1. Giá trị nhỏ nhất của quyền chọn bán Một quyền chọn bán là một quyền chọn cho phép bán một cổ phiếu. Một người sở hữu quyền chọn bán không bị bắt buộc phải thực hiện quyền chọn và sẽ không làm vậy nếu việc thực hiện làm giảm giá trị tài sản. Vì vậy một quyền chọn bán không bao giờ có giá trị âm: P(S0,T,X)  0 Một quyền chọn bán kiểu Mỹ có thể thực hiện sớm. Vì vậy Pa(S0,T,X)  Max(0,X - S0) Giá trị Max(0,X - S0) được gọi là giá trị nội tại của quyền chọn bán. Chênh lệch giữa giá quyền chọn bán và giá trị nội tại là giá trị thời gian hay giá trị đầu cơ. Giá trị thời gian được định nghĩa là Pa(S0,T,X) - Max(0,X - S0). Giá trị thời Ce(S0,T,X) Max(0,S0 – X) XX(1+r)-T Giá cổ phiếu (S0) Max(0,S0 – X(1+r)-T) Giáquyềnchọnmua 0
  • 26. 26 gian phản ánh những gì mà một nhà đầu tư sẵn sàng trả cho sự không chắc chắn của kết quả cuối cùng. Hình 2.6: Giá trị tối thiểu của quyền chọn bán kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ Trong hình 2.6, giá quyền chọn bán kiểu Châu Âu nằm trong khu vực được tô màu sậm trong đồ thị a. Giá quyền chọn bán kiểu Mỹ nằm trong khu vực được tô màu sậm trong đồ thị b. Đặc điểm về giá trị nội tại, Max(0,X - S0) không đúng cho quyền chọn bán kiểu Châu Âu vì quyền chọn phải có thể được thực hiện đối với nhà đầu tư thực hiện các giao dịch kinh doanh chênh lệch lãi suất. 2.1.2.2. Giá trị lớn nhất của quyền chọn bán Khi đáo hạn, thu nhập từ một quyền chọn bán kiểu Châu Âu là Max(0,X - ST). Hiện giá của giá thực hiện là giá trị lớn nhất có thể đạt được của quyền chọn 0 Giá cổ phiếu (S0) (a) Giá quyền chọn kiểu Châu Âu Gi¸quyÒn chänb¸n X Gi¸quyÒn chänb¸n Giá cổ phiếu (S0) 0 Max(0,X -S0) (b) Giá quyền chọn kiểu Mỹ X
  • 27. 27 bán kiểu Châu Âu. Vì quyền chọn bán kiểu Mỹ có thể được thực hiện sớm vào bất cứ lúc nào, giá trị lớn nhất của nó là giá thực hiện Pe(S0,T,X) T rX   )1( Pa(S0,T,X)  X Hình 2.7: Giá trị tối thiểu và tối đa của quyền chọn bán kiểu Châu Âu và Mỹ 2.1.2.3. Giá trị của quyền chọn bán khi đáo hạn Vào ngày đáo hạn quyền chọn bán không còn giá trị thời gian. Quyền chọn bán kiểu Mỹ vì vậy cũng giống như quyền chọn bán kiểu Châu Âu. Giá trị của cả hai loại quyền chọn bán này phải bằng giá trị nội tại. Vì vậy 0 Giáquyềnchọnbán X (b) Quyền chọn kiểu Mỹ X Max(0,X-S0) Giá cổ phiếu (S0) Giá cổ phiếu (S0)0 Giáquyềnchọnbán X(1+r)-T (a) Quyền chọn kiểu Châu Âu
  • 28. 28 P(ST,T,X) = Max(0,X – ST) Nếu X>ST và giá quyền chọn bán thấp hơn X – ST, các nhà đầu tư có thể mua quyền chọn bán và cổ phiếu, rồi thực hiện quyền chọn bán ngay lập tức để kiếm lợi nhuận phi rủi ro. Nếu quyền chọn bán đáo hạn dưới giá (X<ST), nó không có giá trị. Hình 2.8: Giá trị quyền chọn bán tại thời điểm đáo hạn 2.1.2.4. Tác động của thời gian đến khi đáo hạn Xét hai quyền chọn bán kiểu Mỹ, một quyền có thời gian đáo hạn là T1 và quyền chọn còn lại có thời gian đến khi đáo hạn là T2, với T2>T1. Bây giờ giả định ngày hôm nay là ngày đáo hạn của quyền chọn bán có thời hạn đáo hạn ngắn hơn. Giá cổ phiếu là 1TS . Quyền chọn bán đang đáo hạn có giá trị Max(0,X - 1TS ). Quyền chọn bán khác, với thời gian còn lại đến khi đáo hạn là T2 – T1, có giá trị thấp nhất là Max(0,X - 1TS ). Vì vậy, vào thời điểm 0, chúng ta phải có: Pa(S0,T2,X)  Pa(S0,T1,X) Các nguyên tắc về giá trị thời gian của quyền chọn bán giống với các nguyên tắc về giá trị thời gian của quyền chọn mua. Giá trị thời gian lớn nhất khi giá cổ phiếu gần với giá thực hiện và nhỏ nhất khi giá cổ phiếu hoặc là rất cao hoặc là rất thấp so với giá thực hiện. Hình 2.9:Biểu diễn giá quyền chọn bán kiểu Mỹ X X 0 P(ST,0,X) Max(0,X– ST) Giá cổ phiếu tại thời điểm đáo hạn (ST) Gi¸quyÒnchän b¸n
