SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 146
Baixar para ler offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TẬP BÀI GIẢNG

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Biên tập: Đặng Hoàng Vũ (Giảng viên Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường TP.HCM; Luật gia, Hội Luật gia Quận Bình Thạnh)
- Nội dung biên tập nhằm mục đích phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên;
- Nội dung biên tập có sử dụng nhiều tư liệu quý báu của đồng nghiệp và Internet;
- Nội dung mang tính tham khảo cho sinh viên và thay thế giáo áo môn học;
- Nội dung biên tập này không có giá trị chứng nhận bản quyền tác giả;
- Lưu hành nội bộ.

TP. HỒ CHÍ MINH, 2012

CHƯƠNG 1:
1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC
BÀI 1:
NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC
1. Các học thuyết tiêu biểu về nguồn gốc nhà nước:
1.1. Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà nước:
- Thuyết thần quyền: cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội,
thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm
của thượng đế;
- Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của
gia đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mở
rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình thức
tổ chức tự nhiên của xã hội loài người;
- Thuyết bạo lực: cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh
xâm lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc đối với thị tộc khác mà kết quả là
thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ chiến
bại;
- Thuyết tâm lý: cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người
nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ, …;
- Thuyết “khế ước xã hội”: cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một
khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên
không có nhà nước. Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhà nước
không giữ được vai trò của mình các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu
lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết khế ước mới.
1.2. Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin về nguồn gốc của nhà nước:
- Quan điểm về nguồn gốc Nhà nước của chủ nghĩa Mác-LêNin được thể hiện rõ
nét trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” của
Ăngghen. Đây là tác phẩm được phát triển từ tư tưởng “Quan niệm duy vật về lịch sử”
2
của Mác, tiếp thu và phát triển những thành tựu nghiên cứu “Xã hội cổ đại” của nhà bác
học Mỹ - Lewis H.Morgan (Móocgan).
- Chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng:
+ Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội
vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều
kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa;
+ Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất
định. Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Nhà
nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự phân chia xã hội thành
các giai cấp đối kháng.
2. Quá trình hình thành của Nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa MácLêNin:
2.1. Chế độ Cộng sản nguyên thuỷ, tổ chức thị tộc bộ lạc và quyền lực xã hội:
- Cơ sở kinh tế: Chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, không ai có tài sản riêng, không
có người giàu kẻ nghèo, không có sự chiến đoạt tài sản của người khác;
- Cơ sở xã hội: Trên cơ sở thị tộc, thị tộc là một tổ chức lao động và sản xuất, một
đơn vị kinh tế - xã hội. Thị tộc được tổ chức theo huyết thống. Xã hội chưa phân chia giai
cấp và không có đấu tranh giai cấp;
- Quyền lực xã hội: Quyền lực chưa tách ra khỏi xã hội mà vẫn gắn liền với xã hội,
hòa nhập với xã hội. Quyền lực đó do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả
cộng đồng;
- Tổ chức quản lý: Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, bao
gồm tất cả những người lớn tuổi không phân biệt nam hay nữ trong thị tộc. Quyết định
của Hội đồng thị tộc là sự thể hiện ý chí chung của cả thị tộc và có tính bắt buộc đối với
mọi thành viên. Hội đồng thị tộc bầu ra người đứng đầu như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự,
… để thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chung của thị tộc.
1.2. Sự tan rã của tổ chức thị tộc bộ lạc và sự xuất hiện Nhà nước:
- Sự chuyển biến kinh tế và xã hội:

3
+ Thay đổi từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Các công cụ lao động bằng
đồng, sắt thay thế cho công cụ bằng đá và được cải tiến. Con người phát triển hơn cả về
thể lực và trí lực, kinh nghiệm lao động đã được tích lũy;
+ Ba lần phân công lao động là những bước tiến lớn của xã hội, gia tăng sự tích tụ
tài sản và góp phần hình thành và phát triển chế độ tư hữu;
+ Sự xuất hiện gia đình và trở thành lực lượng đe dọa sự tồn tại của thị tộc. Chế độ
tư hữu được củng cố và phát triển;
+ Sự phân biệt kẻ giàu người nghèo và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gia tăng;
+ Sự tan rã của tổ chức thị tộc – bộ lạc: Những yếu tố mới xuất hiện đã làm đảo lộn
đời sống thị tộc, chế độ thị tộc đã tỏ ra bất lực;
+ Nền kinh tế mới làm phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc. Sự phân công lao
động và nguyên tắc phân phối bình quân sản phẩm của xã hội công xã nguyên thủy không
còn phù hợp;
+ Chế độ tư hữu, sự chênh lệch giữa giàu nghèo, sự mâu thuẫn giai cấp đã phá vỡ
chế độ sở hữu chung và bình đẳng của xã hội công xã nguyên thủy;
+ Xã hội cần có một tổ chức đủ sức giải quyết các nhu cầu chung của cộng đồng,
xã hội cần phát triển trong một trật tự nhất định.
- Xã hội cần có một tổ chức mới phù hợp với cơ sở kinh tế và xã hội mới;
- Sự xuất hiện nhà nước, nhà nước “không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp
đặt vào xã hội” mà là “một lực lượng nảy sinh từ xã hội”, một lực lượng “tựa hồ đứng
trên xã hội”, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong
một “trật tự”.
1.2. (Điểm qua) Sự ra đời của một số nhà nước điển hình:
- Nhà nước Aten: Là hình thức thuần túy nhất, nhà nước nảy sinh chủ yếu và trực
tiếp từ sự đối lập giai cấp và phát triển ngay trong nội bộ xã hội thị tộc. Từ cuộc cách
mạng Xô-lông (594TCN) và Klix-phe (509TCN) dẫn đến sự tan rã toàn bộ chế độ thị tộc,
hình thành Nhà nước vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên;
- Nhà nước Rôma: Hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, từ cuộc
đấu tranh bởi những người thường dân (Ple-bêi) chống lại giới quý tộc thị tộc La Mã (Pátri-sép);
4
- Nhà nước Giéc-manh: Hình thành khoảng giữa thế kỷ V sau công nguyên, từ việc
người Giéc-manh xâm chiếm vùng lãnh thổ rộng lớn của đế chế La Mã cổ đại. Do Nhà
nước hình thành không do sự đấu tranh giai cấp, xã hội Giéc-manh vẫn tồn tại chế độ thị
tộc, sự phân hóa giai cấp chỉ mới bắt đầu và còn mờ nhạt.
- Sự xuất hiện Nhà nước ở các quốc gia phương Đông:
+ Nhà nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập cổ đại, … được hình thành từ rất sớm,
hơn 3000 năm trước công nguyên;
+ Nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm đã trở thành yếu tố thúc đẩy và mang
tính đặc thù trong sự ra đời nhà nước của các quốc gia phương Đông;
+ Ở Việt Nam, từ sự hình thành phôi thai của Nhà nước cuối thời Hùng Vương –
Văn Lang đến Nhà nước sơ khai thời An Dương Vương – Âu Lạc năm 208 trước công
nguyên.

5
BÀI 2:
BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm bản chất nhà nước:
- “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể
điều hòa được” (Lênin toàn tập, Tập 33, NXB Tiến bộ 1976 trang 9);
- Bản chất của Nhà nước được thể hiện qua: Tính giai cấp và tính xã hội.
1.1. Tính giai cấp: là mặt cơ bản thể hiện tính chất của Nhà nước:
- Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thống trị tổ chức ra và
sử dụng để thực hiện sự thống trị đối với xã hội trên 3 lĩnh vực: kinh tế, chính trị và tư
tưởng;
+ Về kinh tế:
* Giai cấp cầm quyền xác lập quyền lực kinh tế bằng cách qui định quyền sở hữu
đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội và quyền thu thuế;
* Giai cấp thống trị có ưu thế về kinh tế so với các giai cấp khác trong xã hội;
* Các giai cấp tầng lớp khác phụ thuộc vào giai cấp thống trị về kinh tế.
+ Về chính trị: Giai cấp cầm quyền xây dựng bộ máy nhà nước và những công cụ
bạo lực vật chất như: quân đội, cảnh sát, tòa án, pháp luật (quyền lực chính trị). Nắm
được quyền lực chính trị, giai cấp cầm quyền tổ chức, điều hành xã hội theo một trật tự
phù hợp với lợi ích của giai cấp mình và buộc các giai cấp khác phục tùng ý chí của giai
cấp thống trị;
+ Về tư tưởng: Giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình và tuyên
truyền tư tưởng ấy trong đời sống xã hội nhằm tạo ra sự nhận thức thống nhất trong xã
hội, tạo ra sự phục tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã
hội đối với giai cấp thống trị.
1.2. Tính xã hội của Nhà nước:
Bên cạnh việc thực hiện các chức năng bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền. Nhà
nước còn phải giải quyết những công việc vì lợi ích chung của xã hội:
- Tổ chức sản xuất;
6
- Xây dựng hệ thống thủy lợi;
- Chống ô nhiễm, dịch bệnh;
- Bảo vệ trật tự công cộng.
Kết luận: Nhà nước là hình thức (phương thức) tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ
chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng quản lý xã hội để phục vụ lợi
ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động chung nảy sinh từ yêu
cầu của xã hội
2. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước (Để phân biệt nhà nước so với các tổ chức
chính trị – xã hội trong xã hội có giai cấp):
2.1. Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt:
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, quyền lực chưa tách khỏi xã hội mà gắn liền
với xã hội, hoà nhập với xã hội chưa có giai cấp nên chưa có nhà nước. Quyền lực đó do
toàn xã hội tổ chức ra, chưa mang tính giai cấp, phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng.
Khi xuất hiện Nhà nước, quyền lực công cộng đặc biệt được thiết lập. Chủ thể của
quyền lực này là giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị. Để thực hiện quyền lực này và
để quản lý xã hội, nhà nước có một lớp người đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý. Họ
tham gia vào cơ quan nhà nước và hình thành bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị và bảo
vệ lợi ích của giai cấp thống trị, bắt các giai cấp khác phải phục vụ theo ý chí của giai cấp
thống trị. Như vậy, quyền lực công cộng đặc biệt này đã tách khỏi xã hội, mang tính giai
cấp sâu sắc và chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị;
2.2. Nhà nước có lãnh thổ và phân chia dân cư theo lãnh thổ:
Lãnh thổ, dân cư là các yếu tố hình thành quốc gia. Quyền lực của Nhà nước được
thực hiện trên toàn bộ lãnh thổ, nhà nước thực hiện việc phân chia dân cư theo lãnh thổ
thành các đơn vị hành chính, không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp
hoặc giới tính, … Việc phân chia này đảm bảo cho hoạt động quản lý của nhà nước tập
trung, thống nhất. Người dân có mối quan hệ với Nhà nước bằng chế định quốc tịch, chế
định này xác lập sự phụ thuộc của công dân vào một nước nhất định và ngược lại nhà
nước phải có những nghĩa vụ nhất định đối với công dân của mình.
2.3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia:
Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của nhà nước về đối nội và độc lập về đối
ngoại. Tất cả mọi cá nhân, tổ chức sống trên lãnh thổ của nước sở tại đều phải tuân thủ
7
pháp luật của nhà nước. Nhà nước là người đại diện chính thức, đại diện về mặt pháp lý
cho toàn xã hội về đối nội và đối ngoại. Chủ quyền quốc gia thể hiện quyền độc lập tự
quyết của Nhà nước về những chính sách đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào lực
lượng bên ngoài, chủ quyền quốc gia là thuộc tính gắn với Nhà nước.
2.4. Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và quản lý xã
hội bằng pháp luật:
Với tư cách là đại diện chính thức cho toàn xã hội, là người thực thi quyền lực
công cộng, duy trì trật tự xã hội, nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp
luật và áp dụng pháp luật để quản lý xã hội. Pháp luật do nhà nước ban hành có tính bắt
buộc chung và được nhà nước đảm bảo thực hiện với các biện pháp tổ chức, cưỡng chế,
thuyết phục.
2.5. Nhà nước có quyền quy định và thực hiện việc thu các loại thuế:
Nhà nước đặt ra các loại thuế vì nhu cầu nuôi dưỡng bộ máy nhà nước – lớp người
đặc biệt tách ra khỏi lao động, sản xuất để thực hiện chức năng quản lý. Chỉ có nhà nước
mới được độc quyền quy định các loại thuế và thu thuế vì nhà nước là tổ chức duy nhất có
tư cách đại biểu chính thức của toàn xã hội để thực hiện sự quản lý xã hội.
3. Vai trò của Nhà nước:
Vai trò của nhà nước được thể hiện rõ nét trong các mối quan hệ sau:
3.1. Nhà nước và xã hội:
- Xã hội giữ vai trò quyết định, là tiền đề, cơ sở cho sự hình thành, tồn tại và phát
triển của nhà nước;
- Nhà nước tác động trở lại đối với xã hội theo các chiều hướng tích cực hoặc tiêu
cực.
3.2. Nhà nước với cơ sở kinh tế
- Cơ sở kinh tế quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà nước;
- Nhà nước có sự tác động trở lại đối với nền kinh tế.
3.3. Nhà nước trong hệ thống chính trị.
- Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị;
- Các thiết chế chính trị khác có vai trò nhất định đối với nhà nước.
8
3.4. Nhà nước với pháp luật.
- Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật;
- Nhà nước hoạt dộng trong khuôn khổ của pháp luật.
4. Bản chất của Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam:
Bản chất của Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Nhà nước của
dân, do dân và vì dân, được quy định tại Điều 2 – Hiến pháp 1992 “Nhà nước Cộng Hoà
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa của nhân dân
mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức”. Bản chất của Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được biểu hiện ở
những đặc trưng cơ bản sau:
4.1. Nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước:
Nhà nước của nhân dân, do nhân dân mà nòng cốt là liên minh công nông và tầng
lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ thể cao nhất có quyền
định đoạt quyền lực là nhân dân. Với tư cách là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước,
nhân dân thực hiện quyền lực dưới những hình thức khác nhau, trong đó hình thức cơ bản
nhất là nhân dân thông qua bầu cử để lập ra các cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện
vọng của mình;
4.2. Nhà nước là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc anh em
cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam:
Nhà nước ta là nhà nước nhiều dân tộc, là tổ chức quyền lực chính trị đại diện cho
ý chí và bảo vệ lợi ích của tất cả các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện
chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc. Tất cả các dân tộc đều có
quyền bầu người đại diện cho mình trong các cơ quan quyền lực nhà nước.
4.3. Nhà nước thể hiện tính xã hội rộng lớn:
Với quan điểm coi lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của toàn
dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc
giải quyết các vấn đề của toàn xã hội như: Việc làm, thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo,
chăm sóc sức khoẻ nhân dân, … Nhà nước coi việc giải quyết các vấn đề xã hội là một
trong những phương hướng hoạt động cơ bản của Nhà nước.
4.4. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
9
Mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức kinh tế, … đều phải đặt trong khuôn khổ của pháp luật. Nhà nước đã và đang
xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và ngày càng hoàn thiện nhằm điều
chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội. Quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự
phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp.
4.5. Nhà nước thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị với các nước trên thế
giới:
Nhà nước ta thực hiện một cách nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế với phương châm “Việt Nam
sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trên thế giới”.
5. Hình thức Nhà nước
Hình thức nhà nước là cách tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước và phương pháp
thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước gồm 3 yếu tố:
5.1. Hình thức chính thể:
Hình thức chính thể là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của
nhà nước (ở trung ương) và xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan đó. Có hai loại
hình thức chính thể cơ bản:
5.1.1. Chính thể quân chủ:
Quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người
đứng đầu nhà nước và được chuyển giao theo nguyên tắc thừa kế thế tập. Chính thể quân
chủ có 2 dạng:
- Quân chủ tuyệt đối: người đứng đầu nhà nước có quyền lực vô hạn;
- Quân chủ hạn chế: người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối
cao và bên cạnh đó còn có cơ quan quyền lực khác (ngày nay còn được gọi là chế độ quân
chủ lập hiến); ví dụ: Vương quốc Thái Lan, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen...
5.1.2. Chính thể cộng hòa:
Quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời
gian xác định; ví dụ: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa liên bang Đức... Chính thể
cộng hoà có 2 dạng:
10
- Cộng hoà quý tộc: quyền bầu cử để thành lập ra cơ quan đại diện (quyền lực) nhà
nước chỉ được dành cho tầng lớp quý tộc;
- Cộng hoà dân chủ: quyền bầu cử được quy định về mặt hình thức pháp lý đối
với toàn thể nhân dân. Hiện nay, các nhà nước hiện đại chỉ tồn tại hình thức chính thể
Cộng hoà dân chủ với các biến dạng chủ yếu là: Cộng hoà Tổng thống (Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ…), Cộng hoà đại nghị (Cộng hòa Italia…), Cộng hoà hỗn hợp (Cộng hòa
Pháp…), Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
5.2. Hình thức cấu trúc nhà nước:
Hình thức cấu trúc nhà nước là sự phân chia nhà nước thành các đơn vị hành chính
lãnh thổ và xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan nhà nước trung ương với địa
phương. Có hai loại hình thức cấu trúc nhà nước phổ biến:
- Nhà nước đơn nhất: có chủ quyền duy nhất, công dân có một quốc tịch, có một
hệ thống cơ quan nhà nước và một hệ thống pháp luật thống nhất; ví dụ: Vương quốc
Thụy Điển, Cộng hòa Cuba…;
- Nhà nước liên bang (do nhiều nhà nước thành viên hợp thành): vừa có chủ
quyền của nhà nước liên bang, vừa có chủ quyền của các nhà nước thành viên, công dân
có hai quốc tịch, có hai hệ thống cơ quan nhà nước và hai hệ thống pháp luật; ví dụ: Cộng
hòa liên bang Nga, Liên bang Braxin…
5.3. Chế độ chính trị: là tổng thể các phương pháp mà các cơ quan nhà nước sử
dụng để thực hiện quyền lực nhà nước. Có hai phương pháp cơ bản:
- Phương pháp dân chủ: dân chủ thật sự và dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi và
dân chủ hạn chế, dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp…;
- Phương pháp phản dân chủ: thể hiện tính độc tài, đáng chú ý là khi những
phương pháp này phát triển đến cao độ sẽ trở thành những phương pháp tàn bạo, quân
phiệt và phát xít.

11
BÀI 3:
CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm:
Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước
nhằm thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của nó. Chức năng của nhà nước xuất phát từ bản
chất nhà nước.
2. Phân loại:
Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, người ta phân chia thành hai chức
năng sau:
- Chức năng đối nội: là những phương diện hoạt động của nhà nước trong phạm vi
nội bộ đất nước như đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quản lý kinh tế, bảo
vệ môi trường, phát triển văn hóa, trấn áp các phần tử chống đối chế độ, bảo vệ và phát
triển kinh tế, …;
- Chức năng đối ngoại: là những hoạt động của nhà nước trong quan hệ với các
quốc gia, dân tộc khác như thiết lập quan hệ ngoại giao, phòng thủ đất nước, hội nhập
kinh tế quốc tế, …
Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau, tác động và ảnh
hưởng lẫn nhau. Việc thực hiện tốt chức năng đối nội tạo ra những điều kiện thuận lợi cho
việc thực hiện tốt các chức năng đối ngoại và ngược lại.
3. Hình thức và phương pháp thực hiện chức năng:
Để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, Nhà nước sử dụng nhiều hình
thức, phương pháp hoạt động khác nhau:
- Hình thức: Có 3 hình thức hoạt động chính:
+ Xây dựng pháp luật;
+ Tổ chức thực hiện pháp luật;
+ Bảo vệ pháp luật.
- Phương pháp: Có 2 phương pháp hoạt động chính:
12
+ Giáo dục, thuyết phục;
+ Cưỡng chế.
Tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh, đặc thù của mỗi quốc gia mà nhà nước đó quyết
định sử dụng phương pháp nào nhiều hơn. Trong Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa thì lấy
phương pháp giáo dục, thuyết phục làm phương pháp chính.
4. Chức năng của Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa:
Cũng giống như các kiểu nhà nước nói chung, căn cứ vào phạm vi hoạt động của
nhà nước, có thể chia chức năng của Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa thành chức năng đối
nội và đối ngoại. Tuy nhiên, nội dung và tính chất của các chức năng này có những đặc
thù nhất định, thể hiện như sau:
4.1. Các chức năng đối nội gồm có:
- Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;
- Thực hiện và phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân, xây dựng nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa;
- Tổ chức và quản lý kinh tế;
- Tổ chức và quan lý văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ;
- Xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội;
- Bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
4.2. Các chức năng đối ngoại:
- Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đảm bảo khả năng quốc phòng, đánh thắng mọi
cuộc chiến tranh xâm lược;
- Cũng cố và tăng cường tình hữu nghị, hợp tác truyền thống với các nước xã hội
chủ nghĩa, các nước láng giềng; đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với tất cả
các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và cùng có
lợi;
- Ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng, phong trào tiến
bộ trên thế giới; chống chủ nghĩa đế quốc, chống chiến tranh, chống chạy đua vũ trang,
chống vũ khí tiêu diệt hàng loạt, chống phân biệt chủng tộc, … tích cực góp phần đấu
tranh vì một thế giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và phát triển.
13
BÀI 4:
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
A. KHÁI QUÁT VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. Khái niệm bộ máy nhà nước:
1.1. Định nghĩa bộ máy nhà nước:
Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động
theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; có vị trí, tính chất, chức
năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ và tác
động qua lại lẫn nhau, hợp thành một hệ thống thống nhất nhằm thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ chung của nhà nước.
1.2. Định nghĩa cơ quan nhà nước:
Cơ quan nhà nước là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước. Đó có thể là một
tập thể người (ví dụ: Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân…) hoặc
một người (ví dụ: Chủ tịch nước); được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp
luật; nhân danh nhà nước thực hiện một phần chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Cơ
quan nhà nước có các dấu hiệu chủ yếu sau đây:
- Cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động theo một trình tự, thủ tục nhất
định do pháp luật quy định;
- Cơ quan nhà nước có tính độc lập về cơ cấu tổ chức;
- Điều kiện vật chất đảm bảo sự tồn tại của cơ quan nhà nước do ngân sách nhà
nước cấp;
- Cán bộ, công chức nhà nước phải là công dân Việt Nam;
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nhiệm vụ, quyền hạn) mang tính quyền lực
nhà nước.
1.3. Phân loại cơ quan nhà nước

14
1.3.1. Căn cứ vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan
nhà nước: Bộ máy nhà nước có thể được chia thành bốn hệ thống cơ quan sau đây:
- Các cơ quan quyền lực nhà nước (hay còn gọi là các cơ quan dân cử) bao gồm
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp;
- Các cơ quan quản lý nhà nước (hay còn gọi là các cơ quan hành chính nhà nước
hoặc cơ quan chấp hành – điều hành) bao gồm Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và
các cơ quan chuyên môn trực thuộc;
- Các cơ quan xét xử bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh,
Tòa án nhân dân cấp huyện và các Tòa án quân sự;
- Các cơ quan kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và các Viện kiểm sát quân sự.
1.3.2. Căn cứ vào phạm vi thực hiện thẩm quyền theo lãnh thổ: Bộ máy nhà
nước có thể được chia thành hai loại cơ quan sau đây:
- Các cơ quan nhà nước ở trung ương bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính
phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ;
- Các cơ quan nhà nước ở địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân các cấp, các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân, Toà án nhân dân và
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
1.3.3. Căn cứ vào chế độ làm việc: Bộ máy nhà nước có thể được chia thành ba
loại cơ quan sau đây:
- Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể như Quốc hội, Hội đồng nhân
dân, Toà án nhân dân;
- Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng như Chủ tịch nước, Viện
kiểm sát nhân dân, các cơ quan chuyên môn trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân
các cấp.
- Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với chế độ thủ trưởng
như Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước:

15
2.1. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp:
2.1.1. Cơ sở hiến định: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp" (Điều 2 Hiến pháp 1992).
2.1.2. Nội dung của nguyên tắc:
- Quyền lực nhà nước là thống nhất vì quyền lực nhà nước bao giờ cũng thuộc về
giai cấp hoặc liên minh giai cấp cầm quyền trong xã hội có giai cấp. Bản chất của nhà
nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do đó, quyền lực nhà
nước phải tập trung thống nhất thì mới đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân.
- Trong chế độ nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước phải được phân công cho
các cơ quan nhà nước thực hiện, không thể có một cơ quan nhà nước nào thâu tóm trong
tay toàn bộ quyền lực nhà nước.
- Trong quá trình hoạt động, các cơ quan nhà nước phải phối hợp với nhau để
hướng đến việc thực hiện có hiệu quả các chức năng chung của bộ máy nhà nước.
2.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ:
2.2.1. Cơ sở hiến định: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan
khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ" (Điều 6
Hiến pháp 1992).
2.2.2. Nội dung của nguyên tắc:
- Các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước ở nước ta (Quốc hội, Hội đồng nhân
dân các cấp) đều do nhân dân trực tiếp bầu ra; các cơ quan nhà nước khác đều được thành
lập trên cơ sở của các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân;
- Quyết định của các cơ quan nhà nước ở trung ương có tính bắt buộc thực hiện đối
với các cơ quan nhà nước ở địa phương; quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên có tính
bắt buộc thực hiện đối với cơ quan nhà nước cấp dưới.
- Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể thì thiểu số phải phục tùng đa số;
cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng thì nhân viên phải phục tùng thủ
trưởng...
16
- Tuy nhiên, việc tập trung trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không
mang tính quan liêu mà phải mang tính dân chủ, đòi hỏi:
+ Các cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp trên trước khi ra
quyết định phải điều tra, khảo sát thực tế, phải tiếp thu các ý kiến, kiến nghị hợp lý của
địa phương, của cấp dưới và ý kiến, kiến nghị của nhân dân;
+ Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trước khi biểu quyết phải thảo
luận dân chủ...
2.3. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa:
2.3.1. Cơ sở hiến định: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa" (Điều 12 Hiến pháp 1992).
2.3.2. Nội dung của nguyên tắc:
- Tất cả các cơ quan nhà nước phải được Hiến pháp và pháp luật xác định rõ ràng
về cách thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phải thực hiện đầy
đủ các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật;
- Các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước khi thực thi công quyền phải nghiêm
chỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật, không được lạm quyền, lợi dụng quyền hạn và
càng không thể lộng quyền;
- Mọi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước nếu vi phạm
pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm minh bất kể họ là ai, giữ cương vị gì trong bộ máy nhà
nước.
2.4. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo:
2.4.1. Cơ sở hiến định: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp
công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (Điều 4 Hiến pháp 1992).
2.4.2. Nội dung của nguyên tắc:
- Đảng vạch ra cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách lớn làm cơ sở cho
chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong quản lý nhà nước; về tổ chức bộ máy
nhà nước và chính sách cán bộ...

17
- Đảng đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu những cán bộ có phẩm chất và năng lực để
đảm nhận những cương vị chủ chốt trong bộ máy nhà nước.
- Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác kiểm tra, giám sát.
- Đảng lãnh đạo nhà nước bằng phương pháp dân chủ, giáo dục, thuyết phục và
bằng vai trò tiên phong gương mẫu của Đảng viên là các cán bộ, công chức và các tổ chức
Đảng hoạt động trong các cơ quan nhà nước.
2.5. Nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc:
2.5.1. Cơ sở hiến định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực
hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi
kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân
tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.
Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số” (Điều 5 Hiến pháp 1992).
2.5.2. Nội dung của nguyên tắc:
- Trong các cơ quan dân cử như Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, các thành
phần dân tộc thiểu số phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng;
- Trong tổ chức bộ máy nhà nước, các tổ chức thích hợp được thành lập để đảm
bảo lợi ích dân tộc và tham gia quyết định các chính sách dân tộc như Hội đồng dân tộc
thuộc Quốc hội, Ủy ban Dân tộc thuộc Chính phủ, các Ban dân tộc thuộc Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh… Nhà nước thực hiện chính sách bồi dưỡng, đào tạo nguồn cán bộ, công
chức là người dân tộc thiểu số;
- Trong hoạt động của mình, Nhà nước thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã
hội đặc biệt đối với những địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống…
B. MỘT SỐ CƠ QUAN CHỦ YẾU TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. Quốc hội:
1.1. Vị trí, tính chất pháp lý:
Theo quy định tại Điều 83 Hiến pháp 1992 và Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội 2001,
“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao
18
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Quốc hội có hai tính chất pháp lý
sau:
- Tính đại biểu cao nhất của nhân dân được thể hiện:
+ Quốc hội do tập thể cử tri toàn quốc trực tiếp bầu ra;
+ Quốc hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri cả nước;
+ Quốc hội, thông qua các đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu
sự giám sát của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri;
biến ý chí, nguyện vọng chính đáng của cử tri thành những quyết sách của Quốc hội.
- Tính quyền lực nhà nước cao nhất được thể hiện thông qua chức năng và thẩm
quyền của Quốc hội được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
1.2. Chức năng của Quốc hội:
- Quốc hội có ba chức năng sau:
+ Chức năng lập hiến, lập pháp: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông
qua, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; thông qua, sửa đổi, bổ sung các đạo luật khác;
+ Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Quốc hội là cơ
quan duy nhất có thẩm quyền quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối
ngoại; nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước; xây dựng, củng cố
và phát triển bộ máy nhà nước;
+ Chức năng giám sát tối cao: Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền
giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
- Ba chức năng nói trên đã được cụ thể hóa thành 14 loại nhiệm vụ, quyền hạn của
Quốc hội được quy định tại Điều 84 Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Quốc hội năm
2001.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội:
1.3.1. Ủy ban thường vụ Quốc hội:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội
bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội.
- Thành phần của Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm:
+ Chủ tịch Quốc hội đồng thời là Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội;
19
+ Các Phó chủ tịch Quốc hội đồng thời là các Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ
Quốc hội;
+ Các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải hoạt động chuyên trách và
không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ.
1.3.2. Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là các cơ quan chuyên môn của
Quốc hội, được thành lập để giúp Quốc hội hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể;
- Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Quốc hội
bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội;
- Các Ủy ban của Quốc hội bao gồm hai loại: Ủy ban lâm thời và Ủy ban thường
trực. Thành phần của mỗi Ủy ban gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên
do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội.
1.4. Kỳ họp Quốc hội:
- Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội. Quốc
hội họp mỗi năm hai kỳ, được gọi là những kỳ họp thường lệ. Ngoài ra, Quốc hội có thể
họp bất thường;
- Tại kỳ họp, Quốc hội có quyền ban hành ba loại văn bản là Hiến pháp, luật và
nghị quyết.
2. Chủ tịch nước:
- Điều 101 Hiến pháp hiện hành đã khái quát hoá địa vị pháp lý của Chủ tịch nước:
“Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”.
- Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội theo sự giới
thiệu của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của
Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội;
- Về đối nội, Chủ tịch nước là người có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập
các chức vụ cao cấp trong bộ máy nhà nước cũng như đóng vai trò điều phối hoạt động
giữa các cơ quan nhà nước then chốt, …

20
- Về đối ngoại, Chủ tịch nước là đại diện cao nhất và chính thức của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các quan hệ quốc tế, chính thức hoá các quyết định
về đối ngoại của Nhà nước và là biểu tượng cho chủ quyền quốc gia, …
- Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chủ tịch nước được quyền ban hành
hai loại văn bản là lệnh và quyết định.
3. Chính phủ:
3.1. Vị trí, tính chất pháp lý:
Điều 109 Hiến pháp hiện hành quy định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của
Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam”. Chính phủ có hai tính chất sau đây:
- Cơ quan chấp hành của Quốc hội:
+ Chính phủ do Quốc hội thành lập. Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của
Quốc hội;
+ Chính phủ phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Quốc hội;
+ Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết do
Quốc hội ban hành.
- Cơ quan hành chính cao nhất của đất nước:
+ Chính phủ đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa
phương;
+ Chính phủ là lãnh đạo hoạt động quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội.
3.2. Chức năng của Chính phủ:
- Hoạt động quản lý nhà nước của Chính phủ là hoạt động chủ yếu, là chức năng
của Chính phủ. Chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ có hai đặc điểm:
+ Chính phủ quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội;
+ Hoạt động quản lý của Chính phủ có hiệu lực trên phạm vi cả nước.
- Chức năng nói trên được cụ thể hóa bằng điều 112 của Hiến pháp hiện hành (quy
định Chính phủ có 11 loại nhiệm vụ, quyền hạn) và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001.
Chính phủ có quyền ban hành nghị định.
21
3.3. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ:
3.3.1. Thành viên Chính phủ:
- Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của
Chủ tịch nước. Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội. Thủ tướng có quyền ban hành quyết
định;
- Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn về việc bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước ra
quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Các Phó Thủ tướng không nhất thiết phải là
đại biểu Quốc hội;
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội
phê chuẩn về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn
của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ được quyền ban hành thông tư.
3.3.2. Bộ và Cơ quan ngang bộ:
Bộ, Cơ quan ngang bộ là cơ quan chuyên môn của Chính phủ, thực hiện chức
năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước, quản
lý nhà nước đối với các dịch vụ công và là đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại
các doanh nghiệp. Ví dụ: Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và đào tạo, Ủy ban Thể dục thể
thao, Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ…
4. Hội đồng nhân dân các cấp:
4.1. Vị trí, tính chất pháp lý:
Theo quy định tại điều 119 Hiến pháp hiện hành, “Hội đồng nhân dân là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của
nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương
và cơ quan nhà nước cấp trên”. Xét về mặt tính chất, Hội đồng nhân dân có hai tính chất:
- Tính đại diện cho nhân dân địa phương thể hiện ở chỗ:
+ Hội đồng nhân dân là cơ quan duy nhất ở địa phương do cử tri ở địa phương trực
tiếp bầu ra;
+ Hội đồng nhân dân là đại diện tiêu biểu nhất cho tiếng nói và trí tuệ tập thể của
nhân dân địa phương.
22
- Tính quyền lực nhà nước ở địa phương thể hiện ở chỗ:
+ Hội đồng nhân dân là cơ quan được nhân dân trực tiếp giao quyền để thay mặt
nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương;
+ Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương;
+ Hội đồng nhân dân thể chế hóa ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương
thành những chủ trương, biện pháp có tính bắt buộc thi hành ở địa phương.
4.2. Chức năng của Hội đồng nhân dân:
- Hội đồng nhân dân có hai chức năng cơ bản sau đây:
Chức năng quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội ở địa phương trong phạm vi thẩm quyền;
+