  • 29. 29 Mối quan hệ giữa thời gian đến khi đáo hạn và quyền chọn bán sẽ phức tạp hơn trong trường hợp quyền chọn bán kiểu Châu Âu việc mua một quyền chọn bán giống như trì hoãn việc bán cổ phiếu với giá thực hiện X. Thời gian cho đến khi đáo hạn càng xa, người sở hữu quyền chọn bán phải chờ lâu hơn để bán cổ phiếu và nhận được X. Điều này có thể khiến quyền chọn bán kiểu Châu Âu có thời hạn dài hơn có giá trị thấp hơn quyền chọn ván có thời hạn ngắn hơn. Điều này không đúng đối với quyền chọn bán kiểu Mỹ, vì người sở hữu luôn luôn được thực hiện quyền chọn và nhận về X ngay hiện tại. Đối với quyền chọn bán kiểu Châu Âu, thời gian đến khi đáo hạn dài hơn vừa có lợi thế - giá trị thời gian lớn hơn – và bất lợi - phải đợi lâu hơn để nhận được khoản tiền bằng với giá thực hiện. Tuy nhiên hiệu ứng giá trị thời gian có xu hướng vượt trội hơn và trong hầu hết các trường hợp quyền chọn bán có thời hạn dài hơn sẽ có giá trị hơn so với quyền chọn bán có thời hạn ngắn hơn. 2.1.2.5. Tác động của giá thực hiện Tác động lên giá quyền chọn. Xét hai quyền chọn bán kiểu Châu Âu chỉ khác nhau giá thực hiện. Một quyền chọn bán có giá thực hiện là X1 và phí quyền chọn là Pe(S0,T,X1); quyền chọn còn lại có giá thực hiện là X2 và phí quyền chọn là Pe(S0,T,X2); X2>X1. Giáquyềnchọnbán X X Pa(S0,T,X) 0 Max(0,X -S0) Giá cổ phiếu (S0)
  • 30. 30 Xét hai danh mục A và B. Danh mục A gồm một vị thế mua đối với quyền chọn bán có giá Pe(S0,T,X2) và một vị thế bán đối với quyền chọn bán có giá trị Pe(S0, T, X1). Danh mục B gồm một vị thế trường đối với trái phiếu phi rủi ro có mệnh giá X2 – X1 và hiện giá là (X2 – X1)(1+r)-T Thu nhập khi đáo hạn của hai danh mục A và B Danh mục Giá trị hiện tại ST < X1 21 XSX T  TSXX  21 A -Pe(S0,T,X1) -X1 + ST 0 0 +Pe(S0,T,X2) X2 – ST X2 – ST 0 Tổng (A) X2 – X1>0 X2 – ST >0 0 B (X2 – X1)(1+r)-T X2 – X1>0 X2 – X1>0 X2 – X1>0 Đối vơi danh mục A, tất cả thu nhập đêu không âm. Vì danh mục này không thể làm cho người sở hữu phải có dòng chi ra, giá của quyền chọn được mua phải không nhỏ hơn giá của quyền chọn được bán đi; nghĩa là: Pe(S0,T,X2)  Pe(S0,T,X1) Đối với quyền chọn bán kiểu Mỹ, thì quyền chọn bán có giá thực hiện thấp hơn có thể được thực hiện sớm. Nếu giá cổ phiếu vào thời điểm t trước khi đáo hạn là St, với St<X1. Nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền chọn bán có giá thực hiện X1, sau đó thực hiện quyền chọn có giá thực hiện là X2. Dòng tiền từ hai giao dịch này là –(X1 – St) + (X2 – St) = X2 – X1, có giá trị dương. Việc thực hiện sớm sẽ không tạo ra dòng tiền âm. Vì vậy kết quả đúng cho cả quyền chọn bán kiểu Mỹ cũng như quyền chọn bán kiểu Châu Âu. Giới hạn đối với chênh lệch phí quyền chọn. So sánh thu nhập của danh mục A và danh mục B. Chúng ta thấy rằng thu nhập của danh mục B không bao giờ
  • 31. 31 thấp hơn danh mục A. Vì vậy không có nhà đầu tư nào trả nhiều hơn cho danh mục A so với danh mục B. Vậy (X2 – X1)(1+r)-T  Pe(S0,T,X2) S- Pe(S0,T,X1) Tuy nhiên kết quả không đúng với quyền chọn bán kiểu Mỹ. Nếu quyền chọn bán này là kiểu Mỹ và đều được thực hiện, nhà đầu tư sẽ nhận được X2 – X1. Khoản tiền này sẽ được đầu tư với trái phiếu phi rủi ro và sẽ thu được khoản lãi trong thời hạn còn lại của quyền chọn. Khi đáo hạn nhà đầu tư sẽ nhận được nhiều hơn X2 – X1, tức là thu nhập của danh mục B. Vì chênh lệch của các giá thực hiện lớn hơn hiện giá của chênh lệch giá thực hiện, chúng ta có thể kết luận đối với quyền chọn bán kiểu Châu Âu X2 – X1  Pe(S0, T, X2) - Pe(S0, T, X1) Kết quả này đúng đối với cả quyền chọn bán kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu. Thật vậy, nếu ta xem trái phiếu của danh mục B có mệnh giá là (X2 – X1)(1+r)-T và hiện giá là (X2 – X1). Nếu như thực hiện sớm quyền chọn tại thời điểm t, hầu hết những người sở hữu danh mục A sẽ nhận được khi đáo hạn là (X2 – X1)(1+r)T-t. Người sở hữu danh mục B sẽ thu được khoản tiền lớn hơn, (X2 – X1)(1+r)T. Điều này chứng tỏ danh mục A sẽ không bao giờ đem lại lợi nhuận cao hơn danh mục B khi đáo hạn. Do đó giá trị hiện tại của danh mục A, Pa(S0,T,X2) – Pa(S0,T,X1), không thể lớn hơn giá trị hiện tại của danh mục B, X2 – X1. Do đó X2 – X1  Pa(S0,T,X2) – Pa(S0,T,X1) 2.1.2.6. Giới hạn dưới của quyền chọn bán kiểu Châu Âu Chúng ta đã biết rằng giá trị nhỏ nhất của một quyền chọn bán kiểu Mỹ là Max(0,X – S0). Kết luận này không đúng đối với trường hợp quyền chọn bán kiểu Châu Âu, vì nó không thể được thực hiện sớm. Xét hai danh mục A và B. Danh mục A bao gồm một cổ phiếu. Danh mục B bao gồm một vị thế bán đối với một quyền chọn bán kiểu Châu Âu được định giá là Pe(S0,T,X) và một vị thế mua đối với một trái phiếu phi rủi ro có mệnh giá là X và giá hiện thời là X(1+r)-T.