+ Chức năng giám sát việc chấp hành pháp luật đối với các cơ quan nhà nước ở
địa phương.
- Các chức năng cơ bản của Hội đồng nhân dân được cụ thể hoá thành những
nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và được quy định trong Luật Tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
4.3. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân:
Theo Hiến pháp hiện hành, Hội đồng nhân dân được thành lập ở ba cấp: Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp huyện và Hội đồng nhân dân cấp xã. Hiện nay,
nhà nước ta đang thí điểm bỏ bớt Hội đồng nhân dân cấp huyện tại một số địa phương.
4.3.1. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân:
- Hội đồng nhân cấp tỉnh có từ 50 đến 85 đại biểu (Thành phố Hà Nội và các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có số dân trên ba triệu người được bầu không quá 95 đại
biểu).
- Hội đồng nhân dân cấp huyện có từ 30 đến 40 đại biểu.
- Hội đồng nhân dân cấp xã có từ 25 đến 35 đại biểu.
4.3.2. Các cơ quan của Hội đồng nhân dân:
- Thường trực Hội đồng nhân dân bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân và Ủy viên thường trực (riêng Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ bao gồm
Chủ tịch và Phó Chủ tịch hội đồng nhân dân) do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra trong
23
số các đại biểu Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan đảm bảo
việc tổ chức các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện còn thành lập các ban (cơ quan chuyên
môn của Hội đồng nhân dân), cụ thể như sau:
+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thành lập ba ban: Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân
sách và Ban văn hóa – xã hội. Những địa phương có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống có
thể thành lập thêm Ban dân tộc;
+ Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập hai ban: Ban pháp chế và Ban kinh tế –
xã hội.
4.4. Kỳ họp Hội đồng nhân dân:
- Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu nhất của Hội đồng nhân dân. Hội đồng
nhân dân họp mỗi năm hai kỳ, được gọi là những kỳ họp thường lệ. Ngoài ra, Hội đồng
nhân dân có thể họp bất thường.
- Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân có quyền ban hành nghị quyết.
5. Uỷ ban nhân dân các cấp:
5.1. Vị trí, tính chất pháp lý:
Theo quy định tại điều 123 Hiến pháp hiện hành, “Ủy ban nhân dân do Hội đồng
nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ
quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân”. Ủy ban nhân dân có hai
tính chất sau:
- Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp:
+ Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra;
+ Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm thi hành các nghị quyết của Hội đồng nhân
dân cùng cấp;
+ Ủy ban nhân dân phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân
dân cùng cấp.
- Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:
+ Kết quả bầu Ủy ban nhân dân phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực
tiếp phê chuẩn (đối với cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn);
24
+ Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp có quyền
điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp dưới trực tiếp;
+ Ủy ban nhân dân phải chấp hành các mệnh lệnh, báo cáo công tác và chịu trách
nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên, trước hết là các cơ quan hành chính nhà nước cấp
trên.
5.2.2. Chức năng của Ủy ban nhân dân:
- Hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân là hoạt động chủ yếu, là chức
năng của Ủy ban nhân dân. Chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân có hai
đặc điểm:
+ Ủy ban nhân dân quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội;
+ Hoạt động quản lý của Ủy ban nhân dân bị giới hạn bởi đơn vị hành chính – lãnh
thổ thuộc quyền.
- Chức năng của Ủy ban nhân dân được cụ thể hoá thành những nhiệm vụ, quyền
hạn của Ủy ban nhân dân và được quy định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân năm 2003.
5.3. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân:
5.3.1. Số lượng thành viên Ủy ban nhân dân:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có từ 9 đến 11 thành viên (riêng Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có không quá 13 thành viên).
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có từ 7 đến 9 thành viên.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên.
5.3.2. Thành viên Ủy ban nhân dân:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền ban hành quyết định và chỉ thị;
- Các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đề nghị Hội
đồng nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm;
- Các Ủy viên Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đề nghị Hội đồng
nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm;
25
- Kết quả bầu Ủy ban nhân dân phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực
tiếp phê chuẩn (đối với cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn).
5.3.3. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân:
- Các sở và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ví dụ: Sở Tư pháp; Thanh tra tỉnh; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Ban Tôn giáo…
- Các phòng và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện. Ví dụ: Phòng Tư pháp; Thanh tra huyện; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Ban
Dân tộc…
- Các ban là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã. Ví dụ: Ban Tư
pháp, Ban Kinh tế…
6. Toà án nhân dân các cấp:
6.1. Vị trí pháp lý:
Tòa án nhân dân là một trong bốn hệ thống cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước, là
trung tâm trong hệ thống các cơ quan tư pháp ở nước ta.
6.2. Chức năng của Tòa án nhân dân:
- Trong bộ máy nhà nước, Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét
xử. Tòa án nhân dân xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động,
kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
- Chức năng xét xử của Tòa án nhân dân được cụ thể hóa thành nhiệm vụ, quyền
hạn của Tòa án nhân dân các cấp và được quy định trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
năm 2002.
6.3. Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân:
6.3.1. Hệ thống của Tòa án nhân dân:
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
- Tòa án nhân dân cấp huyện;
- Các Tòa án quân sự;
- Các Tòa án khác do luật định.
6.3.2. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân:
26
- Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao:
+ Tòa án nhân dân tối cao có các chức danh Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm
phán, Thư ký Tòa án;
+ Tòa án nhân dân tối cao bao gồm các cơ quan cấu thành: Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương, các Tòa chuyên trách, các Tòa phúc
thẩm và bộ máy giúp việc.
- Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có các chức danh Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm
phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án;
+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh bao gồm các cơ quan cấu thành: Ủy ban Thẩm phán,
các Tòa chuyên trách và bộ máy giúp việc.
- Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp huyện:
+ Tòa án nhân dân cấp huyện có các chức danh Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm
phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án;
+ Tòa án nhân dân cấp huyện có bộ máy giúp việc.
- Các Tòa án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm:
Tòa án quân sự trung ương, các Tòa án quân sự quân khu và tương đương, các Tòa án
quân sự khu vực.
7. Viện kiểm sát nhân dân các cấp:
7.1. Vị trí pháp lý:
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tư pháp, có vị trí tương đối độc lập trong bộ
máy nhà nước.
7.2. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân:
- Viện kiểm sát nhân dân có hai chức năng:
+ Chức năng thực hành quyền công tố: nhân danh quyền lực nhà nước để truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với những người thực hiện hành vi phạm tội;
+ Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp: kiểm tra, giám sát việc tuân theo
pháp luật trong hoạt động tư pháp:
+ Kiểm sát hoạt động điều tra;
27
+ Kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân;
+ Kiểm sát hoạt động thi hành án;
+ Kiểm sát hoạt động tạm giữ, tạm giam người.
- Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân được cụ thể hóa thành nhiệm vụ, quyền
hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp và được quy định trong Luật Tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân năm 2002.
7.3. Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân:
7.3.1. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
- Các Viện kiểm sát quân sự.
7.3.2. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân:
- Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viện
trưởng, Kiểm sát viên và Điều tra viên;
+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm các cơ quan cấu thành: Ủy ban kiểm sát,
các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng, Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát và Viện
kiểm sát quân sự trung ương.
- Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh:
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viện
trưởng và Kiểm sát viên;
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh bao gồm các cơ quan cấu thành: Ủy ban kiểm
sát, các phòng và văn phòng.
- Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện:
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viện
trưởng và Kiểm sát viên;

28
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc
do Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách.
- Các Viện kiểm sát quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao
gồm: Viện kiểm sát quân sự trung ương, các Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương
đương, các Viện kiểm sát quân sự khu vực.

29
SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO HIẾN PHÁP 1992

QUỐC HỘI
UBTV

CHỦ TỊCH
NƯỚC

CHÍNH PHỦ

TỐI CAO

QUỐC HỘI

HĐND TỈNH

UBND TỈNH

HĐND
HUYỆN

UBND
HUYỆN

HĐND XÃ

UBND XÃ

NHÂN DÂN BẦU

CHÁNH ÁN
TAND

VIỆN
TRƯỞNG
VKS ND
TỐI CAO

TAND TỈNH

VIỆN
TRƯỞNG
VKSND
TỈNH

TAND
HUYỆN

VIỆN
TRƯỞNG
VKSND
HUYỆN

BỔ NHIỆM

30
BÀI 5:
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
1. Định nghĩa nhà nước pháp quyền:
Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước với sự phân công lao
động khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có cơ chế kiểm
soát quyền lực, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhà nước quản
lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật có tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả vì lợi
ích chính đáng của con người.
2. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền:
Hiện nay có nhiều quan điểm, lý luận về nhà nước pháp quyền, theo cách hiểu phổ
biến nhất, nhà nước pháp quyền được thể hiện ở những điểm như sau:
Thứ nhất, tổ chức nhà nước được thiết kế, hoạt động trên cơ sở pháp luật, bản thân
nhà nước cũng đặt mình trong khuôn khổ pháp luật. Hình thức tổ chức nhà nước được xây
dựng trên cơ sở của sự phân công lao động hợp lý giữa các loại cơ quan trong bộ máy nhà
nước: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một hình thức nhà nước mà nền tư pháp được tổ
chức khoa học, có hiệu quả và độc lập chỉ tuân theo pháp luật. Trong nhà nước pháp
quyền phải hiện hữu một nền hành chính trong sạch, hiệu quả, phục vụ tốt những nhu cầu
đa dạng, chính đáng của cá nhân, tổ chức.
Thứ hai, một hình thức tổ chức nhà nước mà pháp luật có vị trí, vai trò xã hội to
lớn, là phương tiện điều chỉnh quan trọng hàng đầu đối với các quan hệ xã hội, là công cụ
của nhà nước và toàn xã hội. Nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của pháp luật, song nhà nước
pháp quyền không loại trừ đạo đức.
Thứ ba, pháp luật trong nhà nước pháp quyền thực sự vì con người. Theo đó, pháp
luật là công cụ ghi nhận các quyền con người, quy định cơ chế bảo đảm và bảo vệ các
quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ của nhà nước,
cá nhân và tổ chức, không có ngoại lệ nào.

31
CHƯƠNG 2:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
BÀI 6:
BẢN CHẤT, ĐẶC TRƯNG VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT
1. Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của pháp luật:
1.1. Khái niệm pháp luật:
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận, được nhà nước đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp
thống trị.
1.2. Dấu hiệu đặc trưng (thuộc tính) của pháp luật:
So với các loại quy phạm khác trong đời sống xã hội, pháp luật có ba dấu hiệu đặc
trưng sau đây:
1.2.1. Tính quy phạm phổ biến:
- Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người được xác
định cụ thể;
- Pháp luật đưa ra giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để các chủ thể có thể
xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép;
- Pháp luật có phạm vi tác động rộng lớn: điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản,
phổ biến, điển hình; tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong những điều kiện, hoàn cảnh
mà nó đã dự liệu.
1.2.2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
- Phương thức thể hiện: pháp luật phải được thể hiện thông qua những hình thức
xác định (tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật) và bằng ngôn
ngữ pháp lý (rõ ràng, chính xác, một nghĩa, có khả năng áp dụng trực tiếp);
- Phương thức hình thành: pháp luật phải được xây dựng theo thủ tục, thẩm
quyền một cách chặt chẽ và minh bạch. Đảm bảo tính nghiêm ngặt về hiệu lực pháp lý,
32
trình tự ban hành, sửa đổi.
1.2.3. Tính được đảm bảo bằng nhà nước:
- Pháp luật do nhà nước ban hành, là phương tiện thể hiện và thực hiện quyền lực
nhà nước. Vì vậy, khi pháp luật được nhà nước ban hành, pháp luật có sức mạnh của
quyền lực nhà nước, có tính bắt buộc chung đối với mọi chủ thể trong xã hội và được nhà
nước bảo đảm thực hiện bằng các công cụ, biện pháp của nhà nước;
- Nhà nước đảm bảo tính hợp lý về nội dung cho quy phạm pháp luật;
- Nhà nước đảm bảo việc thực hiện pháp luật một cách hiệu quả trên thực tế bằng
những biện pháp đảm bảo về kinh tế, tư tưởng, phương diện tổ chức và hệ thống các biện
pháp cưỡng chế nhà nước.
2. Bản chất và vai trò của pháp luật:
2.1. Bản chất của pháp luật:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực
hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ
xã hội. Bản chất pháp luật được thể hiện qua hai nội dung sau đây:
2.2.1. Tính giai cấp:
- Pháp luật trước hết thể hiện ý chí của giai cấp thống trị;
- Nội dung pháp luật được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp
thống trị;
- Mục đích pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự
nhất định phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.
2.2.2. Tính xã hội:
Bên cạnh việc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, pháp luật còn thể hiện ý chí và
lợi ích của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội:
- Pháp luật là phương tiện để con người xác lập các quan hệ xã hội;
- Pháp luật là phương tiện mô hình hoá cách thức xử sự của con người;
- Pháp luật có khả năng hạn chế, loại bỏ các quan hệ xã hội tiêu cực, thúc đẩy các
quan hệ xã hội tích cực.
2.2. Mối liên hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác:
33
2.2.1. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế:
- Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế: Các điều kiện, quan hệ kinh tế không
chỉ là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật, mà còn quyết định toàn bộ
nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của pháp luật.
- Sự tác động trở lại của pháp luật đối với kinh tế theo 2 hướng:
+ Tác động tích cực: ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển khi pháp luật
phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội;
+ Tác động tiêu cực: cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội khi pháp luật
phản ánh không đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.2. Mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước:
- Sự tác động của nhà nước đối với pháp luật: nhà nước ban hành và bảo đảm
cho pháp luật được thực hiện trong cuộc sống;
- Sự tác động của pháp luật đối với nhà nước: quyền lực nhà nước chỉ có thể
được triển khai và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật. Đồng thời, nhà nước cũng phải tôn
trọng pháp luật.
2.2.3. Mối quan hệ giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác như quy phạm
đạo đức, quy phạm tôn giáo, quy phạm tập quán, quy phạm chính trị… Cụ thể:
- Nhà nước thể chế hoá nhiều quy phạm đạo đức, tập quán, tôn giáo, chính trị…
thành quy phạm pháp luật;
- Phạm vi và mục đích điều chỉnh của pháp luật so với các loại quy phạm xã hội
khác có thể thống nhất với nhau;
- Các loại quy phạm xã hội khác đóng vai trò hỗ trợ để pháp luật phát huy hiệu lực,
hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2.3. Vai trò của pháp luật:
Pháp luật có vai trò to lớn trong đời sống xã hội, cụ thể là:
2.3.1. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà
nước:
Nhà nước không thể tồn tại nếu thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy
hiệu lực nếu thiếu sức mạnh của nhà nước. Nhu cầu về pháp luật là nhu cầu tự thân của bộ
máy nhà nước bởi vì tất cả các cơ quan nhà nước đều được tổ chức và hoạt động dựa trên
34
cơ sở quy định của pháp luật. Nếu không có pháp luật hoặc pháp luật không hoàn thiện thì
bộ máy nhà nước không thể tồn tại và hoạt động hiệu quả, quyền lực nhà nước không thể
phát huy tác dụng. Vì vậy, chỉ có sử dụng pháp luật một cách nhất quán và nhuần nhuyễn
thì quyền lực nhà nước mới được củng cố và tăng cường.
2.3.2. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội:
Nhà nước là đại diện chính thức của toàn thể xã hội nên nhà nước có chức năng
quản lý xã hội. Nhà nước sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để quản lý xã hội, nhưng
pháp luật là phương tiện quan trọng nhất và hiệu quả nhất. Do tính chất phức tạp và phạm
vi rộng lớn của chức năng quản lý xã hội, nhà nước chỉ quản lý ở tầm vĩ mô. Quá trình đó
không thể thực hiện được nếu không có pháp luật.
2.3.3. Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ xã hội mới:
Ngoài việc điều chỉnh những quan hệ xã hội đã và đang tồn tại, pháp luật có tính
tiên phong, định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội, tức là tạo ra những mối
quan hệ mới. Mặc dù những quan hệ xã hội luôn vận động và thay đổi không ngừng
nhưng cũng theo những quy luật nhất định mà con người có thể nhận thức được. Vì vậy,
trên cơ sở dự đoán khoa học, pháp luật cần được đặt ra để góp phần định hướng các quan
hệ xã hội phát triển theo một trật tự ổn định và tiến bộ.
2.3.4. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho quan hệ quốc tế:
Pháp luật luôn có vai trò giữ gìn sự ổn định và trật tự xã hội. Sự ổn định quốc gia
là điều kiện quan trọng trong việc tạo dựng các mối quan hệ bang giao với các nước khác.
Điều đó thể hiện ở việc một mặt, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia phải đầy đủ và
đồng bộ để điều chỉnh các chủ thể nước ngoài có quan hệ với chủ thể trong nước; mặt
khác, hệ thống pháp luật vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh trong nước, vừa phù hợp
với xu hướng phát triển chung của toàn cầu và khu vực. Vai trò này ngày càng trở nên nổi
bật trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhất thể hóa kinh tế thế giới.
3. Liên hệ với thực tiễn tại Việt Nam:
3.1. Đặc trưng cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa:
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lãnh đạo nhân dân xây dựng một xã hội
mới giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, cá nhân có quyền tự do, có cơ hội phát

35
triển toàn diện. Giữa giai cấp công nhân, các giai cấp, tầng lớp xã hội khác đều có chung
lợi ích cơ bản, lâu dài, có sự đồng thuận về tinh thần, tư tưởng và mục tiêu phát triển;
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa có tính quy phạm tiên tiến: Tính chất tiên tiến của
pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ở chỗ: Pháp luật là thể chế hoá đường lối, chính sách
của Đảng đảm bảo cho xã hội phát triển giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, đảm
bảo tất cả vì hạnh phúc của con người; pháp luật ghi nhận và phát huy những giá trị văn
hoá, đạo đức truyền thống, xác lập những giá trị văn hoá mới, con người mới xã hội chủ
nghĩa, bài trừ những tập quán lạc hậu, lối sống lai căng, chủ nghĩa cá nhân, … giáo dục
nhân sinh quan đúng đắn, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm công dân, …
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa được đảm bảo thực hiện chủ yếu trên cơ sở giáo dục,
thuyết phục: Nhà nước tiến hành nhiều biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật, nâng cao trình độ văn hoá, ý thức pháp luật cho nhân dân để họ tự giác thực hiện
pháp luật. Chỉ sử dụng biện pháp cưỡng chế khi thực sự cần thiết mà biện pháp giáo dục,
thuyết phục không phát huy hiệu quả.
3.2. Vai trò của pháp luật ở nước ta:
3.2.1. Đối với sự lãnh đạo của Đảng:
- Pháp luật là phương tiện để thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng thành những quy định cụ thể trong nội dung của pháp luật;
- Pháp luật là công cụ chuyển tải đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống;
- Thông qua thực hiện pháp luật, Đảng kiểm nghiệm đường lối, chính sách của
mình trong thực tiễn;
- Pháp luật là phương tiện phân định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với vai trò tổ
chức, quản lý, điều hành của nhà nước.
3.2.2. Đối với Nhà nước:
Pháp luật là công cụ, phương tiện để xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước và tổ
chức quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội.
3.2.3. Đối với quyền làm chủ của nhân dân:
Pháp luật là công cụ, phương tiện để thực hiện và bảo vệ quyền làm chủ của nhân
dân thông qua việc ghi nhận và phân định các quyền và nghĩa vụ của công dân, bảo đảm
cho những quyền và nghĩa vụ đó được thực hiện trên thực tế.
36
3.2.4. Đối với kinh tế:
- Pháp luật tạo cơ sở pháp lý để nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
kinh tế, bảo đảm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa;
- Pháp luật tạo môi trường pháp lý thuận lợi nhằm huy động mọi tiềm năng của các
thành phần kinh tế, tăng nhanh quy mô và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để
xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
3.2.5. Đối với văn hoá, tư tưởng:
Pháp luật có vai trò bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp của nền văn hoá truyền
thống, xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa bảo đảm phát triển nền văn hoá tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
3.2.6. Đối với đạo đức:
Thực hiện pháp luật hoàn toàn tự giác sẽ trở thành giá trị đạo đức trong xã hội văn
minh. Mặt khác, pháp luật có các quy định nhằm bảo vệ và phát triển đạo đức mới; ngăn
chặn, lên án và xử lý những hành vi vi phạm đạo đức, sự thoái hoá, biến chất về đạo đức.
3.2.7. Đối với công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật,
đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:
Pháp luật xác định và phân loại những hành vi nguy hiểm cho xã hội và đưa ra các
biện pháp điều chỉnh phù hợp, là công cụ sắc bén để đấu tranh phòng chống tội phạm, vi
phạm pháp luật, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
4. Hình thức pháp luật:
Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thể hiện ý chí
của mình thành pháp luật, là dạng tồn tại thực tế của pháp luật. Các hình thức pháp luật cơ
bản là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.
4.1.Tập quán pháp:
Tập quán pháp là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền
trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và nâng chúng lên thành pháp luật.
Đây là hình thức phổ biến của pháp luật chủ nô, phong kiến.

37
4.2. Tiền lệ pháp:
Tiền lệ pháp là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan xét xử
(bản án) đã có hiệu lực pháp luật khi giải quyết các vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các
vụ việc tương tự xảy ra sau này. Đây là hình thức phổ biến của pháp luật chủ nô, phong
kiến, tư sản (điển hình là hệ thống pháp luật Anh - Mỹ).
4.3. Văn bản quy phạm pháp luật:
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành, trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần trong đời sống
xã hội và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Đây là hình thức pháp luật tiến bộ nhất trong
lịch sử.

38
BÀI: 7
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật
1.1. Khái niệm quy phạm pháp luật:
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và lợi ích của nhân dân, nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội theo những định hướng nhất định.
1.2. Đặc điểm quy phạm pháp luật:
1.2.1. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung:
- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự, tức là khuôn mẫu cho hành vi xử sự của
con người. Nó chỉ dẫn cho con người biết cách xử sự trong điều kiện hoàn cảnh nhất định
của đời sống xã hội (cái gì được làm, cái gì không được làm, cái gì bắt buộc phải làm và
làm như thế nào). Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn xác định giới hạn và đánh giá hành vi
xử sự của con người. Thông qua quy phạm pháp luật mới biết được hành vi xử sự của con
người là hành vi pháp lý hay không, đúng hay không đúng pháp luật.
- Quy phạm pháp luật được ban hành không phải cho một tổ chức, cá nhân cụ thể
mà cho tất cả các tổ chức cá nhân tham gia quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật đó điều
chỉnh. Đồng thời quy phạm pháp luật được đặt ra không chỉ để một quan hệ xã hội cụ thể
mà là một quan hệ xã hội chung được mô hình hoá.
1.2.2. Quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và được nhà nước bảo đảm
thực hiện:
Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước với thẩm quyền và thủ tục chặt chẽ đặt
ra các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Thông qua các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, nhà nước áp đặt ý chí của mình trong các quy phạm pháp luật.
Trong đó nêu lên những điều kiện hoàn cảnh đã dự liệu và buộc chủ thể tham gia phải xử
sự theo ý muốn (cho phép hoặc bắt buộc) của nhà nước, đồng thời nhà nước dự trù những
biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể nào không tuân theo ý chí đó. Như vậy, bằng quyền
lực nhà nước, nhà nước đã bảo đảm thực hiện các quy phạm pháp luật chống lại xự vi
phạm từ các chủ thể tham gia quan hệ xã hội do quy phạm pháp luật điều chỉnh.
39
1.2.3. Nội dung của quy phạm pháp luật thể hiện hai mặt: cho phép và bắt buộc
Quy phạm pháp luật chỉ quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ
xã hội mà nó điều chỉnh. Điều này có nghĩa là thông qua việc quy định quyền và nghĩa
vụ, các bên tham gia quan hệ xã hội biết được phạm vi giới hạn hành vi xử sự của họ, cái
gì không được làm, cái gì được làm và làm như thế nào.
2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
2.1. Giả định:
- Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên những điều kiện,
hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống mà cá nhân hay tổ chức khi ở vào những
hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật.
- Cách xác định: trả lời câu hỏi chủ thể nào? trong hoàn cảnh, điều kiện nào? Mục
đích của giả định là để xác định phạm vi tác động của pháp luật.
- Ví dụ: Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người chưa đủ sáu tuổi
không có năng lực hành vi dân sự”.
- Phân loại: căn cứ vào số lượng hoàn cảnh, điều kiện, giả định được chia thành
hai loại.
+ Giả định giản đơn: chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện. Ví dụ: Điều 57 Hiến
pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp
luật”;
+ Giả định phức tạp: nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện. Ví dụ: Điều 97 Bộ luật
Hình sự năm 1999 quy định: “Người nào, trong khi thi hành công vụ mà làm chết người
do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7
năm”.
2.2. Quy định:
- Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên cách thức xử sự mà
cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được phép
hoặc buộc phải thực hiện.
- Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể phải xử sự như thế nào? Mục đích của
quy định là thể hiện ý chí của nhà nước, có tác dụng đưa ra cách thức xử để các chủ thể
thực hiện sao cho phù hợp với ý chí của nhà nước. Quy định của quy phạm pháp luật
thường được thể hiện ở các dạng mệnh lệnh: cấm, không được, được, thì, phải, có, đều…
40
- Ví dụ: Điều 52 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật”.
- Phân loại: căn cứ vào mệnh lệnh được nêu trong trong bộ phận quy định, có hai
loại quy định.
+ Quy định dứt khoát: chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo
mà không có sự lựa chọn. Ví dụ: Khoản 1 Điều 576 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
“Bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời hạn đã thoả
thuận…”. Quy định trên chỉ nêu lên một cách xử sự là “phải trả tiền bảo hiểm cho bên
được bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận”.
+ Quy định không dứt khoát: nêu ra nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức
hoặc cá nhân có thể lựa chọn cách xử sự. Ví dụ: Khoản 1 Điều 316 Bộ luật Dân sự năm
2005 quy định: “Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng
lời nói.”. Bộ phận quy định đã cho phép các chủ thể có thể chuyển giao nghĩa vụ bằng hai
cách: “văn bản” hoặc “lời nói”.
2.3. Chế tài:
- Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên biện pháp tác động
mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức nào không thực hiện đúng
mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. Biện pháp
tác động phải tương xứng với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm.
- Cách xác định: trả lời câu hỏi chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu không thực hiện
đúng quy định của quy phạm pháp luật? Mục đích nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực
hiện nghiêm minh.
- Ví dụ: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm“ (khoản
1 - điều 102 Bộ luật Hình sự năm 1999).
- Phân loại: căn cứ vào khả năng lựa chọn biện pháp áp dụng, mức áp dụng, người
ta chia chế tài làm 2 loại:
+ Chế tài cố định: chỉ nêu một biện pháp chế tài và một mức áp dụng.
+ Chế tài không cố định: nêu lên nhiều biện pháp chế tài, hoặc một biện pháp
nhưng nhiều mức để chủ thể có thể lựa chọn. Ví dụ: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
41
2.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, dẫn dắt, tổ chức, tạo điều kiện cho người khác
kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp
luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự” (Điểm o Khoản 3 Điều 7 Nghị định số
150/2005/NĐ-CP)
Ngoài ra, căn cứ vào tính chất, chế tài có thể được chia thành 4 loại:
+ Chế tài hình sự: được quy định trong phần riêng của Bộ luật Hình sự (phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ, tù giam, tử hình…);
+ Chế tài hành chính: được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
(phạt cảnh cáo, phạt tiền…);
+ Chế tài dân sự: được quy định trong Bộ luật Dân sự (phạt vi phạm, bồi thường
thiệt hại trong hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…);
+ Chế tài kỷ luật: Pháp lệnh Cán bộ, công chức quy định các hình thức kỷ luật đối
với cán bộ, công chức như sau: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc, hạ ngạch, chuyển công tác,
cách chức, buộc thôi việc.
* Lưu ý:
+ Một quy phạm pháp luật có thể được trình bày trong một điều luật;
+ Trong một điều luật có thể chứa nhiều quy phạm pháp luật;
+ Trật tự của các bộ phận giả định, quy định, chế tài trong quy phạm pháp luật có
thể thay đổi;
+ Một điều luật có thể không trình bày đủ cả ba bộ phận giả định, quy định và chế
tài của quy phạm pháp luật.
3. Phân loại quy phạm pháp luật
3.1. Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của quy phạm pháp
luật: có thể phân chia theo các ngành luật như quy phạm pháp luật hình sự, dân sự…
3.2. Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật:
- Quy phạm pháp luật định nghĩa: là quy phạm có nội dung giải thích, xác định
một vấn đề nào đó hay nêu lên một khái niệm pháp lý. Ví dụ: “Công dân nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” (Điều 49 Hiến pháp năm
1992);
42
- Quy phạm pháp luật điều chỉnh: là quy phạm có nội dung trực tiếp điều chỉnh
hành vi của con người hay hoạt động của tổ chức. Ví dụ: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ
hành phải thành lập doanh nghiệp” (Khoản 1 Điều 43 Luật Du lịch năm 2005);
- Quy phạm pháp luật bảo vệ: là quy phạm có nội dung xác định các biện pháp
cưỡng chế nhà nước liên quan đến trách nhiệm pháp lý của chủ thể. Ví dụ: “Người nào có
trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn biết rõ người xin đăng ký không đủ điều kiện kết
hôn mà vẫn đăng ký cho người đó, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì
bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai
năm” (Khoản 1 Điều 149 Bộ luật Hình sự năm 1999).
3.3. Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật:
- Quy phạm pháp luật dứt khoát: là quy phạm chỉ quy định một cách xử sự rõ
ràng, dứt khoát. Ví dụ: “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy
định của pháp luật” (Điều 80 Hiến pháp năm 1992);
- Quy phạm pháp luật không dứt khoát: là quy phạm nêu ra nhiều cách xử sự và
cho phép chủ thể lựa chọn một cách xử sự đã nêu. Ví dụ: “Quyền của tổ chức cá nhân
kinh doanh du lịch: 1. Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch; đăng ký một hoặc nhiều
ngành, nghề kinh doanh du lịch…” (Khoản 1 Điều 39 Luật Du lịch năm 2005);
- Quy phạm pháp luật tùy nghi: là quy phạm cho phép các chủ thể tự định đoạt
cách xử sự cho mình. Ví dụ: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của
pháp luật” (Điều 57 Hiến pháp năm 1992);
- Quy phạm pháp luật hướng dẫn: là quy phạm có nội dung khuyên nhủ, hướng
dẫn các chủ thể tự giải quyết một số công việc nhất định. Ví dụ: “Người bị kết án có lý do
đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo,
thì Toà án có thể xết giảm vào thời gian sớm hơn… ” (Điều 59 Bộ luật Hình sự năm
1999).