  • 32. 32 Thu nhập khi đáo hạn của danh mục A và B Danh mục Giá trị hiện tại ST < X ST  X A S0 ST ST B X(1+r)-T- Pe(S0,T,X) X – (X – ST)= ST X Thu nhập danh mục A ít nhất cũng tốt như danh mục B. Vì vậy sẽ không có người nào sẵn sàng trả cao hơn cho danh mục B so với danh mục A. Hiện giá của danh mục A phải không thấp hơn hiện giá của danh mục B; tức là S0  X(1+r)-T- Pe(S0,T,X)  Pe(S0,T,X)  X(1+r)-T – S0 Nếu hiện giá của danh mục thực hiện thấp hơn giá cổ phiếu, giới hạn dưới này sẽ có giá trị âm. Vì chúng ta biết quyền chọn bán không thể có giá trị thấp hơn 0, chúng ta có thể viết Pe(S0,T,X)  Max(0,X(1+r)-T – S0) Hình 2.10:Đường biểu diễn giá quyền chọn bán kiểu Châu Âu Quyền chọn bán kiểu Mỹ và quyền chọn bán kiểu Châu Âu X X(1+r)-T 0 Giá cổ phiếu (S0) XX(1+r)-T Pe(S0,T,X) Giáquyềnchọnbán
  • 33. 33 Tất cả mọi điều có thể áp dụng đối với quyền chọn bán kiểu Châu Âu đều có thể áp dụng đối với quyền chọn bán kiểu Mỹ. Ngoài ra một quyền chọn bán kiểu Mỹ có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trước khi đáo hạn. Vì vậy giá quyền chọn bán kiểu Mỹ ít nhất phải bằng với giá quyền chọn bán kiểu Châu Âu; tức là Pa(S0,T,X)  Pe(S0,T,X) Ngang giá quyền chọn mua - Quyền chọn bán Đối với quyền chọn về cổ phiếu, giá quyền chọn mua và quyền chọn bán với cùng một cổ phiếu với cùng giá thực hiện và ngày đáo hạn có một mối quan hệ đặc biệt. Giá quyền chọn bán, quyền chọn mua, giá cổ phiếu, giá thực hiện, thời gian đến khi đáo hạn, và lãi suất phi rủi ro đều có liên hệ với nhau theo một công thức được gọi là ngang giá quyền chọn mua - quyền chọn bán. Có hai danh mục A và B. Danh mục A bao gồm một cổ phiếu và một quyền chọn bán kiểu Châu Âu. Danh mục này sẽ yêu cầu một khoản đầu tư ban đầu là S0 + Pe(S0,T,X). Danh mục B bao gồm một quyền chọn mua kiểu Châu Âu với cùng giá thực hiện và một trái phiếu chiết khấu phi rủi ro thuần tuý có mệnh giá là X. Danh mục này sẽ yêu cầu một khoản đầu tư ban đầu là Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T Thu nhập khi đáo hạn của danh mục A và B Thu nhập từ Giá trị hiện tại ST  X ST > X A Cổ phiếu Quyền chọn bán S0 Pe(S0,T,X) ST X – ST ST 0 Cộng X ST B Quyền chọn mua Trái phiếu Ce(S0,T,X) X(1+r)-T 0 X ST – X X Cộng X ST
  • 34. 34 Theo luật một giá thì giá trị hiện tại của hai danh mục này phải bằng nhau. Vì vậy S0 + Pe(S0,T,X) = Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T Kết quả này được gọi là ngang giá quyền chọn mua - quyền chọn bán. Hình 2.11:Mối liên hệ giữa quyền chọn mua, quyền chọn bán, tài sản cơ sở và trái phiếu phi rủi ro 2.2. CHIẾN LƯỢC PHÒNG NGỪA RỦI RO BẰNG QUYỀN CHỌN 2.2.1. Thuật ngữ và khái niệm C = Giá quyền chọn mua hiện tại P = Giá quyền chọn bán hiện tại S0 = Giá cổ phiếu hiện tại T = Thời gian đến khi đáo hạn X = Giá thực hiện ST = Giá cổ phiếu khi đáo hạn quyền chọn  = Lợi nhuận của chiến lược NC = Số quyền chọn mua NP = Số quyền chọn bán NS = Số cổ phiếu Phương trình lợi nhuận Quyền chọn mua Tài sản cơ sở Quyền chọn bán Trái phiếu phi rủi ro Ngang giá quyền chọn mua - quyền chọn bán
  • 35. 35 Một trong những đặc điểm nổi trội của NC, NP, NS là dấu của các số này chỉ ra vị thế là dài hạn hay ngắn hạn Nếu NC > (<) 0, nhà đầu tư đang mua (bán) quyền chọn mua. Nếu NP > (<) 0, nhà đầu tư đang mua (bán) quyền chọn bán. Nếu NS > (<) 0, nhà đầu tư đang mua (bán) cổ phiếu. Với quyền chọn mua được nắm giữ cho đến khi đáo hạn, chúng ta biết rằng quyền chọn mua sẽ có giá trị bằng giá trị nội tại khi đáo hạn. Vì vậy, lợi nhuận là:  CXSMaxN TC  ),0( Nếu nhà đầu tư là người mua một quyền chọn mua, NC = 1, có lợi nhuận là: CXSMax T  ),0( Nếu nhà đầu tư là người bán một quyền chọn mua, NC = - 1, lợi nhuận là: CXSMax T  ),0( Đối với quyền chọn bán, lợi nhuận biểu diễn như sau  PXSMaxN TP  ),0( Nếu nhà đầu tư là người mua một quyền chọn bán, NP = 1, lợi nhuận là: PXSMax T  ),0( Nếu nhà đầu tư là người bán một quyền chọn bán, NP = - 1, lợi nhuận là: PXSMax T  ),0( Đối với giao dịch chỉ bao gồm cổ phiếu, phương trình lợi nhuận chính là: )( 0SSN TS  Nếu nhà đầu tư là người mua một cổ phiếu, NS = 1, lợi nhuận là: 0SST  Nếu nhà đầu tư là người bán một cổ phiếu, NS = -1, lợi nhuận là: 0SST  Các thời gian nắm giữ khác nhau
  • 36. 36 Các trường hợp được mô tả trong phần trước là các chiến lược mà vị thế được nắm giữ cho đến khi quyền chọn đáo hạn. Vì quyền chọn không còn giá trị thời gian và được bán với giá trị nội tại, lợi nhuận rất dễ xác định. Tuy nhiên, không nhất thiết một nhà giao dịch quyền chọn phải nắm giữ vị thế cho đến khi đáo hạn. Thời gian sở hữu quyền chọn của nhà đầu tư có thể là bất kỳ khoảng thời gian nào mà ông ta muốn. Trong trường hợp vị thế được đóng trước khi quyền chọn đáo hạn, cần phải xác định quyền chọn sẽ được bán với giá nào. Giả sử có ba mốc thời gian T1, T2 và T. Chúng ta cho phép nhà đầu tư nắm giữ vị thế cho đến T1, T2 hoặc đến khi đáo hạn T. Thời gian sở hữu kể từ ngày hôm nay đến T1 là ngắn nhất. Nếu một nhà đầu tư đóng vị thế vào thời điểm T1, quyền chọn sẽ có thời gian còn lại đến khi đáo hạn là T – T1. Thời gian sở hữu kể từ ngày hôm nay đến T2 là khoảng thời gian trung bình. Nhà đầu tư đóng vị thế vào thời điểm này sẽ có thời gian còn lại đến khi đáo hạn là T – T2. Nếu nhà đầu tư giữ vị thế cho đến khi đáo hạn, thời gian còn lại là T – T =0. Vì vậy, lợi nhuận vị thế quyền chọn mua, nếu vị thế được đóng vào thời điểm T1 trước khi đáo hạn và khi giá cổ phiếu là 1TS , được biểu diễn như sau:  CXTTSCN TC  ),,( 11  Với C( 1TS , T - T1, X) là giá quyền chọn mua. Tương tự ta cũng tính được lợi nhuận khi vị thế đóng ở các thời điểm T2, T. Các giả định Có rất nhiều giả định quan trọng làm nền tảng cho việc phân tích chiến lược quyền chọn. Thứ nhất ta giả định cổ phiếu không trả cổ tức. Thứ hai ta giả định rằng không có thuế và chi phí giao dịch 2.2.2. Các giao dịch cổ phiếu Mua cồ phiếu Giao dịch đơn giản nhất là mua cổ phiếu. Phương trình lợi nhuận là: )( 0SSN TS  với NS > 0. Hình 2.12:Mua cổ phiếu
  • 37. 37 Bán khống cổ phiếu Bán khống cổ phiếu là hình ảnh tương phản của mua cổ phiếu. Phương trình lợi nhuận là: )( 0SSN TS  với NS < 0. Hình 2.13:Bán khống cổ phiếu 2.2.3. Giao dịch quyền chọn mua 2.2.3.1. Mua quyền chọn mua Lợi nhuận từ việc mua quyền chọn mua là Lợi nhuận Giá cổ phiếu vào cuối thời gian sở hữu 0 Lợi nhuận Giá cổ phiếu vào cuối thời gian sở hữu 0
  • 38. 38  CXSMaxN TC  ),0( với NC > 0. Xét trường hợp mà số quyền chọn mua được mua là 1 (NC = 1). Giả định rằng giá cổ phiếu khi đáo hạn nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện, lúc đó lợi nhuận của quyền chọn mua là – C (vì quyền chọn mua đáo hạn mà không được thực hiện). Người mua quyền chọn mua gánh chịu một khoản lỗ bằng với phí quyền chọn mua.