BÀI 8:
QUAN HỆ PHÁP LUẬT
43
1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật
1.1. Khái niệm quan hệ pháp luật:
Quan hệ pháp luật là quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm pháp luật
điều chỉnh, trong đó, các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định và được nhà
nước đảm bảo thực hiện.
- Giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội luôn nảy sinh những mối quan hệ với
nhau gọi là quan hệ xã hội. Chúng tồn tại khách quan và độc lập với ý chí của con người,
có nghĩa là con người không thể tự đặt mình ngoài những mối quan hệ xã hội đang tồn tại.
Theo Mác, “bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”.
- Trong lịch sử, có rất nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau được sử dụng để điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Hiệu quả tác động của các quy phạm xã hội khác nhau là khác
nhau đối với các quan hệ xã hội được điều chỉnh, trong đó, quy phạm pháp luật là loại quy
phạm có hiệu quả nhất. Quy phạm pháp luật tác động lên các quan hệ xã hội sẽ làm cho
các quan hệ đó mang tính chất pháp lý và được bảo đảm bởi nhà nước.
1.2. Đặc điểm quan hệ pháp luật:
1.2.1. Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội:
- Đặc điểm này cho phép phân biệt quan hệ pháp luật với các quan hệ xã hội khác.
Không phải dưới sự tác động của quy phạm pháp luật mà quan hệ xã hội “biến thành”
quan hệ pháp luật và không còn là quan hệ xã hội nữa. Quan hệ pháp luật cũng không
phải là một bộ phận của quan hệ xã hội.
- Cần lưu ý rằng: các quan hệ xã hội luôn tồn tại khách quan, còn quan hệ pháp
luật thuộc phạm trù chủ quan xuất hiện trên cơ sở ý chí của nhà làm luật. Do vậy, khi một
quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh thì vẫn tồn tại cả hai loại quan hệ:
quan hệ xã hội với tư cách là nội dung vật chất và quan hệ pháp luật với tư cách là hình
thức pháp lý của quan hệ đó, chứ nó không làm quan hệ đó biến thành một quan hệ pháp
luật mới. Vì vậy, quan hệ pháp luật đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc “trật tự
hoá” các quan hệ xã hội, hướng chúng phát triển phù hợp với mong muốn của nhà làm
luật.
1.2.2. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều
chỉnh:
44
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1vietlod.com
 
Chuong2.ttuong
Chuong2.ttuongChuong2.ttuong
Chuong2.ttuongmai_mai_yb
 
Lenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Lenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hộiLenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Lenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hộiLan Anh
 
Tư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhTư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhhangngoc14
 
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2Tử Long
 
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Jenny Hương
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninvoxeoto68
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trịHệ thống chính trị
Hệ thống chính trịxuancon
 
Chuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.pptChuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.pptBinThuPhng
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namhainguyen01011993
 
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninLe Khac Thien Luan
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhNgọc Hưng
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namMChau NTr
 
Chương 8 luật hình sự
Chương 8   luật hình sựChương 8   luật hình sự
Chương 8 luật hình sựTử Long
 
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRcương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRJoseph Hung
 
Su menh lich su cua giai cap cong nhan
Su menh lich su cua giai cap cong nhanSu menh lich su cua giai cap cong nhan
Su menh lich su cua giai cap cong nhannang_xanh91
 
Chuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.pptChuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.pptBinThuPhng
 
Bài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cươngBài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cươngjackjohn45
 

Mais procurados (20)

Chương 2
Chương 2Chương 2
Chương 2
 
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
 
Chuong2.ttuong
Chuong2.ttuongChuong2.ttuong
Chuong2.ttuong
 
Lenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Lenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hộiLenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Lenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hội
 
Tư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhTư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minh
 
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
 
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
 
Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trịHệ thống chính trị
Hệ thống chính trị
 
Chuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.pptChuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.ppt
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
Chương 8 luật hình sự
Chương 8   luật hình sựChương 8   luật hình sự
Chương 8 luật hình sự
 
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRcương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
 
Su menh lich su cua giai cap cong nhan
Su menh lich su cua giai cap cong nhanSu menh lich su cua giai cap cong nhan
Su menh lich su cua giai cap cong nhan
 
Chuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.pptChuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.ppt
 
Bài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cươngBài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cương
 

Destaque

Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.akirahitachi
 
Bộ máy nhà nước việt nam theo hiến pháp 1959.
Bộ máy nhà nước việt nam theo hiến pháp 1959.Bộ máy nhà nước việt nam theo hiến pháp 1959.
Bộ máy nhà nước việt nam theo hiến pháp 1959.akirahitachi
 
Cơ cấu nhà nước
Cơ cấu nhà nướcCơ cấu nhà nước
Cơ cấu nhà nướcnguyenanh1011
 
Bài thuyết trình
Bài thuyết trìnhBài thuyết trình
Bài thuyết trìnhTạ Trang
 
Phap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuongPhap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuongPU ZY
 
Pháp luật đại cương nhóm 5
Pháp luật đại cương nhóm 5Pháp luật đại cương nhóm 5
Pháp luật đại cương nhóm 5Tuấn Đạt
 
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)Kien Thuc
 
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuongDe cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuonglinhvan021088
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngNguyễn Hoàng Quân
 
4 p luật pháp chế[1]
4  p luật pháp chế[1]4  p luật pháp chế[1]
4 p luật pháp chế[1]vpanh
 
Tai Lieu On Tap Luat Dai Cuong
Tai Lieu On Tap Luat Dai CuongTai Lieu On Tap Luat Dai Cuong
Tai Lieu On Tap Luat Dai Cuonglun na
 
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.akirahitachi
 
Bai 1 Ph+üP Luߦ¼T ( Hoa)
Bai 1 Ph+üP Luߦ¼T ( Hoa)Bai 1 Ph+üP Luߦ¼T ( Hoa)
Bai 1 Ph+üP Luߦ¼T ( Hoa)guest9eddb0
 
Thuyết tình pháp luật đầy đủ
Thuyết tình pháp luật đầy đủThuyết tình pháp luật đầy đủ
Thuyết tình pháp luật đầy đủasakura_yoh
 
Tcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnTcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnNinhnd Nguyen
 
Chương 5 luật hành chính
Chương 5   luật hành chínhChương 5   luật hành chính
Chương 5 luật hành chínhTử Long
 
Tìm hiểu tôn giáo
Tìm hiểu tôn giáoTìm hiểu tôn giáo
Tìm hiểu tôn giáoFink Đào Lan
 

Destaque (20)

Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 
Bộ máy nhà nước việt nam theo hiến pháp 1959.
Bộ máy nhà nước việt nam theo hiến pháp 1959.Bộ máy nhà nước việt nam theo hiến pháp 1959.
Bộ máy nhà nước việt nam theo hiến pháp 1959.
 
Cơ cấu nhà nước
Cơ cấu nhà nướcCơ cấu nhà nước
Cơ cấu nhà nước
 
Bài thuyết trình
Bài thuyết trìnhBài thuyết trình
Bài thuyết trình
 
Phap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuongPhap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuong
 
Pháp luật đại cương nhóm 5
Pháp luật đại cương nhóm 5Pháp luật đại cương nhóm 5
Pháp luật đại cương nhóm 5
 
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
 
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuongDe cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
 
4 p luật pháp chế[1]
4  p luật pháp chế[1]4  p luật pháp chế[1]
4 p luật pháp chế[1]
 
Tai Lieu On Tap Luat Dai Cuong
Tai Lieu On Tap Luat Dai CuongTai Lieu On Tap Luat Dai Cuong
Tai Lieu On Tap Luat Dai Cuong
 
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.
 
Bo may nha nuoc
Bo may nha nuocBo may nha nuoc
Bo may nha nuoc
 
Phap luat dai cuong
Phap luat dai cuongPhap luat dai cuong
Phap luat dai cuong
 
Bai 1 Ph+üP Luߦ¼T ( Hoa)
Bai 1 Ph+üP Luߦ¼T ( Hoa)Bai 1 Ph+üP Luߦ¼T ( Hoa)
Bai 1 Ph+üP Luߦ¼T ( Hoa)
 
Thuyết tình pháp luật đầy đủ
Thuyết tình pháp luật đầy đủThuyết tình pháp luật đầy đủ
Thuyết tình pháp luật đầy đủ
 
Chương i
Chương iChương i
Chương i
 
Tcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnTcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnn
 
Chương 5 luật hành chính
Chương 5   luật hành chínhChương 5   luật hành chính
Chương 5 luật hành chính
 
Tìm hiểu tôn giáo
Tìm hiểu tôn giáoTìm hiểu tôn giáo
Tìm hiểu tôn giáo
 

Semelhante a Giao an phap luat dai cuong

Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướcBai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướccuongnd11
 
Nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNNhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNVinh Phêrô
 
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP  PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGHỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP  PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGnataliej4
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Hạnh Hoàng Minh
 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCNNHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCNTín Nguyễn-Trương
 
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý nataliej4
 
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3Ái Dân
 
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcnQuan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcnMyLan2014
 
[NHÓM 3][CNXHKH].pptx
[NHÓM 3][CNXHKH].pptx[NHÓM 3][CNXHKH].pptx
[NHÓM 3][CNXHKH].pptxMinhHi89
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcHarry Cliff
 
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...akirahitachi
 
Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...
  Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...  Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...
Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...hieu anh
 
Tìm hiểu về tập trung dân chủ
Tìm hiểu về tập trung dân chủTìm hiểu về tập trung dân chủ
Tìm hiểu về tập trung dân chủPhan Minh Trí
 
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptx
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptxChương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptx
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptxVnTrungL4
 
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hươngcuonganh247
 
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đạiSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 

Semelhante a Giao an phap luat dai cuong (20)

Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướcBai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
 
11
1111
11
 
Phap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuongPhap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuong
 
Nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNNhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCN
 
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP  PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGHỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP  PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCNNHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
 
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
 
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
 
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcnQuan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
 
[NHÓM 3][CNXHKH].pptx
[NHÓM 3][CNXHKH].pptx[NHÓM 3][CNXHKH].pptx
[NHÓM 3][CNXHKH].pptx
 
On tap nnpl
On tap nnplOn tap nnpl
On tap nnpl
 
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộc
 
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
 
Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...
  Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...  Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...
Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...
 
Tìm hiểu về tập trung dân chủ
Tìm hiểu về tập trung dân chủTìm hiểu về tập trung dân chủ
Tìm hiểu về tập trung dân chủ
 
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptx
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptxChương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptx
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptx
 