  • 39. 39 Hình 2.14:Mua quyền chọn mua Giả định rằng tại thời điểm đáo hạn giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện, lúc đó người mua quyền chọn mua sẽ thực hiện quyền chọn mua, mua cổ phiếu với giá X và bán nó với giá ST, sẽ có lợi nhuận ròng là ST – X – C. Các kết quả này được tổng kết như sau: CXST  nếu ST > X C nếu ST X Chúng ta có thể tính giá cổ phiếu hoà vốn khi đáo hạn đơn giản bằng cách cho lợi nhuận bằng 0 ứng với trường hợp giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện. Sau đó ta giải phương trình tìm giá cổ phiếu hoà vốn, * TS . * TS = X + C. Lựa chọn giá thực hiện. Thường thì có rất nhiều quyền chọn có cùng thời gian đáo hạn nhưng khác nhau giá thực hiện. Chúng ta nên mua quyền chọn nào? Không có một câu trả lời rõ ràng. Mua quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn có mức lỗ tối đa cao hơn nhưng lợi nhuận đạt được khi giá tăng cũng cao hơn. Lựa chọn mua quyền chọn nào là không dễ dàng và phụ thuộc vào việc người mua quyền chọn tự tin bao nhiêu về triển vọng của thị trường. Hình 2.15:Mua quyền chọn mua với giá thực hiện khác nhau Lợi nhuận Giá cổ phiếu khi đáo hạn (ST) 0 Lỗ tối đa Điểm hoà vốn
  • 40. 40 Lựa chọn thời gian sở hữu. Các chiến lược được nghiên cứu trước đây giả định rằng nhà đầu tư nắm giữ quyền chọn đến ngày đáo hạn. Một lựa chọn khác là người mua quyền chọn mua có thể bán quyền chọn trước khi đáo hạn. Giả sử ta nghiên cứu ba khoàng thời gian sở hữu khác nhau. Thời gian sở hữu ngắn nhất liên quan đến việc bán quyền chọn vào thời điểm T1. Thời gian sở hữu trung bình ứng với trường hợp bán quyền chọn ở thời điểm T2. Thời gian sở hữu lâu nhất là trường hợp quyền chọn được nắm giữ cho đến khi đáo hạn. Nếu quyền chọn được bán vào thời điểm T1, lợi nhuận bằng giá quyền chọn mua vào thời điểm bán trừ đi giá mua lúc đầu. Tương tự ta tính được ứng với các trường hợp thời gian sở hữu là T2, T. Ở đây ta có một kết luận, với giá cổ phiếu cho trước, quyền chọn mua được sở hữu càng lâu, giá trị thời gian mất đi càng nhiều và lợi nhuận càng thấp. Hình 2.16:Mua quyền chọn mua với thời giansở hữu khác nhau Lợi nhuận 0 Giá thực hiện cao tạo ra mức lợi nhuận thấphơn khi giá tăng nhưng lỗ ít hơn khi giá giảm Giá cổ phiếu khi đáo hạn
  • 41. 41 2.3.2.2. Bán quyền chọn mua Một nhà kinh doanh quyền chọn thực hiện bán một quyền chọn mua mà không đồng thời sở hữu cổ phiếu được gọi là bán một quyền chọn mua không được phòng ngừa. Nếu bán quyền chọn mua không được phòng ngừa kết hợp với các chiến lược khác như mua cổ phiếu hay một quyền chọn khác, để tạo thành một chiến lược với rủi ro rất thấp. Lợi nhuận của người mua và người bán là các hình ảnh tương phàn của nhau. Lợi nhuận của người bán là:  CXSMaxN TC  ),0( với NC < 0 Giả định với một quyền chọn mua, NC = -1. Khi đó lợi nhuận là: C nếu XST  CXST  nếu ST >X Hình 2.17:Bán quyền chọn mua Lợi nhuận 0 T1 T2 T Giá cổ phiếu khi đáo hạn
  • 42. 42 Bán quyền chọn mua là một chiến lược kinh doanh giá xuống và mang lại lợi nhuận có giới hạn chính là phí quyền chọn, nhưng mức lỗ thì vô hạn. Lựa chọn giá thực hiện. So sánh chiến lược bán quyền chọn mua ở các mức giá thực hiện khác nhau ta thấy bánquyền chọnmua với mức giá thực hiện thấp hơn có mức lợi nhuận tối đa cao hơn nhưng mức lỗ do giá tăng cũng cao hơn. Hình 2.18:Bánquyềnchọnmua với giá thực hiệnkhác nhau Lựa chọn thời gian sở hữu. Với giá cổ phiếu cho trước, vị thế bán quyền chọn mua được duy trì càng lâu, giá trị thời gian càng mất dần và lợi nhuận càng lớn. Hình 2.19:Bán quyền chọn mua với thời gian sở hữu khác nhau Lợi nhuận Giá cổ phiếu khi đáo hạn (ST) 0 Lợi nhuận tối đa Lợi nhuận 0 Giá cổ phiếu khi đáo hạn Giá thực hiện cao làm cho lợi nhuận nhỏ hơn khi giá giảm nhưng lỗ ít hơn khi giá tăng
  • 43. 43 2.2.4. Giao dịch quyền chọn bán 2.2.4.1. Mua quyền chọn bán Mua quyền chọn bán là một chiến lược dành cho thị trường giá xuống. Mức lỗ tiềm năng được giới hạn trong phí quyền chọn được chi trả. Lợi nhuận cũng bị giới hạn nhưng vẫn có thể rất lớn. Lợi nhuận từ việc một quyền chọn bán được thực hiện là:  PXSMaxN TP  ),0( với NP > 0. Xét việc mua một quyền chọn bán duy nhất, NP = 1. Nếu giá cổ phiếu khi đáo hạn thấp hơn giá thực hiện, thì quyền chọn bán sẽ được thực hiện. Nếu giá cổ phiếu khi đáo hạn là lớn hơn hoặc bằng giá thực hiện, nếu quyền chọn bán được thực hiện thì sẽ bị lỗ một khoản đúng bằng chi phí mua quyền chọn P. Ta có phương trình lợi nhuận: PSX T  nếu ST < X P nếu XST  Hình 2.20:Mua quyền chọn bán Lợi nhuận T1 0 T T2 Giá cổ phiếu cuối thời gian sở hữu