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
 
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
 

Giao an phap luat dai cuong

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẬP BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Biên tập: Đặng Hoàng Vũ (Giảng viên Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM; Luật gia, Hội Luật gia Quận Bình Thạnh) - Nội dung biên tập nhằm mục đích phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên; - Nội dung biên tập có sử dụng nhiều tư liệu quý báu của đồng nghiệp và Internet; - Nội dung mang tính tham khảo cho sinh viên và thay thế giáo áo môn học; - Nội dung biên tập này không có giá trị chứng nhận bản quyền tác giả; - Lưu hành nội bộ. TP. HỒ CHÍ MINH, 2012 CHƯƠNG 1: 1
  • 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC BÀI 1: NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC 1. Các học thuyết tiêu biểu về nguồn gốc nhà nước: 1.1. Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà nước: - Thuyết thần quyền: cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội, thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm của thượng đế; - Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của gia đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người; - Thuyết bạo lực: cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh xâm lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ chiến bại; - Thuyết tâm lý: cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ, …; - Thuyết “khế ước xã hội”: cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết khế ước mới. 1.2. Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin về nguồn gốc của nhà nước: - Quan điểm về nguồn gốc Nhà nước của chủ nghĩa Mác-LêNin được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” của Ăngghen. Đây là tác phẩm được phát triển từ tư tưởng “Quan niệm duy vật về lịch sử” 2
  • 3. của Mác, tiếp thu và phát triển những thành tựu nghiên cứu “Xã hội cổ đại” của nhà bác học Mỹ - Lewis H.Morgan (Móocgan). - Chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng: + Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa; + Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng. 2. Quá trình hình thành của Nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa MácLêNin: 2.1. Chế độ Cộng sản nguyên thuỷ, tổ chức thị tộc bộ lạc và quyền lực xã hội: - Cơ sở kinh tế: Chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, không ai có tài sản riêng, không có người giàu kẻ nghèo, không có sự chiến đoạt tài sản của người khác; - Cơ sở xã hội: Trên cơ sở thị tộc, thị tộc là một tổ chức lao động và sản xuất, một đơn vị kinh tế - xã hội. Thị tộc được tổ chức theo huyết thống. Xã hội chưa phân chia giai cấp và không có đấu tranh giai cấp; - Quyền lực xã hội: Quyền lực chưa tách ra khỏi xã hội mà vẫn gắn liền với xã hội, hòa nhập với xã hội. Quyền lực đó do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng; - Tổ chức quản lý: Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, bao gồm tất cả những người lớn tuổi không phân biệt nam hay nữ trong thị tộc. Quyết định của Hội đồng thị tộc là sự thể hiện ý chí chung của cả thị tộc và có tính bắt buộc đối với mọi thành viên. Hội đồng thị tộc bầu ra người đứng đầu như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự, … để thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chung của thị tộc. 1.2. Sự tan rã của tổ chức thị tộc bộ lạc và sự xuất hiện Nhà nước: - Sự chuyển biến kinh tế và xã hội: 3
  • 4. + Thay đổi từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Các công cụ lao động bằng đồng, sắt thay thế cho công cụ bằng đá và được cải tiến. Con người phát triển hơn cả về thể lực và trí lực, kinh nghiệm lao động đã được tích lũy; + Ba lần phân công lao động là những bước tiến lớn của xã hội, gia tăng sự tích tụ tài sản và góp phần hình thành và phát triển chế độ tư hữu; + Sự xuất hiện gia đình và trở thành lực lượng đe dọa sự tồn tại của thị tộc. Chế độ tư hữu được củng cố và phát triển; + Sự phân biệt kẻ giàu người nghèo và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gia tăng; + Sự tan rã của tổ chức thị tộc – bộ lạc: Những yếu tố mới xuất hiện đã làm đảo lộn đời sống thị tộc, chế độ thị tộc đã tỏ ra bất lực; + Nền kinh tế mới làm phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc. Sự phân công lao động và nguyên tắc phân phối bình quân sản phẩm của xã hội công xã nguyên thủy không còn phù hợp; + Chế độ tư hữu, sự chênh lệch giữa giàu nghèo, sự mâu thuẫn giai cấp đã phá vỡ chế độ sở hữu chung và bình đẳng của xã hội công xã nguyên thủy; + Xã hội cần có một tổ chức đủ sức giải quyết các nhu cầu chung của cộng đồng, xã hội cần phát triển trong một trật tự nhất định. - Xã hội cần có một tổ chức mới phù hợp với cơ sở kinh tế và xã hội mới; - Sự xuất hiện nhà nước, nhà nước “không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội” mà là “một lực lượng nảy sinh từ xã hội”, một lực lượng “tựa hồ đứng trên xã hội”, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong một “trật tự”. 1.2. (Điểm qua) Sự ra đời của một số nhà nước điển hình: - Nhà nước Aten: Là hình thức thuần túy nhất, nhà nước nảy sinh chủ yếu và trực tiếp từ sự đối lập giai cấp và phát triển ngay trong nội bộ xã hội thị tộc. Từ cuộc cách mạng Xô-lông (594TCN) và Klix-phe (509TCN) dẫn đến sự tan rã toàn bộ chế độ thị tộc, hình thành Nhà nước vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên; - Nhà nước Rôma: Hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, từ cuộc đấu tranh bởi những người thường dân (Ple-bêi) chống lại giới quý tộc thị tộc La Mã (Pátri-sép); 4
  • 5. - Nhà nước Giéc-manh: Hình thành khoảng giữa thế kỷ V sau công nguyên, từ việc người Giéc-manh xâm chiếm vùng lãnh thổ rộng lớn của đế chế La Mã cổ đại. Do Nhà nước hình thành không do sự đấu tranh giai cấp, xã hội Giéc-manh vẫn tồn tại chế độ thị tộc, sự phân hóa giai cấp chỉ mới bắt đầu và còn mờ nhạt. - Sự xuất hiện Nhà nước ở các quốc gia phương Đông: + Nhà nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập cổ đại, … được hình thành từ rất sớm, hơn 3000 năm trước công nguyên; + Nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm đã trở thành yếu tố thúc đẩy và mang tính đặc thù trong sự ra đời nhà nước của các quốc gia phương Đông; + Ở Việt Nam, từ sự hình thành phôi thai của Nhà nước cuối thời Hùng Vương – Văn Lang đến Nhà nước sơ khai thời An Dương Vương – Âu Lạc năm 208 trước công nguyên. 5
  • 6. BÀI 2: BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm bản chất nhà nước: - “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được” (Lênin toàn tập, Tập 33, NXB Tiến bộ 1976 trang 9); - Bản chất của Nhà nước được thể hiện qua: Tính giai cấp và tính xã hội. 1.1. Tính giai cấp: là mặt cơ bản thể hiện tính chất của Nhà nước: - Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thống trị tổ chức ra và sử dụng để thực hiện sự thống trị đối với xã hội trên 3 lĩnh vực: kinh tế, chính trị và tư tưởng; + Về kinh tế: * Giai cấp cầm quyền xác lập quyền lực kinh tế bằng cách qui định quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội và quyền thu thuế; * Giai cấp thống trị có ưu thế về kinh tế so với các giai cấp khác trong xã hội; * Các giai cấp tầng lớp khác phụ thuộc vào giai cấp thống trị về kinh tế. + Về chính trị: Giai cấp cầm quyền xây dựng bộ máy nhà nước và những công cụ bạo lực vật chất như: quân đội, cảnh sát, tòa án, pháp luật (quyền lực chính trị). Nắm được quyền lực chính trị, giai cấp cầm quyền tổ chức, điều hành xã hội theo một trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp mình và buộc các giai cấp khác phục tùng ý chí của giai cấp thống trị; + Về tư tưởng: Giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình và tuyên truyền tư tưởng ấy trong đời sống xã hội nhằm tạo ra sự nhận thức thống nhất trong xã hội, tạo ra sự phục tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội đối với giai cấp thống trị. 1.2. Tính xã hội của Nhà nước: Bên cạnh việc thực hiện các chức năng bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền. Nhà nước còn phải giải quyết những công việc vì lợi ích chung của xã hội: - Tổ chức sản xuất; 6
  • 7. - Xây dựng hệ thống thủy lợi; - Chống ô nhiễm, dịch bệnh; - Bảo vệ trật tự công cộng. Kết luận: Nhà nước là hình thức (phương thức) tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng quản lý xã hội để phục vụ lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động chung nảy sinh từ yêu cầu của xã hội 2. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước (Để phân biệt nhà nước so với các tổ chức chính trị – xã hội trong xã hội có giai cấp): 2.1. Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt: Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, quyền lực chưa tách khỏi xã hội mà gắn liền với xã hội, hoà nhập với xã hội chưa có giai cấp nên chưa có nhà nước. Quyền lực đó do toàn xã hội tổ chức ra, chưa mang tính giai cấp, phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng. Khi xuất hiện Nhà nước, quyền lực công cộng đặc biệt được thiết lập. Chủ thể của quyền lực này là giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị. Để thực hiện quyền lực này và để quản lý xã hội, nhà nước có một lớp người đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý. Họ tham gia vào cơ quan nhà nước và hình thành bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, bắt các giai cấp khác phải phục vụ theo ý chí của giai cấp thống trị. Như vậy, quyền lực công cộng đặc biệt này đã tách khỏi xã hội, mang tính giai cấp sâu sắc và chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị; 2.2. Nhà nước có lãnh thổ và phân chia dân cư theo lãnh thổ: Lãnh thổ, dân cư là các yếu tố hình thành quốc gia. Quyền lực của Nhà nước được thực hiện trên toàn bộ lãnh thổ, nhà nước thực hiện việc phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính, không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính, … Việc phân chia này đảm bảo cho hoạt động quản lý của nhà nước tập trung, thống nhất. Người dân có mối quan hệ với Nhà nước bằng chế định quốc tịch, chế định này xác lập sự phụ thuộc của công dân vào một nước nhất định và ngược lại nhà nước phải có những nghĩa vụ nhất định đối với công dân của mình. 2.3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia: Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của nhà nước về đối nội và độc lập về đối ngoại. Tất cả mọi cá nhân, tổ chức sống trên lãnh thổ của nước sở tại đều phải tuân thủ 7
  • 8. pháp luật của nhà nước. Nhà nước là người đại diện chính thức, đại diện về mặt pháp lý cho toàn xã hội về đối nội và đối ngoại. Chủ quyền quốc gia thể hiện quyền độc lập tự quyết của Nhà nước về những chính sách đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài, chủ quyền quốc gia là thuộc tính gắn với Nhà nước. 2.4. Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật: Với tư cách là đại diện chính thức cho toàn xã hội, là người thực thi quyền lực công cộng, duy trì trật tự xã hội, nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và áp dụng pháp luật để quản lý xã hội. Pháp luật do nhà nước ban hành có tính bắt buộc chung và được nhà nước đảm bảo thực hiện với các biện pháp tổ chức, cưỡng chế, thuyết phục. 2.5. Nhà nước có quyền quy định và thực hiện việc thu các loại thuế: Nhà nước đặt ra các loại thuế vì nhu cầu nuôi dưỡng bộ máy nhà nước – lớp người đặc biệt tách ra khỏi lao động, sản xuất để thực hiện chức năng quản lý. Chỉ có nhà nước mới được độc quyền quy định các loại thuế và thu thuế vì nhà nước là tổ chức duy nhất có tư cách đại biểu chính thức của toàn xã hội để thực hiện sự quản lý xã hội. 3. Vai trò của Nhà nước: Vai trò của nhà nước được thể hiện rõ nét trong các mối quan hệ sau: 3.1. Nhà nước và xã hội: - Xã hội giữ vai trò quyết định, là tiền đề, cơ sở cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của nhà nước; - Nhà nước tác động trở lại đối với xã hội theo các chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. 3.2. Nhà nước với cơ sở kinh tế - Cơ sở kinh tế quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà nước; - Nhà nước có sự tác động trở lại đối với nền kinh tế. 3.3. Nhà nước trong hệ thống chính trị. - Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị; - Các thiết chế chính trị khác có vai trò nhất định đối với nhà nước. 8
  • 9. 3.4. Nhà nước với pháp luật. - Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật; - Nhà nước hoạt dộng trong khuôn khổ của pháp luật. 4. Bản chất của Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam: Bản chất của Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, được quy định tại Điều 2 – Hiến pháp 1992 “Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa của nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Bản chất của Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được biểu hiện ở những đặc trưng cơ bản sau: 4.1. Nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước: Nhà nước của nhân dân, do nhân dân mà nòng cốt là liên minh công nông và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ thể cao nhất có quyền định đoạt quyền lực là nhân dân. Với tư cách là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước, nhân dân thực hiện quyền lực dưới những hình thức khác nhau, trong đó hình thức cơ bản nhất là nhân dân thông qua bầu cử để lập ra các cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình; 4.2. Nhà nước là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc anh em cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam: Nhà nước ta là nhà nước nhiều dân tộc, là tổ chức quyền lực chính trị đại diện cho ý chí và bảo vệ lợi ích của tất cả các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc. Tất cả các dân tộc đều có quyền bầu người đại diện cho mình trong các cơ quan quyền lực nhà nước. 4.3. Nhà nước thể hiện tính xã hội rộng lớn: Với quan điểm coi lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề của toàn xã hội như: Việc làm, thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, … Nhà nước coi việc giải quyết các vấn đề xã hội là một trong những phương hướng hoạt động cơ bản của Nhà nước. 4.4. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: 9
  • 10. Mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, … đều phải đặt trong khuôn khổ của pháp luật. Nhà nước đã và đang xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và ngày càng hoàn thiện nhằm điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội. Quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. 4.5. Nhà nước thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị với các nước trên thế giới: Nhà nước ta thực hiện một cách nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trên thế giới”. 5. Hình thức Nhà nước Hình thức nhà nước là cách tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước gồm 3 yếu tố: 5.1. Hình thức chính thể: Hình thức chính thể là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước (ở trung ương) và xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan đó. Có hai loại hình thức chính thể cơ bản: 5.1.1. Chính thể quân chủ: Quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước và được chuyển giao theo nguyên tắc thừa kế thế tập. Chính thể quân chủ có 2 dạng: - Quân chủ tuyệt đối: người đứng đầu nhà nước có quyền lực vô hạn; - Quân chủ hạn chế: người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có cơ quan quyền lực khác (ngày nay còn được gọi là chế độ quân chủ lập hiến); ví dụ: Vương quốc Thái Lan, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen... 5.1.2. Chính thể cộng hòa: Quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian xác định; ví dụ: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa liên bang Đức... Chính thể cộng hoà có 2 dạng: 10
  • 11. - Cộng hoà quý tộc: quyền bầu cử để thành lập ra cơ quan đại diện (quyền lực) nhà nước chỉ được dành cho tầng lớp quý tộc; - Cộng hoà dân chủ: quyền bầu cử được quy định về mặt hình thức pháp lý đối với toàn thể nhân dân. Hiện nay, các nhà nước hiện đại chỉ tồn tại hình thức chính thể Cộng hoà dân chủ với các biến dạng chủ yếu là: Cộng hoà Tổng thống (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ…), Cộng hoà đại nghị (Cộng hòa Italia…), Cộng hoà hỗn hợp (Cộng hòa Pháp…), Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). 5.2. Hình thức cấu trúc nhà nước: Hình thức cấu trúc nhà nước là sự phân chia nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan nhà nước trung ương với địa phương. Có hai loại hình thức cấu trúc nhà nước phổ biến: - Nhà nước đơn nhất: có chủ quyền duy nhất, công dân có một quốc tịch, có một hệ thống cơ quan nhà nước và một hệ thống pháp luật thống nhất; ví dụ: Vương quốc Thụy Điển, Cộng hòa Cuba…; - Nhà nước liên bang (do nhiều nhà nước thành viên hợp thành): vừa có chủ quyền của nhà nước liên bang, vừa có chủ quyền của các nhà nước thành viên, công dân có hai quốc tịch, có hai hệ thống cơ quan nhà nước và hai hệ thống pháp luật; ví dụ: Cộng hòa liên bang Nga, Liên bang Braxin… 5.3. Chế độ chính trị: là tổng thể các phương pháp mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước. Có hai phương pháp cơ bản: - Phương pháp dân chủ: dân chủ thật sự và dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi và dân chủ hạn chế, dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp…; - Phương pháp phản dân chủ: thể hiện tính độc tài, đáng chú ý là khi những phương pháp này phát triển đến cao độ sẽ trở thành những phương pháp tàn bạo, quân phiệt và phát xít. 11
  • 12. BÀI 3: CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm: Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của nó. Chức năng của nhà nước xuất phát từ bản chất nhà nước. 2. Phân loại: Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, người ta phân chia thành hai chức năng sau: - Chức năng đối nội: là những phương diện hoạt động của nhà nước trong phạm vi nội bộ đất nước như đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quản lý kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa, trấn áp các phần tử chống đối chế độ, bảo vệ và phát triển kinh tế, …; - Chức năng đối ngoại: là những hoạt động của nhà nước trong quan hệ với các quốc gia, dân tộc khác như thiết lập quan hệ ngoại giao, phòng thủ đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, … Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Việc thực hiện tốt chức năng đối nội tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt các chức năng đối ngoại và ngược lại. 3. Hình thức và phương pháp thực hiện chức năng: Để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, Nhà nước sử dụng nhiều hình thức, phương pháp hoạt động khác nhau: - Hình thức: Có 3 hình thức hoạt động chính: + Xây dựng pháp luật; + Tổ chức thực hiện pháp luật; + Bảo vệ pháp luật. - Phương pháp: Có 2 phương pháp hoạt động chính: 12
  • 13. + Giáo dục, thuyết phục; + Cưỡng chế. Tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh, đặc thù của mỗi quốc gia mà nhà nước đó quyết định sử dụng phương pháp nào nhiều hơn. Trong Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa thì lấy phương pháp giáo dục, thuyết phục làm phương pháp chính. 4. Chức năng của Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa: Cũng giống như các kiểu nhà nước nói chung, căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, có thể chia chức năng của Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa thành chức năng đối nội và đối ngoại. Tuy nhiên, nội dung và tính chất của các chức năng này có những đặc thù nhất định, thể hiện như sau: 4.1. Các chức năng đối nội gồm có: - Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; - Thực hiện và phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; - Tổ chức và quản lý kinh tế; - Tổ chức và quan lý văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ; - Xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội; - Bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. 4.2. Các chức năng đối ngoại: - Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đảm bảo khả năng quốc phòng, đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược; - Cũng cố và tăng cường tình hữu nghị, hợp tác truyền thống với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng; đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và cùng có lợi; - Ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng, phong trào tiến bộ trên thế giới; chống chủ nghĩa đế quốc, chống chiến tranh, chống chạy đua vũ trang, chống vũ khí tiêu diệt hàng loạt, chống phân biệt chủng tộc, … tích cực góp phần đấu tranh vì một thế giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và phát triển. 13
  • 14. BÀI 4: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM A. KHÁI QUÁT VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1. Khái niệm bộ máy nhà nước: 1.1. Định nghĩa bộ máy nhà nước: Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; có vị trí, tính chất, chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau, hợp thành một hệ thống thống nhất nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chung của nhà nước. 1.2. Định nghĩa cơ quan nhà nước: Cơ quan nhà nước là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước. Đó có thể là một tập thể người (ví dụ: Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân…) hoặc một người (ví dụ: Chủ tịch nước); được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; nhân danh nhà nước thực hiện một phần chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Cơ quan nhà nước có các dấu hiệu chủ yếu sau đây: - Cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động theo một trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật quy định; - Cơ quan nhà nước có tính độc lập về cơ cấu tổ chức; - Điều kiện vật chất đảm bảo sự tồn tại của cơ quan nhà nước do ngân sách nhà nước cấp; - Cán bộ, công chức nhà nước phải là công dân Việt Nam; - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nhiệm vụ, quyền hạn) mang tính quyền lực nhà nước. 1.3. Phân loại cơ quan nhà nước 14
  • 15. 1.3.1. Căn cứ vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước: Bộ máy nhà nước có thể được chia thành bốn hệ thống cơ quan sau đây: - Các cơ quan quyền lực nhà nước (hay còn gọi là các cơ quan dân cử) bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; - Các cơ quan quản lý nhà nước (hay còn gọi là các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan chấp hành – điều hành) bao gồm Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn trực thuộc; - Các cơ quan xét xử bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện và các Tòa án quân sự; - Các cơ quan kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và các Viện kiểm sát quân sự. 1.3.2. Căn cứ vào phạm vi thực hiện thẩm quyền theo lãnh thổ: Bộ máy nhà nước có thể được chia thành hai loại cơ quan sau đây: - Các cơ quan nhà nước ở trung ương bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ; - Các cơ quan nhà nước ở địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. 1.3.3. Căn cứ vào chế độ làm việc: Bộ máy nhà nước có thể được chia thành ba loại cơ quan sau đây: - Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể như Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Toà án nhân dân; - Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng như Chủ tịch nước, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan chuyên môn trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. - Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với chế độ thủ trưởng như Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. 2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: 15
  • 16. 2.1. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp: 2.1.1. Cơ sở hiến định: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp" (Điều 2 Hiến pháp 1992). 2.1.2. Nội dung của nguyên tắc: - Quyền lực nhà nước là thống nhất vì quyền lực nhà nước bao giờ cũng thuộc về giai cấp hoặc liên minh giai cấp cầm quyền trong xã hội có giai cấp. Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do đó, quyền lực nhà nước phải tập trung thống nhất thì mới đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. - Trong chế độ nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước phải được phân công cho các cơ quan nhà nước thực hiện, không thể có một cơ quan nhà nước nào thâu tóm trong tay toàn bộ quyền lực nhà nước. - Trong quá trình hoạt động, các cơ quan nhà nước phải phối hợp với nhau để hướng đến việc thực hiện có hiệu quả các chức năng chung của bộ máy nhà nước. 2.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ: 2.2.1. Cơ sở hiến định: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ" (Điều 6 Hiến pháp 1992). 2.2.2. Nội dung của nguyên tắc: - Các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước ở nước ta (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) đều do nhân dân trực tiếp bầu ra; các cơ quan nhà nước khác đều được thành lập trên cơ sở của các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân; - Quyết định của các cơ quan nhà nước ở trung ương có tính bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương; quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên có tính bắt buộc thực hiện đối với cơ quan nhà nước cấp dưới. - Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể thì thiểu số phải phục tùng đa số; cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng thì nhân viên phải phục tùng thủ trưởng... 16
  • 17. - Tuy nhiên, việc tập trung trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không mang tính quan liêu mà phải mang tính dân chủ, đòi hỏi: + Các cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp trên trước khi ra quyết định phải điều tra, khảo sát thực tế, phải tiếp thu các ý kiến, kiến nghị hợp lý của địa phương, của cấp dưới và ý kiến, kiến nghị của nhân dân; + Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trước khi biểu quyết phải thảo luận dân chủ... 2.3. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: 2.3.1. Cơ sở hiến định: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa" (Điều 12 Hiến pháp 1992). 2.3.2. Nội dung của nguyên tắc: - Tất cả các cơ quan nhà nước phải được Hiến pháp và pháp luật xác định rõ ràng về cách thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật; - Các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước khi thực thi công quyền phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật, không được lạm quyền, lợi dụng quyền hạn và càng không thể lộng quyền; - Mọi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước nếu vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm minh bất kể họ là ai, giữ cương vị gì trong bộ máy nhà nước. 2.4. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo: 2.4.1. Cơ sở hiến định: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (Điều 4 Hiến pháp 1992). 2.4.2. Nội dung của nguyên tắc: - Đảng vạch ra cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách lớn làm cơ sở cho chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong quản lý nhà nước; về tổ chức bộ máy nhà nước và chính sách cán bộ... 17
  • 18. - Đảng đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu những cán bộ có phẩm chất và năng lực để đảm nhận những cương vị chủ chốt trong bộ máy nhà nước. - Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác kiểm tra, giám sát. - Đảng lãnh đạo nhà nước bằng phương pháp dân chủ, giáo dục, thuyết phục và bằng vai trò tiên phong gương mẫu của Đảng viên là các cán bộ, công chức và các tổ chức Đảng hoạt động trong các cơ quan nhà nước. 2.5. Nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc: 2.5.1. Cơ sở hiến định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số” (Điều 5 Hiến pháp 1992). 2.5.2. Nội dung của nguyên tắc: - Trong các cơ quan dân cử như Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, các thành phần dân tộc thiểu số phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng; - Trong tổ chức bộ máy nhà nước, các tổ chức thích hợp được thành lập để đảm bảo lợi ích dân tộc và tham gia quyết định các chính sách dân tộc như Hội đồng dân tộc thuộc Quốc hội, Ủy ban Dân tộc thuộc Chính phủ, các Ban dân tộc thuộc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh… Nhà nước thực hiện chính sách bồi dưỡng, đào tạo nguồn cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số; - Trong hoạt động của mình, Nhà nước thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội đặc biệt đối với những địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống… B. MỘT SỐ CƠ QUAN CHỦ YẾU TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1. Quốc hội: 1.1. Vị trí, tính chất pháp lý: Theo quy định tại Điều 83 Hiến pháp 1992 và Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội 2001, “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao 18
  • 19. nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Quốc hội có hai tính chất pháp lý sau: - Tính đại biểu cao nhất của nhân dân được thể hiện: + Quốc hội do tập thể cử tri toàn quốc trực tiếp bầu ra; + Quốc hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri cả nước; + Quốc hội, thông qua các đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri; biến ý chí, nguyện vọng chính đáng của cử tri thành những quyết sách của Quốc hội. - Tính quyền lực nhà nước cao nhất được thể hiện thông qua chức năng và thẩm quyền của Quốc hội được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. 1.2. Chức năng của Quốc hội: - Quốc hội có ba chức năng sau: + Chức năng lập hiến, lập pháp: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; thông qua, sửa đổi, bổ sung các đạo luật khác; + Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại; nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước; xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước; + Chức năng giám sát tối cao: Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. - Ba chức năng nói trên đã được cụ thể hóa thành 14 loại nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội được quy định tại Điều 84 Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001. 1.3. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội: 1.3.1. Ủy ban thường vụ Quốc hội: - Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội. - Thành phần của Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm: + Chủ tịch Quốc hội đồng thời là Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội; 19
  • 20. + Các Phó chủ tịch Quốc hội đồng thời là các Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội; + Các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội. - Thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải hoạt động chuyên trách và không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ. 1.3.2. Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, được thành lập để giúp Quốc hội hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể; - Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội; - Các Ủy ban của Quốc hội bao gồm hai loại: Ủy ban lâm thời và Ủy ban thường trực. Thành phần của mỗi Ủy ban gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội. 1.4. Kỳ họp Quốc hội: - Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội. Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ, được gọi là những kỳ họp thường lệ. Ngoài ra, Quốc hội có thể họp bất thường; - Tại kỳ họp, Quốc hội có quyền ban hành ba loại văn bản là Hiến pháp, luật và nghị quyết. 2. Chủ tịch nước: - Điều 101 Hiến pháp hiện hành đã khái quát hoá địa vị pháp lý của Chủ tịch nước: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”. - Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội theo sự giới thiệu của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; - Về đối nội, Chủ tịch nước là người có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập các chức vụ cao cấp trong bộ máy nhà nước cũng như đóng vai trò điều phối hoạt động giữa các cơ quan nhà nước then chốt, … 20
  • 21. - Về đối ngoại, Chủ tịch nước là đại diện cao nhất và chính thức của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các quan hệ quốc tế, chính thức hoá các quyết định về đối ngoại của Nhà nước và là biểu tượng cho chủ quyền quốc gia, … - Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chủ tịch nước được quyền ban hành hai loại văn bản là lệnh và quyết định. 3. Chính phủ: 3.1. Vị trí, tính chất pháp lý: Điều 109 Hiến pháp hiện hành quy định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Chính phủ có hai tính chất sau đây: - Cơ quan chấp hành của Quốc hội: + Chính phủ do Quốc hội thành lập. Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội; + Chính phủ phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Quốc hội; + Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành. - Cơ quan hành chính cao nhất của đất nước: + Chính phủ đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương; + Chính phủ là lãnh đạo hoạt động quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 3.2. Chức năng của Chính phủ: - Hoạt động quản lý nhà nước của Chính phủ là hoạt động chủ yếu, là chức năng của Chính phủ. Chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ có hai đặc điểm: + Chính phủ quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; + Hoạt động quản lý của Chính phủ có hiệu lực trên phạm vi cả nước. - Chức năng nói trên được cụ thể hóa bằng điều 112 của Hiến pháp hiện hành (quy định Chính phủ có 11 loại nhiệm vụ, quyền hạn) và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001. Chính phủ có quyền ban hành nghị định. 21
  • 22. 3.3. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ: 3.3.1. Thành viên Chính phủ: - Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội. Thủ tướng có quyền ban hành quyết định; - Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Các Phó Thủ tướng không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội; - Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quyền ban hành thông tư. 3.3.2. Bộ và Cơ quan ngang bộ: Bộ, Cơ quan ngang bộ là cơ quan chuyên môn của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước, quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công và là đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp. Ví dụ: Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và đào tạo, Ủy ban Thể dục thể thao, Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ… 4. Hội đồng nhân dân các cấp: 4.1. Vị trí, tính chất pháp lý: Theo quy định tại điều 119 Hiến pháp hiện hành, “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Xét về mặt tính chất, Hội đồng nhân dân có hai tính chất: - Tính đại diện cho nhân dân địa phương thể hiện ở chỗ: + Hội đồng nhân dân là cơ quan duy nhất ở địa phương do cử tri ở địa phương trực tiếp bầu ra; + Hội đồng nhân dân là đại diện tiêu biểu nhất cho tiếng nói và trí tuệ tập thể của nhân dân địa phương. 22
  • 23. - Tính quyền lực nhà nước ở địa phương thể hiện ở chỗ: + Hội đồng nhân dân là cơ quan được nhân dân trực tiếp giao quyền để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương; + Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương; + Hội đồng nhân dân thể chế hóa ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương thành những chủ trương, biện pháp có tính bắt buộc thi hành ở địa phương. 4.2. Chức năng của Hội đồng nhân dân: - Hội đồng nhân dân có hai chức năng cơ bản sau đây: Chức năng quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương trong phạm vi thẩm quyền; + + Chức năng giám sát việc chấp hành pháp luật đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương. - Các chức năng cơ bản của Hội đồng nhân dân được cụ thể hoá thành những nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và được quy định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. 4.3. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân: Theo Hiến pháp hiện hành, Hội đồng nhân dân được thành lập ở ba cấp: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp huyện và Hội đồng nhân dân cấp xã. Hiện nay, nhà nước ta đang thí điểm bỏ bớt Hội đồng nhân dân cấp huyện tại một số địa phương. 4.3.1. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân: - Hội đồng nhân cấp tỉnh có từ 50 đến 85 đại biểu (Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số dân trên ba triệu người được bầu không quá 95 đại biểu). - Hội đồng nhân dân cấp huyện có từ 30 đến 40 đại biểu. - Hội đồng nhân dân cấp xã có từ 25 đến 35 đại biểu. 4.3.2. Các cơ quan của Hội đồng nhân dân: - Thường trực Hội đồng nhân dân bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy viên thường trực (riêng Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ bao gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch hội đồng nhân dân) do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra trong 23
  • 24. số các đại biểu Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan đảm bảo việc tổ chức các hoạt động của Hội đồng nhân dân. - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện còn thành lập các ban (cơ quan chuyên môn của Hội đồng nhân dân), cụ thể như sau: + Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thành lập ba ban: Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách và Ban văn hóa – xã hội. Những địa phương có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống có thể thành lập thêm Ban dân tộc; + Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập hai ban: Ban pháp chế và Ban kinh tế – xã hội. 4.4. Kỳ họp Hội đồng nhân dân: - Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu nhất của Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân họp mỗi năm hai kỳ, được gọi là những kỳ họp thường lệ. Ngoài ra, Hội đồng nhân dân có thể họp bất thường. - Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân có quyền ban hành nghị quyết. 5. Uỷ ban nhân dân các cấp: 5.1. Vị trí, tính chất pháp lý: Theo quy định tại điều 123 Hiến pháp hiện hành, “Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân”. Ủy ban nhân dân có hai tính chất sau: - Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp: + Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra; + Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm thi hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; + Ủy ban nhân dân phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp. - Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: + Kết quả bầu Ủy ban nhân dân phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn (đối với cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn); 24
  • 25. + Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp có quyền điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; + Ủy ban nhân dân phải chấp hành các mệnh lệnh, báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên, trước hết là các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. 5.2.2. Chức năng của Ủy ban nhân dân: - Hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân là hoạt động chủ yếu, là chức năng của Ủy ban nhân dân. Chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân có hai đặc điểm: + Ủy ban nhân dân quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; + Hoạt động quản lý của Ủy ban nhân dân bị giới hạn bởi đơn vị hành chính – lãnh thổ thuộc quyền. - Chức năng của Ủy ban nhân dân được cụ thể hoá thành những nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân và được quy định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. 5.3. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân: 5.3.1. Số lượng thành viên Ủy ban nhân dân: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có từ 9 đến 11 thành viên (riêng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có không quá 13 thành viên). - Ủy ban nhân dân cấp huyện có từ 7 đến 9 thành viên. - Ủy ban nhân dân cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên. 5.3.2. Thành viên Ủy ban nhân dân: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền ban hành quyết định và chỉ thị; - Các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm; - Các Ủy viên Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm; 25
  • 26. - Kết quả bầu Ủy ban nhân dân phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn (đối với cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn). 5.3.3. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân: - Các sở và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ví dụ: Sở Tư pháp; Thanh tra tỉnh; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Ban Tôn giáo… - Các phòng và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ví dụ: Phòng Tư pháp; Thanh tra huyện; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Ban Dân tộc… - Các ban là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã. Ví dụ: Ban Tư pháp, Ban Kinh tế… 6. Toà án nhân dân các cấp: 6.1. Vị trí pháp lý: Tòa án nhân dân là một trong bốn hệ thống cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước, là trung tâm trong hệ thống các cơ quan tư pháp ở nước ta. 6.2. Chức năng của Tòa án nhân dân: - Trong bộ máy nhà nước, Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử. Tòa án nhân dân xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. - Chức năng xét xử của Tòa án nhân dân được cụ thể hóa thành nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân các cấp và được quy định trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. 6.3. Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân: 6.3.1. Hệ thống của Tòa án nhân dân: - Tòa án nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân cấp tỉnh; - Tòa án nhân dân cấp huyện; - Các Tòa án quân sự; - Các Tòa án khác do luật định. 6.3.2. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân: 26
  • 27. - Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao: + Tòa án nhân dân tối cao có các chức danh Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án; + Tòa án nhân dân tối cao bao gồm các cơ quan cấu thành: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương, các Tòa chuyên trách, các Tòa phúc thẩm và bộ máy giúp việc. - Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh: + Tòa án nhân dân cấp tỉnh có các chức danh Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án; + Tòa án nhân dân cấp tỉnh bao gồm các cơ quan cấu thành: Ủy ban Thẩm phán, các Tòa chuyên trách và bộ máy giúp việc. - Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp huyện: + Tòa án nhân dân cấp huyện có các chức danh Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án; + Tòa án nhân dân cấp huyện có bộ máy giúp việc. - Các Tòa án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Tòa án quân sự trung ương, các Tòa án quân sự quân khu và tương đương, các Tòa án quân sự khu vực. 7. Viện kiểm sát nhân dân các cấp: 7.1. Vị trí pháp lý: Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tư pháp, có vị trí tương đối độc lập trong bộ máy nhà nước. 7.2. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân: - Viện kiểm sát nhân dân có hai chức năng: + Chức năng thực hành quyền công tố: nhân danh quyền lực nhà nước để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người thực hiện hành vi phạm tội; + Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp: kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp: + Kiểm sát hoạt động điều tra; 27
  • 28. + Kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân; + Kiểm sát hoạt động thi hành án; + Kiểm sát hoạt động tạm giữ, tạm giam người. - Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân được cụ thể hóa thành nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp và được quy định trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. 7.3. Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân: 7.3.1. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân: - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; - Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; - Các Viện kiểm sát quân sự. 7.3.2. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân: - Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao: + Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên và Điều tra viên; + Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm các cơ quan cấu thành: Ủy ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng, Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát và Viện kiểm sát quân sự trung ương. - Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh: + Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên; + Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh bao gồm các cơ quan cấu thành: Ủy ban kiểm sát, các phòng và văn phòng. - Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện: + Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên; 28
  • 29. + Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc do Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách. - Các Viện kiểm sát quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Viện kiểm sát quân sự trung ương, các Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, các Viện kiểm sát quân sự khu vực. 29
  • 30. SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO HIẾN PHÁP 1992 QUỐC HỘI UBTV CHỦ TỊCH NƯỚC CHÍNH PHỦ TỐI CAO QUỐC HỘI HĐND TỈNH UBND TỈNH HĐND HUYỆN UBND HUYỆN HĐND XÃ UBND XÃ NHÂN DÂN BẦU CHÁNH ÁN TAND VIỆN TRƯỞNG VKS ND TỐI CAO TAND TỈNH VIỆN TRƯỞNG VKSND TỈNH TAND HUYỆN VIỆN TRƯỞNG VKSND HUYỆN BỔ NHIỆM 30
  • 31. BÀI 5: NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 1. Định nghĩa nhà nước pháp quyền: Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước với sự phân công lao động khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có cơ chế kiểm soát quyền lực, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật có tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả vì lợi ích chính đáng của con người. 2. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền: Hiện nay có nhiều quan điểm, lý luận về nhà nước pháp quyền, theo cách hiểu phổ biến nhất, nhà nước pháp quyền được thể hiện ở những điểm như sau: Thứ nhất, tổ chức nhà nước được thiết kế, hoạt động trên cơ sở pháp luật, bản thân nhà nước cũng đặt mình trong khuôn khổ pháp luật. Hình thức tổ chức nhà nước được xây dựng trên cơ sở của sự phân công lao động hợp lý giữa các loại cơ quan trong bộ máy nhà nước: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một hình thức nhà nước mà nền tư pháp được tổ chức khoa học, có hiệu quả và độc lập chỉ tuân theo pháp luật. Trong nhà nước pháp quyền phải hiện hữu một nền hành chính trong sạch, hiệu quả, phục vụ tốt những nhu cầu đa dạng, chính đáng của cá nhân, tổ chức. Thứ hai, một hình thức tổ chức nhà nước mà pháp luật có vị trí, vai trò xã hội to lớn, là phương tiện điều chỉnh quan trọng hàng đầu đối với các quan hệ xã hội, là công cụ của nhà nước và toàn xã hội. Nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của pháp luật, song nhà nước pháp quyền không loại trừ đạo đức. Thứ ba, pháp luật trong nhà nước pháp quyền thực sự vì con người. Theo đó, pháp luật là công cụ ghi nhận các quyền con người, quy định cơ chế bảo đảm và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ của nhà nước, cá nhân và tổ chức, không có ngoại lệ nào. 31