  • 44. 44 Chúng ta có thể tính giá cổ phiếu hoà vốn khi đáo hạn đơn giản bằng cách cho lợi nhuận bằng 0 ứng với trường hợp giá cổ phiếu thấp hơn giá thực hiện. Sau đó ta giải phương trình tìm giá cổ phiếu hoà vốn, * TS . * TS = X - P. Lựa chọn giá thực hiện. So sánh lợi nhuận của quyền chọn bán ở các mức giá thực hiện khác nhau ta có một kết luận, mua một quyền chọn bán với giá thực hiện cao hơn có mức lỗ tối đa lớn hơn nhưng lợi nhuận do giá giảm cũng lớn hơn. Hình 2.21: Mua quyền chọn bán với giá thực hiện khác nhau Giá cổ phiếu khi đáo hạn (ST) Lỗ tối đa Điểm hoà vốn Lợinhuận 0
  • 45. 45 Lựa chọn thời gian sở hữu. Với mức giá cổ phiếu cho trước, một quyền chọn bán được sở hữu càng lâu, giá trị thời gian mất đi càng nhiều và lợi nhuận càng thấp. Đối với quyền chọn bán kiểu Châu Âu, tác động này ngược lại khi giá cổ phiếu khá thấp. Hình 2.22:Mua quyền chọn bán với thời gian sở hữu khác nhau 2.2.4.2. Bán quyền chọn bán Người bán quyền chọn bán có trách nhiệm mua cổ phiếu của người mua quyền chọn bán ở mức giá thực hiện. Người bán quyền chọn bán có lợi nhuận nếu giá cổ phiếu tăng và vì vậy quyền chọn bán không được thực hiện, trong Lợi nhuận Giá thực hiện thấp hơn làm cho lợi nhuận nhỏ hơn khi giá giảm nhưng lỗ ít hơn khi giá tăng Giá cổ phiếu khi đáo hạn 0 T 0 Lợi nhuận T2 Giá cổ phiếu cuối thời gian nắm giữ T1
  • 46. 46 trường hợp đó người bán sẽ giữ hoàn toàn khoản phí. Nếu giá cổ phiếu giảm đến mức quyền chọn bán được thực hiện, người bán quyền chọn bán bị buộc phải mua cổ phiếu với giá cao hơn giá thị trường của nó. Đối với quyền chọn bán kiểu Mỹ, điều này dĩ nhiên có thể diễn ra trước hoặc vào lúc đáo hạn. Bán quyền chọn bán là một chiến lược kinh doanh giá lên với mức lợi nhuận có giới hạn là phí quyền chọn và một mức lỗ tiềm năng lớn nhưng cũng có giới hạn. Phương trình lợi nhuận của người bán quyền chọn bán là:  PSXMaxN TP  ),0( với NP < 0. Xét trường hợp đơn giản của một quyền chọn bán duy nhất, NP = -1. Lợi nhuận của người bán là hình ảnh tương phản của lợi nhuận của người mua: PSX T  nếu ST < X P nếu ST  X Hình 2.23:Bán quyền chọn bán Lựa chọngiá thực hiện. Bánmộtquyềnchọnbánvớigiá thực hiện cao hơncó mức lợi nhuận tối đa lớn hơn nhưng mức lỗ tiềm năng cũng lớn hơn khi giá giảm. Hình 2.24:Bán quyền chọn bán với giá thực hiện khác nhau Lợi nhuận Giá cổ phiếu khi đáo hạn (ST) 0 Lợi nhuận tối đa Điểm hoà vốn
  • 47. 47 Lựa chọn thời gian sở hữu. Với giá cổ phiếu cho trước, vị thế bán quyền chọn bán được duy trì càng lâu, giá trị thời gian mất đi càng nhiều và lợi nhuận càng cao. Đối với quyền chọn bán kiểu Châu Âu, tác động này ngược lại khi giá cổ phiếu thấp. Hình 2.25: Bán quyền chọn bán với thời gian sở hữu khác nhau 2.2.5. Quyền chọn mua được phòng ngừa Chúng ta có thể tạo ra một danh mục phòng ngừa phi rủi ro bằng cách mua cổ phiếu và bán quyền chọn mua. Số quyền chọn mua được bán phải lớn hơn số cổ phiếu, và tỷ lệ phòng ngừa phải được duy trì trong suốt thời gian sở hữu. Một chiến lược đơn giản nhưng có độ rủi ro thấp là bán một quyền chọn mua ứng với mỗi cổ phiếu đang sở hữu. Mặc dù chiến lược này không phải là phi rủi ro, nó Lợi nhuận 0 Giá cổ phiếu khi đáo hạn Giá thực hiện cao hơn làm cho lợi nhuận cao hơn khi giá tăng và lỗ nhiều hơn khi giá giảm Giá cổ phiếu cuối thời gian sở hữu Lợi nhuận 0 T1 T2 T
  • 48. 48 đã làm giảm rủi ro của việc chỉ sở hữu cổ phiếu. Nó cũng là một trong số các chiến lược phổ biến nhất của các nhà kinh doanh quyền chọn chuyên nghiệp. Một nhà đầu tư thực hiện chiến lược này được gọi là bán một quyền chọn mua được phòng ngừa. Việc xác định lợi nhuận của chiến lược quyền chọn mua được phòng ngừa là khá đơn giản: chúng ta chỉ cần cộng hai phương trình lợi nhuận của hai chiến lược mua cổ phiếu và bán quyền chọn lại với nhau.  CXSMaxNSSN TCTS  ),0()( 0 với NS > 0, NC < 0 và NS = - NC. Điều kiện cuối cùng, NS = - NC, quy định cụ thể rằng số quyền chọn được bán phải bằng với số phiếu được mua. Xét trường hợp của một cổ phiếu và một quyền chọn, NS = 1, NC = - 1. Phương trình lợi nhuận là:  CXSMaxSS TT  ),0(0 Nếu tại thời điểm đáo hạn giá cổ phiếu thấp hơn giá thực hiện, quyền chọn mua không được thực hiện, do đó khoàn lỗ của cổ phiếu sẽ được giảm đi nhờ phí quyền chọn. Nếu giá cổ phiếu khi đáo hạn cao hơn giá thực hiện, quyền chọn sẽ được thực hiện và cổ phiếu sẽ được chuyển giao. Điều này sẽ làm giảm mức lợi nhuận của cổ phiếu. CSST  0 nếu ST  X CSXCXSSS TT  00 nếu ST > X Điều này có nghĩa là trong trường hợp giá cổ phiéu khi đáo hạn thấp hơn hoặc bằng giá thực hiện thì lợi nhuận tăng theo mỗi đơn vị mà giá cổ phiếu khi đáo hạn cao hơn giá mua cổ phiếu ban đầu. Trong trường hợp quyền chọn kết thúc ở trạng thái giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện thì lợi nhuận không bị ảnh hưởng bởi giá cổ phiếu khi đáo hạn. Giá cổ phiếu hoà vốn xảy ra khi lợi nhuận bằng 0 00 *  CSST  giá hoà vốn CSST  0 * Hình 2.26:Quyền chọn mua được phòng ngừa