  • 32. CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BÀI 6: BẢN CHẤT, ĐẶC TRƯNG VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT 1. Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của pháp luật: 1.1. Khái niệm pháp luật: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được nhà nước đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. 1.2. Dấu hiệu đặc trưng (thuộc tính) của pháp luật: So với các loại quy phạm khác trong đời sống xã hội, pháp luật có ba dấu hiệu đặc trưng sau đây: 1.2.1. Tính quy phạm phổ biến: - Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người được xác định cụ thể; - Pháp luật đưa ra giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để các chủ thể có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép; - Pháp luật có phạm vi tác động rộng lớn: điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, phổ biến, điển hình; tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong những điều kiện, hoàn cảnh mà nó đã dự liệu. 1.2.2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: - Phương thức thể hiện: pháp luật phải được thể hiện thông qua những hình thức xác định (tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật) và bằng ngôn ngữ pháp lý (rõ ràng, chính xác, một nghĩa, có khả năng áp dụng trực tiếp); - Phương thức hình thành: pháp luật phải được xây dựng theo thủ tục, thẩm quyền một cách chặt chẽ và minh bạch. Đảm bảo tính nghiêm ngặt về hiệu lực pháp lý, 32
  • 33. trình tự ban hành, sửa đổi. 1.2.3. Tính được đảm bảo bằng nhà nước: - Pháp luật do nhà nước ban hành, là phương tiện thể hiện và thực hiện quyền lực nhà nước. Vì vậy, khi pháp luật được nhà nước ban hành, pháp luật có sức mạnh của quyền lực nhà nước, có tính bắt buộc chung đối với mọi chủ thể trong xã hội và được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các công cụ, biện pháp của nhà nước; - Nhà nước đảm bảo tính hợp lý về nội dung cho quy phạm pháp luật; - Nhà nước đảm bảo việc thực hiện pháp luật một cách hiệu quả trên thực tế bằng những biện pháp đảm bảo về kinh tế, tư tưởng, phương diện tổ chức và hệ thống các biện pháp cưỡng chế nhà nước. 2. Bản chất và vai trò của pháp luật: 2.1. Bản chất của pháp luật: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Bản chất pháp luật được thể hiện qua hai nội dung sau đây: 2.2.1. Tính giai cấp: - Pháp luật trước hết thể hiện ý chí của giai cấp thống trị; - Nội dung pháp luật được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị; - Mục đích pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự nhất định phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. 2.2.2. Tính xã hội: Bên cạnh việc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội: - Pháp luật là phương tiện để con người xác lập các quan hệ xã hội; - Pháp luật là phương tiện mô hình hoá cách thức xử sự của con người; - Pháp luật có khả năng hạn chế, loại bỏ các quan hệ xã hội tiêu cực, thúc đẩy các quan hệ xã hội tích cực. 2.2. Mối liên hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác: 33
  • 34. 2.2.1. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế: - Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế: Các điều kiện, quan hệ kinh tế không chỉ là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật, mà còn quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của pháp luật. - Sự tác động trở lại của pháp luật đối với kinh tế theo 2 hướng: + Tác động tích cực: ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển khi pháp luật phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội; + Tác động tiêu cực: cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội khi pháp luật phản ánh không đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội. 2.2.2. Mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước: - Sự tác động của nhà nước đối với pháp luật: nhà nước ban hành và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong cuộc sống; - Sự tác động của pháp luật đối với nhà nước: quyền lực nhà nước chỉ có thể được triển khai và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật. Đồng thời, nhà nước cũng phải tôn trọng pháp luật. 2.2.3. Mối quan hệ giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, quy phạm tập quán, quy phạm chính trị… Cụ thể: - Nhà nước thể chế hoá nhiều quy phạm đạo đức, tập quán, tôn giáo, chính trị… thành quy phạm pháp luật; - Phạm vi và mục đích điều chỉnh của pháp luật so với các loại quy phạm xã hội khác có thể thống nhất với nhau; - Các loại quy phạm xã hội khác đóng vai trò hỗ trợ để pháp luật phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. 2.3. Vai trò của pháp luật: Pháp luật có vai trò to lớn trong đời sống xã hội, cụ thể là: 2.3.1. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước: Nhà nước không thể tồn tại nếu thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực nếu thiếu sức mạnh của nhà nước. Nhu cầu về pháp luật là nhu cầu tự thân của bộ máy nhà nước bởi vì tất cả các cơ quan nhà nước đều được tổ chức và hoạt động dựa trên 34
  • 35. cơ sở quy định của pháp luật. Nếu không có pháp luật hoặc pháp luật không hoàn thiện thì bộ máy nhà nước không thể tồn tại và hoạt động hiệu quả, quyền lực nhà nước không thể phát huy tác dụng. Vì vậy, chỉ có sử dụng pháp luật một cách nhất quán và nhuần nhuyễn thì quyền lực nhà nước mới được củng cố và tăng cường. 2.3.2. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội: Nhà nước là đại diện chính thức của toàn thể xã hội nên nhà nước có chức năng quản lý xã hội. Nhà nước sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để quản lý xã hội, nhưng pháp luật là phương tiện quan trọng nhất và hiệu quả nhất. Do tính chất phức tạp và phạm vi rộng lớn của chức năng quản lý xã hội, nhà nước chỉ quản lý ở tầm vĩ mô. Quá trình đó không thể thực hiện được nếu không có pháp luật. 2.3.3. Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ xã hội mới: Ngoài việc điều chỉnh những quan hệ xã hội đã và đang tồn tại, pháp luật có tính tiên phong, định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội, tức là tạo ra những mối quan hệ mới. Mặc dù những quan hệ xã hội luôn vận động và thay đổi không ngừng nhưng cũng theo những quy luật nhất định mà con người có thể nhận thức được. Vì vậy, trên cơ sở dự đoán khoa học, pháp luật cần được đặt ra để góp phần định hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự ổn định và tiến bộ. 2.3.4. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho quan hệ quốc tế: Pháp luật luôn có vai trò giữ gìn sự ổn định và trật tự xã hội. Sự ổn định quốc gia là điều kiện quan trọng trong việc tạo dựng các mối quan hệ bang giao với các nước khác. Điều đó thể hiện ở việc một mặt, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia phải đầy đủ và đồng bộ để điều chỉnh các chủ thể nước ngoài có quan hệ với chủ thể trong nước; mặt khác, hệ thống pháp luật vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh trong nước, vừa phù hợp với xu hướng phát triển chung của toàn cầu và khu vực. Vai trò này ngày càng trở nên nổi bật trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhất thể hóa kinh tế thế giới. 3. Liên hệ với thực tiễn tại Việt Nam: 3.1. Đặc trưng cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa: - Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lãnh đạo nhân dân xây dựng một xã hội mới giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, cá nhân có quyền tự do, có cơ hội phát 35
  • 36. triển toàn diện. Giữa giai cấp công nhân, các giai cấp, tầng lớp xã hội khác đều có chung lợi ích cơ bản, lâu dài, có sự đồng thuận về tinh thần, tư tưởng và mục tiêu phát triển; - Pháp luật xã hội chủ nghĩa có tính quy phạm tiên tiến: Tính chất tiên tiến của pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ở chỗ: Pháp luật là thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng đảm bảo cho xã hội phát triển giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, đảm bảo tất cả vì hạnh phúc của con người; pháp luật ghi nhận và phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống, xác lập những giá trị văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, bài trừ những tập quán lạc hậu, lối sống lai căng, chủ nghĩa cá nhân, … giáo dục nhân sinh quan đúng đắn, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm công dân, … - Pháp luật xã hội chủ nghĩa được đảm bảo thực hiện chủ yếu trên cơ sở giáo dục, thuyết phục: Nhà nước tiến hành nhiều biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao trình độ văn hoá, ý thức pháp luật cho nhân dân để họ tự giác thực hiện pháp luật. Chỉ sử dụng biện pháp cưỡng chế khi thực sự cần thiết mà biện pháp giáo dục, thuyết phục không phát huy hiệu quả. 3.2. Vai trò của pháp luật ở nước ta: 3.2.1. Đối với sự lãnh đạo của Đảng: - Pháp luật là phương tiện để thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành những quy định cụ thể trong nội dung của pháp luật; - Pháp luật là công cụ chuyển tải đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống; - Thông qua thực hiện pháp luật, Đảng kiểm nghiệm đường lối, chính sách của mình trong thực tiễn; - Pháp luật là phương tiện phân định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với vai trò tổ chức, quản lý, điều hành của nhà nước. 3.2.2. Đối với Nhà nước: Pháp luật là công cụ, phương tiện để xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước và tổ chức quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội. 3.2.3. Đối với quyền làm chủ của nhân dân: Pháp luật là công cụ, phương tiện để thực hiện và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc ghi nhận và phân định các quyền và nghĩa vụ của công dân, bảo đảm cho những quyền và nghĩa vụ đó được thực hiện trên thực tế. 36
  • 37. 3.2.4. Đối với kinh tế: - Pháp luật tạo cơ sở pháp lý để nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, bảo đảm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; - Pháp luật tạo môi trường pháp lý thuận lợi nhằm huy động mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, tăng nhanh quy mô và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. 3.2.5. Đối với văn hoá, tư tưởng: Pháp luật có vai trò bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp của nền văn hoá truyền thống, xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa bảo đảm phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 3.2.6. Đối với đạo đức: Thực hiện pháp luật hoàn toàn tự giác sẽ trở thành giá trị đạo đức trong xã hội văn minh. Mặt khác, pháp luật có các quy định nhằm bảo vệ và phát triển đạo đức mới; ngăn chặn, lên án và xử lý những hành vi vi phạm đạo đức, sự thoái hoá, biến chất về đạo đức. 3.2.7. Đối với công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: Pháp luật xác định và phân loại những hành vi nguy hiểm cho xã hội và đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp, là công cụ sắc bén để đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 4. Hình thức pháp luật: Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thể hiện ý chí của mình thành pháp luật, là dạng tồn tại thực tế của pháp luật. Các hình thức pháp luật cơ bản là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật. 4.1.Tập quán pháp: Tập quán pháp là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và nâng chúng lên thành pháp luật. Đây là hình thức phổ biến của pháp luật chủ nô, phong kiến. 37
  • 38. 4.2. Tiền lệ pháp: Tiền lệ pháp là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan xét xử (bản án) đã có hiệu lực pháp luật khi giải quyết các vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ việc tương tự xảy ra sau này. Đây là hình thức phổ biến của pháp luật chủ nô, phong kiến, tư sản (điển hình là hệ thống pháp luật Anh - Mỹ). 4.3. Văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Đây là hình thức pháp luật tiến bộ nhất trong lịch sử. 38
  • 39. BÀI: 7 QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật 1.1. Khái niệm quy phạm pháp luật: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và lợi ích của nhân dân, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng nhất định. 1.2. Đặc điểm quy phạm pháp luật: 1.2.1. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung: - Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự, tức là khuôn mẫu cho hành vi xử sự của con người. Nó chỉ dẫn cho con người biết cách xử sự trong điều kiện hoàn cảnh nhất định của đời sống xã hội (cái gì được làm, cái gì không được làm, cái gì bắt buộc phải làm và làm như thế nào). Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn xác định giới hạn và đánh giá hành vi xử sự của con người. Thông qua quy phạm pháp luật mới biết được hành vi xử sự của con người là hành vi pháp lý hay không, đúng hay không đúng pháp luật. - Quy phạm pháp luật được ban hành không phải cho một tổ chức, cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức cá nhân tham gia quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật đó điều chỉnh. Đồng thời quy phạm pháp luật được đặt ra không chỉ để một quan hệ xã hội cụ thể mà là một quan hệ xã hội chung được mô hình hoá. 1.2.2. Quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và được nhà nước bảo đảm thực hiện: Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước với thẩm quyền và thủ tục chặt chẽ đặt ra các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà nước áp đặt ý chí của mình trong các quy phạm pháp luật. Trong đó nêu lên những điều kiện hoàn cảnh đã dự liệu và buộc chủ thể tham gia phải xử sự theo ý muốn (cho phép hoặc bắt buộc) của nhà nước, đồng thời nhà nước dự trù những biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể nào không tuân theo ý chí đó. Như vậy, bằng quyền lực nhà nước, nhà nước đã bảo đảm thực hiện các quy phạm pháp luật chống lại xự vi phạm từ các chủ thể tham gia quan hệ xã hội do quy phạm pháp luật điều chỉnh. 39
  • 40. 1.2.3. Nội dung của quy phạm pháp luật thể hiện hai mặt: cho phép và bắt buộc Quy phạm pháp luật chỉ quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Điều này có nghĩa là thông qua việc quy định quyền và nghĩa vụ, các bên tham gia quan hệ xã hội biết được phạm vi giới hạn hành vi xử sự của họ, cái gì không được làm, cái gì được làm và làm như thế nào. 2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật 2.1. Giả định: - Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống mà cá nhân hay tổ chức khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật. - Cách xác định: trả lời câu hỏi chủ thể nào? trong hoàn cảnh, điều kiện nào? Mục đích của giả định là để xác định phạm vi tác động của pháp luật. - Ví dụ: Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự”. - Phân loại: căn cứ vào số lượng hoàn cảnh, điều kiện, giả định được chia thành hai loại. + Giả định giản đơn: chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện. Ví dụ: Điều 57 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”; + Giả định phức tạp: nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện. Ví dụ: Điều 97 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “Người nào, trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm”. 2.2. Quy định: - Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên cách thức xử sự mà cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện. - Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể phải xử sự như thế nào? Mục đích của quy định là thể hiện ý chí của nhà nước, có tác dụng đưa ra cách thức xử để các chủ thể thực hiện sao cho phù hợp với ý chí của nhà nước. Quy định của quy phạm pháp luật thường được thể hiện ở các dạng mệnh lệnh: cấm, không được, được, thì, phải, có, đều… 40
  • 41. - Ví dụ: Điều 52 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. - Phân loại: căn cứ vào mệnh lệnh được nêu trong trong bộ phận quy định, có hai loại quy định. + Quy định dứt khoát: chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn. Ví dụ: Khoản 1 Điều 576 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận…”. Quy định trên chỉ nêu lên một cách xử sự là “phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận”. + Quy định không dứt khoát: nêu ra nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cách xử sự. Ví dụ: Khoản 1 Điều 316 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói.”. Bộ phận quy định đã cho phép các chủ thể có thể chuyển giao nghĩa vụ bằng hai cách: “văn bản” hoặc “lời nói”. 2.3. Chế tài: - Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức nào không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. Biện pháp tác động phải tương xứng với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm. - Cách xác định: trả lời câu hỏi chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu không thực hiện đúng quy định của quy phạm pháp luật? Mục đích nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh. - Ví dụ: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm“ (khoản 1 - điều 102 Bộ luật Hình sự năm 1999). - Phân loại: căn cứ vào khả năng lựa chọn biện pháp áp dụng, mức áp dụng, người ta chia chế tài làm 2 loại: + Chế tài cố định: chỉ nêu một biện pháp chế tài và một mức áp dụng. + Chế tài không cố định: nêu lên nhiều biện pháp chế tài, hoặc một biện pháp nhưng nhiều mức để chủ thể có thể lựa chọn. Ví dụ: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 41
  • 42. 2.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, dẫn dắt, tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự” (Điểm o Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP) Ngoài ra, căn cứ vào tính chất, chế tài có thể được chia thành 4 loại: + Chế tài hình sự: được quy định trong phần riêng của Bộ luật Hình sự (phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù giam, tử hình…); + Chế tài hành chính: được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (phạt cảnh cáo, phạt tiền…); + Chế tài dân sự: được quy định trong Bộ luật Dân sự (phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…); + Chế tài kỷ luật: Pháp lệnh Cán bộ, công chức quy định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức như sau: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc, hạ ngạch, chuyển công tác, cách chức, buộc thôi việc. * Lưu ý: + Một quy phạm pháp luật có thể được trình bày trong một điều luật; + Trong một điều luật có thể chứa nhiều quy phạm pháp luật; + Trật tự của các bộ phận giả định, quy định, chế tài trong quy phạm pháp luật có thể thay đổi; + Một điều luật có thể không trình bày đủ cả ba bộ phận giả định, quy định và chế tài của quy phạm pháp luật. 3. Phân loại quy phạm pháp luật 3.1. Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của quy phạm pháp luật: có thể phân chia theo các ngành luật như quy phạm pháp luật hình sự, dân sự… 3.2. Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật: - Quy phạm pháp luật định nghĩa: là quy phạm có nội dung giải thích, xác định một vấn đề nào đó hay nêu lên một khái niệm pháp lý. Ví dụ: “Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” (Điều 49 Hiến pháp năm 1992); 42
  • 43. - Quy phạm pháp luật điều chỉnh: là quy phạm có nội dung trực tiếp điều chỉnh hành vi của con người hay hoạt động của tổ chức. Ví dụ: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp” (Khoản 1 Điều 43 Luật Du lịch năm 2005); - Quy phạm pháp luật bảo vệ: là quy phạm có nội dung xác định các biện pháp cưỡng chế nhà nước liên quan đến trách nhiệm pháp lý của chủ thể. Ví dụ: “Người nào có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn biết rõ người xin đăng ký không đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký cho người đó, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (Khoản 1 Điều 149 Bộ luật Hình sự năm 1999). 3.3. Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật: - Quy phạm pháp luật dứt khoát: là quy phạm chỉ quy định một cách xử sự rõ ràng, dứt khoát. Ví dụ: “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật” (Điều 80 Hiến pháp năm 1992); - Quy phạm pháp luật không dứt khoát: là quy phạm nêu ra nhiều cách xử sự và cho phép chủ thể lựa chọn một cách xử sự đã nêu. Ví dụ: “Quyền của tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch: 1. Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch; đăng ký một hoặc nhiều ngành, nghề kinh doanh du lịch…” (Khoản 1 Điều 39 Luật Du lịch năm 2005); - Quy phạm pháp luật tùy nghi: là quy phạm cho phép các chủ thể tự định đoạt cách xử sự cho mình. Ví dụ: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (Điều 57 Hiến pháp năm 1992); - Quy phạm pháp luật hướng dẫn: là quy phạm có nội dung khuyên nhủ, hướng dẫn các chủ thể tự giải quyết một số công việc nhất định. Ví dụ: “Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Toà án có thể xết giảm vào thời gian sớm hơn… ” (Điều 59 Bộ luật Hình sự năm 1999). BÀI 8: QUAN HỆ PHÁP LUẬT 43
  • 44. 1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật 1.1. Khái niệm quan hệ pháp luật: Quan hệ pháp luật là quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó, các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định và được nhà nước đảm bảo thực hiện. - Giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội luôn nảy sinh những mối quan hệ với nhau gọi là quan hệ xã hội. Chúng tồn tại khách quan và độc lập với ý chí của con người, có nghĩa là con người không thể tự đặt mình ngoài những mối quan hệ xã hội đang tồn tại. Theo Mác, “bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. - Trong lịch sử, có rất nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hiệu quả tác động của các quy phạm xã hội khác nhau là khác nhau đối với các quan hệ xã hội được điều chỉnh, trong đó, quy phạm pháp luật là loại quy phạm có hiệu quả nhất. Quy phạm pháp luật tác động lên các quan hệ xã hội sẽ làm cho các quan hệ đó mang tính chất pháp lý và được bảo đảm bởi nhà nước. 1.2. Đặc điểm quan hệ pháp luật: 1.2.1. Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội: - Đặc điểm này cho phép phân biệt quan hệ pháp luật với các quan hệ xã hội khác. Không phải dưới sự tác động của quy phạm pháp luật mà quan hệ xã hội “biến thành” quan hệ pháp luật và không còn là quan hệ xã hội nữa. Quan hệ pháp luật cũng không phải là một bộ phận của quan hệ xã hội. - Cần lưu ý rằng: các quan hệ xã hội luôn tồn tại khách quan, còn quan hệ pháp luật thuộc phạm trù chủ quan xuất hiện trên cơ sở ý chí của nhà làm luật. Do vậy, khi một quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh thì vẫn tồn tại cả hai loại quan hệ: quan hệ xã hội với tư cách là nội dung vật chất và quan hệ pháp luật với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ đó, chứ nó không làm quan hệ đó biến thành một quan hệ pháp luật mới. Vì vậy, quan hệ pháp luật đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc “trật tự hoá” các quan hệ xã hội, hướng chúng phát triển phù hợp với mong muốn của nhà làm luật. 1.2.2. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh: 44