  • 49. 49 Lựa chọn giá thực hiện. Bán một quyền chọn mua được phòng ngừa với mức giá thấp nhất là lựa chọn mang tính bảo thủ nhất, vì mức lỗ khi cổ phiếu giảm giá là thấp nhất; tuy nhiên mức tăng khi cổ phiếu tăng giá cũng thấp hơn. Bán một quyền chọn mua có phòng ngừa với mức giá thực hiện cao nhất là chiến lược mạo hiểm hơn, vì lợi nhuận tiềm năng khi giá cổ phiếu tăng là lớn hơn nhưng mức bảo vệ khi giá giảm thì thấp hơn. Bất chấp mức giá thực hiện được lựa chọn, bán một quyền chọn mua được phòng ngừa ít rủi ro hơn nhiều so với việc chỉ sở hữu cổ phiếu. Phí quyền chọn mua, bất kể là lớn hay nhỏ, làm giảm bớt mức lỗ của người sở hữu cổ phiếu khi thị trường xuống giá. Hình 2.27: Quyền chọn mua được phòng ngừa với các mức giá thực hiện khác nhau Lợi nhuận Giá cổ phiếu khi đáo hạn Điểm hoà vốn Lợi nhuận tối đa 0 Lợi nhuận Giá cổ phiếu khi đáo hạn 0
  • 50. 50 Lựa chọn thời gian sở hữu. Với giá cổ phiếu cho trước, quyền chọn mua được phòng ngừa duy trì càng lâu, giá trị thời gian mất đi càng nhiều và lợi nhuận càng lớn. Hình 2.28: Quyền chọn mua được phòng ngừa với các thời gian sở hữu khác nhau 2.2.6. Quyền chọn bán bảo vệ Người sở hữu cổ phiếu muốn được bảo vệ đối với việc giá cổ phiếu giảm có thể chọn cách bán một quyền chọn mua. Một cách để nhận được sự bảo vệ trước thị trường giá xuống và vẫn có thể chia phần lợi nhuận trong một thị trường giá lên là mua một quyền chọn bán bảo vệ. Nghĩa là nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu và một quyền chọn bán. Quyền chọn bán bảo vệ ấn định mức lỗ tối đa do giá giảm nhưng lại chịu một loại chi phí là lợi nhuận ít hơn khi giá tăng. Quyền chọn bán bảo vệ hoạt động như một hợp đồng bảo hiểm tài sản. Trong thị trường giá xuống, tổn thất của cổ phiếu sẽ phần nào được bù đắp bởi việc thực hiện quyền chọn. Phương trình lợi nhuận của quyền chọn bán bảo vệ được thiết lập bằng cách cộng hai phương trình lợi nhuận của chiến lược mua cổ phiếu và chiến lược mua quyền chọn bán. Từ đó chúng ta được: Lợi nhuận 0 Giá cổ phiếu cuối thời gian sở hữu T T2 T1
  • 51. 51  PSXMaxNSSN TPTS  ),0()( 0  với NS > 0, NP > 0, và NS = NP. Xét trường hợp có một cổ phiếu và một quyền chọn bán, NS = 1 và NP = 1. Ta có: PSST  0 nếu ST  X PSXPSXSS TT  00 nếu ST < X Giá cổ phiếu hoà vốn vào thời điểm đáo hạn xảy ra khi giá cổ phiếu khi đáo hạn lớn hơn giá thực hiện. Đặt mức lợi nhuận này bằng 0 và giải phương trình tìm giá cổ phiếu hoà vốn, * TS : 0 * 0 * 0 SPS PSS T T   Hình 2.29:Quyền chọn bán bảo vệ Lựa chọn giá thực hiện. Khoản tiền đền bù mà quyền chọn bán bảo vệ cung cấp bị ảnh hưởng bởi giá thực hiện được lựa chọn. Quyền chọn bán bảo vệ với giá thực hiện cao hơn tạo ra mức bảo vệ lớn hơn nhưng lợi nhuận do tăng giá thấp hơn. Hình 2.30: Quyền chọn bán bảo vệ với các mức giá thực hiện khác nhau Lợi nhuận Giá cổ phiếu khi đáo hạn Lỗ tối đa 0 Điểm hoà vốn
  • 52. 52 Lựa chọn thời gian sở hữu. Với giá cổ phiếu cho trước, quyền chọn bán được bảo vệ được sở hữu càng lâu, giá trị thời gian mất đi càng lớn và lợi nhuận đạt được càng thấp. Đối với quyền chọn bán kiểu Châu Âu, tác động này ngược lại khi giá cổ phiếu là thấp. Hình 2.31:Quyền chọn bán bảo vệ với thời giansở hữu khác nhau 2.3. MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN 2.3.1. Mô hình Nhị phân định giá quyền chọn 2.3.1.1. Mô hình Nhị Phân một thời kỳ Lợi nhuận 0 Giá cổ phiếu khi đáo hạn Giá thực hiện cao hơn tạo ra mức bảo vệ cao hơn khi giá giảm nhưng đổi lại lợi nhuận thấp hơn khi giá tăng Lợi nhuận 0 T1 T2 T Giá cổ phiếu vào cuối thời gian sở hữu
  • 53. 53 Một quyền chọn có một đời sống được quy định, thông thường được biểu diễn bằng số ngày. Giả sử đời sống của quyền chọn là một đơn vị thời gian. Khoảng thời gian này có thể dài ngắn tuỳ thuộc vào nhu cầu của quyền chọn. Nếu đời sống của quyền chọn là một thời kỳ duy nhất. Mô hình này được gọi là mô hình nhị phân một thời kỳ. Trong việc ứng dụng mô hình nhị phân vào một tài sản cơ sở, thì chúng ta thấy dãy các kết quả khả thi có thể lớn hơn hai trạng thái (tăng hoặc giảm của tài sản cơ sở) mà phân phối nhị phân có thể đáp ứng, tuy nhiên điều này cũng không làm mô hình bị mất giá trị. Tác dụng của nó là làm đơn giản hoá. Xét tài sản cơ sở là cổ phiếu, một quyền chọn mua cổ phiếu có giá trị S1, giá thực hiện là X và giá hiện tại là C Quyền chọn mua này còn giá trị một thời gian nữa thì hết hiệu lực. Ngày bắt đầu thời kỳ là hôm nay và được gọi là thời điểm 0. Ngày kết thúc thời kỳ gọi là thời điểm 1. Khi quyền chọn hết hiệu lực thì cổ phiếu có thể nhận một trong hai giá trị sau: Nó có thể tăng lên theo một tham số u hoặc giảm xuống theo một tham số d. Nếu nó tăng lên thì giá cổ phiếu sẽ là Su. Nếu giá cổ phiếu giảm xuống thì nó sẽ là Sd và giá trị của quyền chọn là giá trị nội tại của nó: Cu = Max(0,Su – X) hoặc Cd = Max(0,Sd – X); u>1, d<1. Sơ đồ cây nhị phân một thời kỳ (a) Đường đi của giá cổ phiếu Thời điểm 0 Thời điểm 1 Su S Sd (b) Đường đi của giá quyền chọn mua Thời điểm 0 Thời điểm 1 Cu
  • 54. 54 C Cd Giả định rằng sd nhỏ hơn X, Su lớn hơn X. Lãi suất phi rủi ro là lãi suất đạt được từ một khoản đầu tư không có rủi ro qua một thời kỳ bằng với đời sống còn lại của quyền chọn. Lãi suất phi rủi ro nằm trong khoảng giữa tỷ suất sinh lợi của trường hợp giá cổ phiếu tăng và tỷ suất sinh lợi của trường hợp giá cổ phiếu giảm. Do đó, d < 1+r < u2. Chúng ta giả định rằng tất cả các nhà đầu tư có thể đi vay và cho vay theo lãi suất phi rủi ro. Lập một danh mục gồm h cổ phiếu và một vị thế bán quyền chọn mua. Giá trị hiện tại của danh mục là giá trị của h cổ phiếu trừ đi giá trị của vị thế bán quyền chọn mua. Ký hiệu là V V = hS – C V là khoản tiền cần để xây dựng danh mục này. Tại ngày đáo hạn, giá trị của danh mục hoặc là Vu nếu giá cổ phiếu tăng hoặc là Vd nếu giá cổ phiếu giảm Vu = hSu – Cu Vd = hSd – Cd Với Vu, Vd là khoản tiền mà chúng ta thu được từ kết quả của danh mục khi quyền chọn đáo hạn. Nếu kết quả của danh mục là không đổi bất chấp giá cổ phiếu biến động như thế nào thì danh mục được gọi là phi rủi ro. Chúng ta có thể chọn một giá trị của h cho điều này xảy ra. h được gọi là tỷ số phòng ngừa. Ta chỉ cần đơn giản cho Vu = Vd, khi đó: hSu – Cu = hSd – Cd h = SdSu CC du   Vì chúng ta đã biết được giá trị của S, u và d nên chúng ta có thể xác định được Cu, Cd và h.
  • 55. 55 Một khoản đầu tư phi rủi ro sẽ thu được một tỷ suất sinh lợi bằng lãi suất phi rủi ro. Do đó, giá trị của danh mục vào thời điểm một thời kỳ sau sẽ bằng với giá trị hiện tại tính cho một thời kỳ theo lãi suất phi rủi ro. Nếu điều này không đúng thì giá trị danh mục có thể được định giá sai hoặc là hàm chứa trong đó một cớ hội arbitrage tiềm ẩn. Nếu giá trị ban đầu của danh mục tăng theo lãi suất phi rủi ro thì giá trị của nó tại ngày quyền chọn đáo hạn sẽ là (hS – C)(1 + r) Hai giá trị của danh mục tại ngày đáo hạn, Vu và Vd là bằng nhau, vì vậy chúng ta có thể chọn một trong hai. Chọn Vu và cho nó bằng với giá trị ban đầu của danh mục tính theo lãi suất phi rủi ro chúng ta được V(1 + r) = Vu (hS – C)(1 + r) = hSu – Cu Thế h bởi công thức ở trên vào công thức này để tìm C, chúng ta được công thức định giá quyền chọn C= r CppC du   1 )1( Với p được tính bởi p = du dr  1 p được gọi là xác suất dung hoà rủi ro. 2.3.1.2. Mô hình nhị phân hai thời kỳ Các giả định - Quá trình giá của tài sản cơ sở theo mô hình nhị phân - Không có chi phí giao dịch và thuế Trong trường hợp chỉ xem xét một thời kỳ, giá cổ phiếu hoặc là tăng hoặc là giảm. Do đó chỉ có hai khả năng về giá của cổ phiếu trong tương lai. Để làm tăng tính thực tế, chúng ta sẽ thêm vào một thời kỳ nữa. Điều này sẽ làm gia
  • 56. 56 tăng số lượng các kết cục tại ngày đáo hạn. Mô hình của chúng ta sẽ có ba thời điểm: ngày hôm nay là thời điểm 0, thời điểm 1 và thời điểm 2. Giả sử cuối thời kỳ đầu tiên, giá cổ phiếu tăng lên Su. Trong suốt thời kỳ thứ hai giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm, trong mỗi tình huống nó có thể kết thúc tại mức Su2 hoặc Sud. Nếu giá cổ phiếu giảm xuống Sd trong thời kỳ đầu tiên thì trong thời kỳ thứ hai nó có thể tiếp tục giảm nữa hoặc tăng trở lại, trong mọi trường hợp nó có thể kết thúc tại mức giá Sd2 hoặc Sdu. Các giá quyền chọn tại ngày đáo hạn là: 2 u C = Max(0,Su2 – X) Cud = Max(0,Sud – X) 2 d C = Max(0,Sd2 – X) Các mức giá có thể của quyền chọn mua vào thời điểm cuối kỳ đẩu tiên, Cu và Cd, lúc ban đầu không thể biết được nhưng có thể tìm thấy được Giả định rằng trong thời kỳ đầu tiên giá cổ phiếu tăng lên Su. Bởi vì chỉ còn lại một thời kỳ duy nhất với hai trường hợp kết quả có thể có cho nên mô hình nhị phân một thời kỳ vẫn thích hợp để tìm kiếm giá của quyền chọn, Cu. Nếu vào thời điểm kết thúc của thời kỳ đầu tiên giá cổ phiếu giảm xuống Sd, chúng ta lại gặp trường hợp một thời kỳ với hai kết quả có thể. Do đó chúng ta có thể sử dụng mô hình nhị phân một thời kỳ để tìm giá trị của quyền chọn, Cd. Cu = r CppC udu   1 )1(2 Và Cd = r CppC dud   1 )1( 2 Sơ đồ cây nhị phân hai thời kỳ (a) Đường đi của giá cổ phiếu Thời điểm 0 Thời điểm 1 Thời điểm 2 Su2
  • 57. 57 Su Sud S Sd Sd2 (b) Đường đi của quyền chọn mua Thời điểm 0 Thời điểm 1 Thời điểm 2 2 u C Cu Cud C Cd 2 d C Trong mô hình một thời kỳ, giá trị quyền chọn mua là một bình quân có trọng số của hai giá trị khả thi của quyền chọn vào cuối thời kỳ tới. Giá trị quyền chọn nếu giá cổ phiếu tăng trong thời kỳ tới được đặt trọng số là p, giá trị quyền chọn nếu giá cổ phiếu giảm trong thời kỳ tới được đặt trọng số là (1 – p). Để tính được giá quyền chọn mua vào thời điểm đầu kỳ, chúng ta chiết khấu bình quân có trọng số của hai mức giá khả thi trong tương lai của quyền chọn mua theo lãi suất phi rủi ro cho một thời kỳ. Do đó mô hình nhị phân một thời kỳ là một công thức tổng quát có thể sử dụng cho mô hình đa thời kỳ khi chỉ còn lại một thời kỳ.
  • 58. 58 C = 2 22 )1( )1()1(2 22 r CpCppCp dudu   2.3.1.3. Mô hình nhị phân n thời kỳ Mô hình nhị phân được mở rộng một cách dễ dàng cho bất kỳ một số lượng thời kỳ nào. Với n thời kỳ còn lại cho đến khi quyền chọn hết hiệu lực và không có cổ tức, giá quyền chọn mua kiểu Châu Âu được tính bởi công thức: C =   n n j jnjjnj r XdSuMaxpp jnj n )1( ,0)1( )!(! ! 0      Các thông số tăng giảm trong mô hình nhị phân có thể được điều chỉnh theo cách sau: u = nTnTr e /)/)(2/)1(ln( 2   d = nTnTr e /)/)(2/)1(ln( 2   Với xác suất dung hoà rủi ro p = nTnT nT ee enTe // / 2/)/( 2       2.3.2. Mô hình Black–Scholes định giá quyền chọn 2.3.2.1. Các giả định của mô hình - Giá của tài sản cơ sở biến động ngẫu nhiên và phát triển theo phân phối chuẩn - Lãi suất phi rủi ro và độ ổn định của tỷ suất sinh lời theo logarit của tài sản cơ sở không thay đổi trong suốt thời gian đáo hạn của quyền chọn - Không có thuế và chi phí giao dịch - Các quyền chọn là kiểu Châu Âu - Cổ phiếu không trả cổ tức 2.3.2.2. Mô hình Sit = Là giá của tài sản i tại thời điểm t i = Tỷ suất lợi nhuận hay tỷ lệ tăng trưởng của tài sản i
  • 59. 59 i = Độ bất ổn hay độ lệch chuẩn của tài sản i r = Là lãi suất phi rủi ro T = Ngày đáo hạn Nếu Rit = ln(Sit/Sit-1) - tỷ lệ tăng trưởng giữa hai thời kỳ - có phân phối chuẩn thì mức thay đổi của Si trong khoảng thời gian dt được biểu diễn như sau: dSi = i Sidt + i SidWi i=1,2,…, d Trong đó dWi có phân bố chuẩn với kỳ vọng bằng không và phương sai dt, (N(0,dt)); hay dWi là quá trình Wiener E(dWi, dWj) = dtij );,( jiij RRCov Xét một danh mục đầu tư: Bán 1 đơn vị quyền chọn mua C và thu được  tài sản S. Trong đó C = C(S, t) là giá quyền chọn mua Theo bổ đề Ito dt S C SdS S C dt t C dC 2 2 22 2 1           Mức thay đổi C gồm hai phần: Phần tất định chỉ phụ thuộc vào độ lớn của dt; phần ngẫu nhiên phụ thuộc vào dS.  = C(S, t) - S: Giá trị danh mục đầu tư đối với người mua (long position)  gồm hai thành phần: phần tất định và phần ngẫu nhiên. Phần ngẫu nhiên là rủi ro của danh mục đầu tư. d = dS S C dt S C S t C                     2 2 22 2 1  = i2 2 22 W 2 1 Sd S C dtS S C S C S t C                                Nếu như  = S C   thì yếu tố ngẫu nhiên sẽ không ảnh hưởng đến giá trị của cặp đầu tư, hay danh mục trở thành một danh mục đầu tư phi rủi ro. Khi thị trường hoạt động theo nguyên tắc không cơ lợi thì:
  • 60. 60 d = rdt = r dt S C SC          Theo công thức Black – Scholes: 0 2 1 2 2 22          rC S C rS S C S t C  Trong đó )(RVar . Với điều kiện ban đầu: C(S, 0) = Max(S – X, 0) Đặt tT  ta có thể viết lại phương trình trên dưới dạng:     C S C rSrC S C S      2 2 22 2 1  Lại đặt y = lnS ta có     C rC y C r y C             2 2 2 2 2 1 2 1  Bây giờ đặt C(y, ) = ),(  ye r ta có phương trình: y r y                     2 2 2 2 2 1 2 1 , (*) 0,  y Với điều kiện đầu là )0,max()0,( Xey y  Nghiệm cơ bản của phương trình (*) là:      dyy ),()0,(),(       d ry Xe                          2 22 2 ) 2 ( exp 2 1 )0,max(